Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 75)

4.1 .Đối tượng nghiên cứu

2.4.1 .Đối với các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành pháp luật

70

Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cần tiếp tục hoàn thiện, ban hành hệ thống quy chuẩn quốc gia với các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý. Nghiên cứu xây dựng bộ máy quản lý ATTP từ trung ương đến địa phương thống nhất trên cả nước. Ban hành các Văn bản quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ để thuận lợi trong công tác quản lý.

Trong thời gian tới, tình hình ATTP cịn tiếp tục diễn biến phức tạp, để thực hiện có hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an tồn thực phẩm trong tình hình mới, các địa phương, đơn vị cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ATTP; chú trọng đến việc quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của ATTP đối với đời sống xã hội, đến sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội

Đưa các chỉ tiêu về ATTP vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, của doanh nghiệp, của nhân dân về an tồn thực phẩm, về các chủ trương, chính sách, pháp luật và những kiến thức cần thiết về ATTP; khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, từng doanh nhân, từng hộ gia đình và từng người dân để bảo đảm ATTP, nhất là trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các đồn thể nhân dân, các hiệp hội và hội nghề nghiệp trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng; các báo, đài có kênh, chương trình truyền thơng chun đề, chuyên mục về an toàn thực phẩm theo hướng đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp trình độ, nhu cầu của người dân ở từng vùng, miền; biểu dương các điển hình tiên tiến trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm

71

an toàn; đẩy mạnh quảng bá các thương hiệu mạnh của địa phương, quốc gia về an tồn thực phẩm; cơng bố tên, địa chỉ những doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản phẩm hàng hóa vi phạm an tồn thực phẩm.

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông nhằm thay đổi hành vi: tận dụng tối đa hệ thống thông tin, tuyên truyền sẵn có ở mỗi địa phương, bổ sung chức năng và cán bộ chuyên trách về truyền thông, giáo dục VSATTP; phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông ATTP cho từng cơ quan, đơn vị để lập kế hoạch, triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thơng cho các nhóm đối tượng đặc thù của ngành mình. Tổ chức các chiến dịch truyền thông với quy mô lớn trên địa bàn, đưa công tác giáo dục truyền thông về ATTP vào các ngày lễ, các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội hằng năm của đất nước, địa phương, đơn vị; đưa nội dung giáo dục ATTP vào các cấp học phổ thông.

Sử dụng cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể để tuyên truyền, vận động, chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp, truyền thơng theo nhóm nhỏ. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền ATTP, chú trọng phát triển đội ngũ tuyên truyền viên thuộc các đối tượng là người của các tôn giáo khác nhau và những người dân tộc thiểu số. Đào tạo kiến thức chuyên ngành, nội dung tuyên truyền ATTP cho người tham gia công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục ATTP. Xử lý nghiêm minh theo pháp luật những tổ chức, cá nhân đưa tin sai sự thật, khơng chính xác về an tồn thực phẩm, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của nhân dân về thực phẩm an toàn ở nước ta.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành; ưu tiên bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho cơng tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm. Quản lý nhà nước về ATTP ở đây bao gồm cả vấn đề quản lý về quy hoạch, tổ chức sản xuất. Muốn có sản phẩm sạch thì đầu tiên phải có tổ chức sản xuất, canh tác sạch trên cơ sở môi trường sạch, nước tưới sạch, công nghệ sạch, bảo quản

72

sạch, chế biến sạch, bao bì, vận chuyển, tiêu thụ sạch. Đó chính là chuỗi giá trị sản xuất sạch từ nông trại tới bàn ăn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của địa phương; chủ động tổ chức lực lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải cơng bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng ngun liệu sản xuất nơng sản thực phẩm an tồn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mơ hình VietGAP, các mơ hình sản xuất an tồn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Các địa phương đầu tư trang thiết bị đo kiểm di động hoặc cố định tại các trung tâm thương mại, chợ nông sản lớn, hướng dẫn và giúp người dân nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm khơng an tồn; phát huy năng lực của các trung tâm đo kiểm trên địa bàn.

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm

Thanh tra, kiểm tra luôn được coi là một hoạt động quan trọng và ưu tiên hàng đầu của quản lý nhà nước về ATTP, kết hợp giữa kiểm tra, xử lý và thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường cơng tác kiểm tra việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chất cấm trong chăn nuôi, phụ gia trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm (trong đó đặc biệt quan tâm triển khai hoạt động tái kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản xếp loại C);

73

tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP tại các chợ, siêu thị; phát huy hiệu quả mơ hình chợ ATTP; ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ hàng thực phẩm nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Xử lý kỷ luật nghiêm những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về ATTP.

Kiện tồn và duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP theo Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường hoạt động phối hợp liên ngành; nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP các cấp trong tham mưu, chỉ đạo, điều hành, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm ATTP. Các địa phương, đơn vị cần có cơ chế phù hợp (như đường dây nóng) để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm ATTP và xử lý nghiêm minh, kịp thời; có hình thức tơn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm khơng an tồn. Người tiêu dùng, kiên quyết không mua, không sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc; khi phát hiện nguy cơ gây mất ATTP, cần kịp thời cung cấp thơng tin cho chính quyền sở tại và các cơ quan liên quan; đồng thời, cần tìm hiểu rõ thơng tin về các loại thực phẩm an toàn để trở thành người tiêu dùng thông thái.

Tăng cường hệ thống quản lý và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

Nguyên nhân gây ngộ độc là do môi trường sản xuất nông nghiệp gồm đất, nước tưới tiêu không đảm bảo; kỹ thuật canh tác trong trồng trọt và chăn ni cịn nhiều bất cập như lạm dụng phân bón, hố chất bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, hormone sinh trưởng...; cơng nghệ sau thu hoạch như hố chất sử dụng trong bảo quản, kỹ thuật bảo quản cũng như thiết bị bảo quản, việc chế biến thực phẩm (dùng chất phụ gia, chất bảo quản, thiết bị chế biến) chưa tuân thủ các quy định hiện hành.

Xây dựng nâng cấp một số phịng thí nghiệm để đạt tiêu chuẩn quốc gia, nâng cao năng lực các phịng thí nghiệm phân tích hiện có; khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mới các phịng thí nghiệm.

74

Đầu tư trang thiết bị cho các tuyến, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị kiểm nghiệm ATTP nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào khi đưa ra thị trường cần được xác định rõ về xuất xứ, ghi rõ những hàm lượng, chất lượng và chỉ dẫn rõ ràng để tiện dụng cho người tiêu dùng. Muốn vậy, ngay từ bây giờ cần phải xây dựng cơ chế quản lý chuỗi thực phẩm một cách hệ thống, nhằm bảo đảm mỗi loại thực phẩm đều có “lý lịch” rõ ràng, an tồn. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc để từ đó cơ quan chức năng có thể truy cứu trách nhiệm khi có sự cố, tổn thất đối với người tiêu dùng. Rất cần có các dụng cụ để kiểm tra nhanh các kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh... với giá thành thật rẻ, tiện lợi để bất kỳ người tiêu dùng nào cũng có thể sử dụng được.

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hịa Bình

Tỉnh Hịa Bình sớm hồn thiện các phịng kiểm nghiệm đạt chuẩn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ATTP; xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, cần thống nhất tập trung một đầu mối để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm trong quản lý, tránh chồng chéo, bỏ sót. Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ làm công tác quản lý ATTP huyện, xã (nhất là hoạt lĩnh vực thanh tra, kiểm tra). Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức ATTP cho người tiêu dùng, cơ sở sản xuất, kinh doanh được biết và thực hiện.

Từ thực tiễn, nhận định, đánh giá trên để nâng cao chất lượng cơng tác đảm bảo an tồn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh cần có các giải pháp:

Kiện tồn đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTP; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ

năng, nghiệp vụ cho các biên chế chuyên trách thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTP ở tỉnh, huyện và phường, xã; hạn chế tối đa việc luân chuyển cán bộ; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật thiết yếu phục vụ công tác tham mưu, thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTP của các biên chế

75

chuyên trách; phân bổ kinh phí tương ứng với chức năng, nhiệm vụ được phân giao.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, trong đó tập trung vào một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của

tỉnh Hịa Bình là lợn bản địa (lợn cắp nách), cá Sông Đà, gà Lạc Sơn, rau su su Quyết Chiến, cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc.. các sản phẩm thuộc chuỗi sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ các chính sách ưu đãi, vốn vay đầu tư hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn, gắn sản xuất tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân. Tập trung chỉ đạo, đầu tư đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực một cách đồng bộ từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị vượt trội, có sức cạnh tranh.

Phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn: Tăng cường công tác

tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải cơng bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mơ hình VietGAP, các mơ hình sản xuất an tồn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Tỉnh cần đầu tư trang thiết bị đo kiểm di động hoặc cố định tại các trung tâm thương mại, chợ nông sản, hướng dẫn và giúp người dân nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm khơng an tồn; phát huy năng lực của các trung tâm đo kiểm trên địa bàn.

Bảo đảm an toàn các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm tiêu dùng:

Cần tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ nét trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh đối với các loại thực phẩm tươi sống và các loại thực phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Mặt khác, để tạo điều kiện cho người dân sản xuất và kinh doanh các sản phẩm rau an toàn, tỉnh tiến hành tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại các vùng chuyên sản xuất rau sạch, an toàn để cung

76

ứng đủ sản lượng, chủng loại cho người dân sử dụng; liên kết với các doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm an toàn trên địa bàn và từng bước tăng cường quản lý chất lượng để tiêu thụ ở các chợ trung tâm.

Tăng cường cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng trong hoạt

động quản lý chất lượng ATTP nhằm tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng ATTP trên địa bàn. Đề xuất tổ chức thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm cấp huyện, xã, phường, thị trấn tại tỉnh Hịa Bình. Tổ chức ký cam kết đảm bảo ATTP đối với các bếp ăn tập tập thể trong khi chờ văn bản hướng dẫn của Trung ương.

77

Tiểu kết Chương 3

Trong chương 3, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về an tồn thực phẩm từ thực tiễn tỉnh Hịa Bình, Luận văn đã tập trung làm rõ định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm ATTP ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ thực trạng thực hiện pháp luật về ATTP, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, đề xuất nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật về ATTP, trong đó trọng tâm là cải thiện các quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP và các tội danh vi

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)