Nội dung pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 41 - 43)

1.1.4 .Ý nghĩa của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại

1.2. Khái quát pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại

1.2.3. Nội dung pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương

Nội dung cơ bản của pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại bao gồm:

- Nhóm quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng thương mại. Chấm dứt hợp đồng thương mại có nhiều trường hợp, có trường hợp do đã thực hiện xong, có trường hợp do thỏa thuận của các bên, có trường hợp lại xuất phát từ ý chí của một bên trong hợp đồng, có trường hợp do chủ thể của hợp đồng khơng cịn tồn tại, v.v.. Vì vậy, pháp luật cần phải có những quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng, làm cơ sở để có những quy định cụ thể về căn cứ, quy định về cách thức thực hiện, quy định về hậu quả pháp lý.

- Nhóm quy định về căn cứ của việc chấm dứt hợp đồng thương mại. Để chấm dứt hợp đồng thương mại phải dựa trên cơ sở các căn cứ theo quy định pháp luật. Mỗi trường hợp chấm dứt hợp đồng thương mại khác nhau có căn cứ khác nhau. Đối với những trường hợp mà việc chấm dứt hợp đồng do đã hoàn thành hợp đồng hoặc do các bên thỏa thuận, căn cứ để chấm dứt hợp đồng sẽ đơn giản hơn. Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng xuất phát từ ý chí của một bên thì quy định căn cứ chấm dứt hợp đồng sẽ phức tạp hơn, vì đây là vấn đề có thể gây ra những tranh chấp thương mại giữa các bên, nếu quy định pháp luật không cụ thể chi tiết sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật khơng chính xác.

- Nhóm quy định về cách thức thực hiện chấm dứt hợp đồng thương mại. Tuỳ thuộc vào trường hợp chấm dứt hợp đồng mà cách thức chấm dứt

36

cũng khác nhau, trong đó việc chấm dứt đơn phương phải có những quy định cụ thể, vì đối với hình thức chấm dứt này sẽ có quan điểm khác nhau của các bên khi thực hiện hợp đồng.

- Nhóm quy định về hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng thương mại. Hậu quả pháp lý chung khi chấm dứt hợp đồng là các bên không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp chấm dứt hợp đồng mà các bên có thể phải chịu một số hậu quả pháp lý khác như phải thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện cho nhau, hoặc phải bồi thường thiệt hại khi có vi phạm.

Kết luận chƣơng 1

Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại có vai trị và ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư…Do đó vấn đề chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại luôn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân và các nhà khoa học. Trên cơ sở kế thừa của các cơng trình nghiên cứu tác giả tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam; nghiên cứu tổng thể và sâu về phần lý luận..

Như vậy, hệ thống pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại đã tạo hành lang pháp lý cho quá trình thực hiện hợp đồng. Các văn bản pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại…đã quy định các nội dung điều chỉnh về hợp đồng thương mại và chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại.

37

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)