Hợp đồng thương mại chấm dứt thực hiện khi các bên đã hoàn

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 43 - 45)

1.1.4 .Ý nghĩa của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng

2.1.1. Hợp đồng thương mại chấm dứt thực hiện khi các bên đã hoàn

thành hợp đồng

Khi giao kết hợp đồng thương mại, các bên đều mong muốn toàn bộ những thỏa thuận đã được cụ thể hóa thành các điều khoản trong hợp đồng được thực hiện trên thực tế. Qua việc thực hiện hợp đồng thương mại, đáp ứng mục đích, nhu cầu của các bên khi tham gia giao kết, đó là những lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất…

Khi các bên thực hiện tồn bộ những thỏa thuận đó, nghĩa là mục đích, nhu cầu của các bên đã đạt được. Hay nói cách khác, quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng thương mại được đảm bảo.

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015, khơng có quy định rõ ràng như thế nào được coi là hợp đồng đã hoàn thành. Tuy nhiên, có quy định về hồn thành nghĩa vụ tại Điều 373 “Nghĩa vụ được hồn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện tồn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện”.

Theo đó, hợp đồng được hoàn thành khi các bên trong hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng. Mặc dù khơng có quy định rõ ràng thế nào là thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự để xác định một hợp đồng đã hoàn thành hay chưa hồn thành, nhưng có thể thơng qua quy định tại Khoản 1 Điều 351 “Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

38

hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ” xác định rằng hợp đồng hoàn thành khi các bên trong hợp đồng thực hiện đúng, đầy đủ, đúng thời hạn các nghĩa vụ của hợp đồng.

Ngoài ra, việc hoàn thành nghĩa vụ có thể được hiểu trong hai trường hợp: (i) Khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong tồn bộ nghĩa vụ; (ii) Bên có nghĩa vụ đã thực hiện được một phần nghĩa vụ, phần còn lại được bên có quyền miễn hoặc các trường hợp hồn thành khác.

Như phân tích về nguyên tắc áp dụng luật, đối với quy định của Luật Thương mại 2005 đối với các hợp đồng thương mại cụ thể như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng trung gian thương mại, xúc tiến thương mại… đã quy định cụ thể hơn về các trường hợp chấm dứt hợp đồng này. Ví dụ, như trong quy định tại Điều 144 LTM 2005, hợp đồng đại diện cho thương nhân, trường hợp khơng có thỏa thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.

Như vậy, mặc dù thời hạn hợp đồng đại diện vẫn còn, tức quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vẫn đang được thực hiện, nhưng chỉ cần một trong các bên thông báo chấm dứt hợp lệ là hợp đồng đại diện cho thương nhân sẽ chấm dứt.

2.1.2. Hợp đồng thương mại chấm dứt thực hiện theo thỏa thuận của các bên

Tôn trọng tối đa quyền tự do hợp đồng, bất kể thời điểm nào trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên đều có thể cùng nhau thống nhất thỏa thuận việc chấm dứt thực hiện hợp đồng.

Việc đạt được thỏa thuận này không cần bất cứ điều kiện, căn cứ gì mà chỉ cần được các bên thống nhất, có thể quy định trước trong hợp đồng hoặc được pháp luật dự liệu, quy định cụ thể trong luật chuyên ngành.

39

Việc thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng có thể thơng qua việc bù trừ nghĩa vụ, xóa nghĩa vụ. Điều 378 BLDS 2015 quy định “Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ khơng phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Theo đó, quan hệ hợp đồng của hai bên chấm dứt khi các nghĩa vụ hợp đồng giữa hai bên được thỏa thuận bù trừ bằng nghĩa vụ khác. Cùng với đó, Điều 378 tại khoản 2 và khoản 3 cũng quy định về việc giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch và những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.

Ngoài ra, các bên trong hợp đồng hồn tồn có thể thỏa thuận cùng miễn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cho nhau hay nói cách khác thỏa thuận chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên từ thời điểm thỏa thuận chấm dứt. Tình huống này thường xảy ra khi một hoặccác bên khơng có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc khi các bên không mong đợi việc tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc khi việc tiếp tục thực hiện hợp đồng có thể gây tổn thất cho một hoặc các bên trong hợp đồng và các bên trong hợp đồng đạt được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng

Đối với hợp đồng đại lý, Điều 177 Luật Thương mại 2005 quy định “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý”. Như vậy, kể các các bên khơng thỏa thuận trước trong hợp đồng, thì khi có nhu cầu, trong vịng 60 ngày, các bên cũng phải thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại.

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)