Đối với các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 74 - 75)

4.1 .Đối tượng nghiên cứu

2.4.1 .Đối với các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn

3.2.1.2. Đối với các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành

ATVSTP là vấn đề quan trọng, được tồn xã hội quan tâm vì nó khơng những ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của cả cộng đồng, mà còn trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của cơng dân. Chính vì vậy, Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta ban hành vào năm 1985 đã pháp điển hóa các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm. Theo quy định của Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 1985 thì người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm mất phẩm chất gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiều điểm tiến bộ hơn đó là đã hình sự hóa trách nhiệm pháp nhân tại Điều 2 (Cơ sở chịu trách nhiệm hình sự), Điều 8 (Khái niệm tội phạm), Điều 33 (Các hình phạt đối với pháp nhân) và Chương XI (Những quy định đối với pháp nhân phạm tội). Trong đó, liên quan trực tiếp đến vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 193 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm) và Điều 317 (Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn

69

thực phẩm). Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định liệt kê cụ thể, chi tiết các hành vi khách quan của cấu thành tội phạm tại các điểm a, b, c, d khoản 1 điều này. Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 là tội có “cấu thành hình thức” với các hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, nghĩa là chỉ cần có một trong các hành vi khách quan như sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm; sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích nơng sản... khơng rõ nguốn gốc, xuất xứ, sử dụng với dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm, hoặc nằm ngoài danh mục được phép sử dụng... là đã đủ căn cứ xử lý hình sự mà khơng cần thiết phải có hậu quả xảy ra. Cụ thể, nội dung các Điều 153, 154, 155 của Bộ luật Hình sự hiện hành khơng có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là số lượng hàng cấm lớn, rất lớn, đặc biệt lớn để định khung xử phạt nên khơng áp dụng được. Trong khi đó, Điều 190 (Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm) và Điều 191 (Tội vận chuyển, tàng trữ hàng cấm) chủ yếu căn cứ vào giá trị hàng phạm pháp hoặc khả năng thu lợi của chủ hàng để định tội. Theo quy định tại hai điều luật này, hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc chủ hàng thu lợi/có khả năng thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến trên 500 triệu đồng thì mới bị xem xét xử lý hình sự. Quy định như vậy rõ ràng không phù hợp với thực tế bởi mặt hàng cấm được sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến lương thực, thực phẩm đa phần đều có giá trị vơ cùng nhỏ (vì chủ yếu là sản phẩm trôi nổi, khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ), do đó khó có thể khởi tố vụ việc và xử lý triệt để hành vi vi phạm loại này. Mặt khác, khả năng thu lợi bất chính trong việc sản xuất, bn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là chất cấm sử dụng trong lương thực, thực phẩm - đối với mỗi một sự vụ cụ thể - cũng không lớn tới con số vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi lần vi phạm, vì vậy cần xem lại tính khả thi của các điều luật trên.

Kiến nghị đưa vào Luật khi tổ chức, cá nhân sử dụng các mặt hàng cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến lương thực, thực phẩm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự mà khơng cần phải xem xét đến yếu tố sử dụng nhiều hay ít.

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành pháp luật về an tồn thực phẩm từ thực tiễn tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)