1.1.4 .Ý nghĩa của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại
1.1.5. Những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến chấm dứt thực hiện hợp
trọng các bên, đảo lộn các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế.
1.1.5. Những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại hợp đồng thương mại
Thứ nhất, các yếu tố ngoại cảnh khách quan
Có thể thấy, chế định pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại nhằm giải quyết các yếu tố khách quan phát sinh. Trừ trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại sau khi đã hoàn thành hợp đồng, các trường hợp khác đều phát sinh ngồi dự đốn của các bên tranh chấp, ví dụ như đối tượng của hợp đồng khơng cịn hay chủ thể của hợp đồng là doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản.
Khi những sự kiện khách quan này xảy ra, khơng cịn đủ yếu tố của một hợp đồng, do đó việc tiếp tục thực hiện hợp đồng là khơng khả thi. Vì vậy, các yếu tố khách quan có tác động lớn tới việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại hay nói cách khác, chế định pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng nói chung, hợp đồng thương mại nói riêng được xây dựng trên những phát sinh thực tế khi thực hiện hợp đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật đối với vấn đề chấm dứt hợp đồng, ngay từ BLDS năm 1995, tới BLDS 2005, BLDS 2015 và Luật Thương mại năm 2005 đều đã đưa ra những quy định cụ thể về việc sửa đổi,
23
chấm dứt hợp đồng. Theo đó, các quy định về chấm dứt hợp đồng trong các văn bản pháp luật kể trên được quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh của pháp luật về chấm dứt hợp đồng trên thực tế.
Thứ hai, phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật về
chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại
Các quan hệ xã hội đặc biệt là các quan hệ hợp đồng thương mại luôn luôn tồn tại ở trạng thái động, không ngừng biến đổi và phức tạp. Pháp luật được ban hành là do đòi hỏi của thực tế, cần pháp luật để điều chỉnh vấn đề mới phát sinh, nên thực tế có nhiều trường hợp chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Đối với lĩnh vực chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại, nhiều cơng ty, thương nhân cịn chưa hiểu rõ, chưa xác định được quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại trước thời hạn. Nếu chấm dứt thì hậu quả pháp lý của hợp đồng đã giao kết sẽ giải quyết như thế nào?... Vì vậy, mức độ hoàn thiện của pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại là hết sức quan trọng.
Thứ ba, tính chất và sự phát triển của nền kinh tế
Hoạt động thương mại luôn vận động và không ngừng biến đổi ngày càng phong phú, phức tạp. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng về kinh tế của Việt Nam cũng như những sự kiện chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử hiện đại như dịch bệnh covid toàn cầu từ năm 2020. Các thương nhân, doanh nghiệp phải thực tế chấm dứt thực hiện hợp đồng khi dịch bệnh xảy ra, để lại những hậu quả pháp lý cũng như kinh tế to lớn.
Để đảm bảo phát triển bền vững, ổn định, các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật và thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế như lạm phát, giá cả tăng cao, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thường xuyên biến đổi, ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế… Những yếu tố
24
khách quan đó thường xuyên tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Nếu các doanh nghiệp khơng nhanh nhạy trước các biến đổi này thì rất dễ dẫn đến việc phải chấm dứt hợp đồng sớm hơn so với dự kiến, mục đích của việc giao kết hợp đồng rất khó đạt được. Ví dụ như trường hợp hợp đồng chấm dứt do hoàn cảnh thay đổi cơ bản…
Thứ tư, các yếu tố chủ quan xuất phát từ ý chí của các bên trong hợp
đồng thương mại.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thương mại trước thời hạn thể hiện rõ ràng bản chất của quyền tự do hợp đồng, bản chất của hợp đồng và những biện pháp trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng thương mại của một trong các bên.
Phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên, mà tùy từng sự kiện, căn cứ xảy ra, các bên vận dụng, thỏa thuận để chấm dứt thực hiện hợp đồng để hạn chế các tổn thất xảy ra. Nếu các bên thiện chí, hợp tác vì lợi ích các bên thì việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại trước thời hạn diễn ra nhanh chóng, ít hậu quả. Nhưng ngược lại, nếu các bên khơng tơn trọng lợi ích của nhau thì việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại có thể gây ra mâu thuẫn, tranh chấp.
Bởi vậy, theo ý kiến của tác giả việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao ý thức pháp luật cho các thương nhân trong quan hệ thương mại là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc nâng cao kiến thức pháp lý và thực tiễn cho đội ngũ cán bộ Tòa án cũng có vai trị rất quan trọng đối với vấn đề chấm dứt hợp đồng, đặc biệt là trong trường hợp tuyên bố chấm dứt hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản và giải quyết tranh chấp hợp đồng phát sinh giữa các bên.
Nhận thức và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp: Hiệu quả của việc thực hiện pháp luật có tốt hay khơng phụ thuộc rất lớn và ý thức pháp
25
luật của chủ thể thực hiện. Trong quan hệ hợp đồng, vai trò của các bên chủ thể vô cùng lớn. Các chủ thể hợp đồng nắm rõ các quy định của pháp luật, có ý thức tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, hiểu được vai trò to lớn của pháp luật và ý nghĩa của việc thực hiện hợp đồng đối với mình và đối tác thì chắc chắn việc chấm dứt hợp đồng sẽ sn sẻ, ít khi xảy ra tranh chấp. Ngược lại, các chủ thể nắm được các quy định của pháp luật nhưng khơng có ý thức tn thủ pháp luật triệt để, ln tìm kiếm cơ hội để “lách luật”, lợi dụng sơ hở của đối tác để trục lợi thì việc chấm dứt hợp đồng là điều tất yếu.