Một số nhận xét đối với pháp luật hiện hành về chấm dứt thực hiện

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 55 - 59)

1.1.4 .Ý nghĩa của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng

2.1.6 Một số nhận xét đối với pháp luật hiện hành về chấm dứt thực hiện

hiện hợp đồng thƣơng mại

2.1.6.1 Những thành công đạt được

Có thể thấy quan điểm chung pháp luật Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới coi 2 căn cứ tối thiểu và quan trọng nhất dẫn tới chấm dứt thực hiện hợp đồng chính là hoàn thành hợp đồng và theo sự thỏa thuận của các bên [26]. Cụ thể: hệ thống pháp luật Anh đưa ra 4 căn cứ để chấm dứt hợp đồng, bao gồm: hoàn thành hợp đồng, theo sự thỏa thuận của các bên, do trở ngại khách quan, do vi phạm hợp đồng. Theo pháp luật dân sự của Đức, hợp đồng được chấm dứt theo bốn trường hợp: Hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng; Ký quỹ; Bù trừ nghĩa vụ; Xóa nghĩa vụ. Bên cạnh đó, nằm rải rác trong các quy định khác của BLDS, hợp đồng cịn có thể chấm dứt do bị vi phạm hoặc chấm dứt do không thể thực hiện được. Trong pháp luật của CH Pháp, các quy định chung về chấm dứt hợp đồng được đặt trong 2 mục của chương IV về “Hiệu lực của hợp đồng”, đó là Mục 3 về “Thời hạn hợp đồng” và Mục 5 về “Không thực hiện hợp đồng”. Các căn cứ chấm dứt hợp đồng có thể có nhiều, nhưng tựu chung có thể xếp vào ba nhóm, đó là chấm dứt hợp đồng do ý muốn của

50

một bên mà khơng có vi phạm nghĩa vụ của bên kia, chấm dứt hợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ và chấm dứt hợp đồng do tác động từ bên ngoài.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi một cách căn bản làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên đặc biệt khó khăn và tốn kém hơn cho một bên thì pháp luật cần can thiệp để tái cân bằng lợi ích một cách tương đối cho các bên. Nhiều quốc gia đã có quy định về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi mà người Pháp hay gọi là révision pour imprévision. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, đến năm 2015 thì hồn cảnh thay

đổi cơ bản mới được ghi nhận thành nguyên tắc trong pháp luật chung về hợp

đồng (Ở Việt Nam trước năm 2015, điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản chỉ được quy định trong một số văn bản luật chuyên ngành, như Luật kinh doanh bảo hiểm, chứ chưa được quy định thành nguyên tắc chung). Pháp luật Việt Nam quy định chi tiết thế nào là hoàn cảnh thay đổi cơ bản (điểm a, b, c, d khoản 1) và trong trường hợp hồn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

Luật Thương mại 2005, Bộ Luật dân sự 2005 và Bộ Luật Dân sự 2015 đã ghi nhận tương đối đầy đủ, rõ ràng và thống nhất về các căn cứ chấm dứt dợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, trao quyền tự chủ cho các chủ thể trong giao lưu thương mại về vấn đề thực hiện hợp đồng. Đặc biệt, Bộ Luật Dân sự 2015 còn bổ sung thêm trường hợp chấm dứt hợp đồng rất quan trọng đó là do sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh, tháo gỡ được khó khăn cho các bên chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng mà việc thay đổi hoàn cảnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các bên.

2.1.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân

51

Để đánh giá tính hợp lý và tính hiệu quả của một quy định pháp luật trong thực tiễn, việc nghiên cứu quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến các quy định đó là vơ cùng quan trọng và cần thiết. Các quy định của LTM 2005 được ban hành trên cơ sở của BLDS 2005, tuy nhiên từ ngày 1/1/2017 BLDS 2015 chính thức có hiệu lực đã thay thế BLDS 2005. Theo đó, tác giả xin đưa ra những đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng thương mại theo quy định của LTM 2005 và BLDS 2005 trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các quy định hiện hành về chấm dứt hợp đồng trong BLDS 2015.

Thứ nhất, tổng thể pháp luật Việt Nam hiện hành nói chung, Bộ luật Dân sự cũng như Luật Thương mại đã dành các điều luật khác nhau để quy định về chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Mặc dù có sự phân định như vậy nhưng BLDS lại có quy định đan xen giữa hai biện pháp, trong đó quy định một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng là “hợp đồng bị hủy bỏ” (khoản 4 Điều 422) với hậu quả pháp lý là hợp đồng khơng có hiệu lực.

Như vậy, luật của Việt Nam đồng nhất hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng với hợp đồng vô hiệu, trong khi căn cứ để áp dụng hai biện pháp này là khác nhau. Trong khi hợp đồng vô hiệu là do vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hủy bỏ hợp đồng liên quan đến các hợp đồng đã được xác lập hợp pháp, việc hủy bỏ chỉ đặt ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. BLDS 2015 cũng chỉ quy định hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đọc các điều luật về chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng như trên, có cảm giác lộn xộn, không rõ ràng giữa hai biện pháp.

Thứ hai, pháp luật các quốc gia trên thế giới có những quy định rất cụ

thể, rõ ràng về các trường hợp vi phạm hợp đồng cũng như các trường hợp vi phạm hợp đồng dẫn đến chấm dứt hợp đồng và các chế tài khác áp dụng khi chấm dứt hợp đồng do vi phạm hợp đồng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn áp dụng pháp luật và giải quyết các tranh chấp xảy ra trên thực tế.

52

Trong khi đó, mặc dù một số vấn đề nêu trên cũng được quy định trong pháp luật Việt Nam nhưng còn thiếu cụ thể, rõ ràng, chưa logic chặt chẽ; thậm chí cịn có sự mâu thuẫn giữa các quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 với Luật Thương mại Việt Nam 2005 và các luật chuyên ngành; dẫn tới khó khăn, lúng túng và gây nhiều tranh cãi trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Thứ ba, bộ luật dân sự 2015 cũng như Luật Thương mại 2005 đã có

những quy định về chấm dứt thực hiện hợp đồng nhưng chưa đầy đủ. Pháp luật một số quốc gia có quy định cả các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng… Trên thực tế tại Việt Nam, có nhiều trường hợp, sự kiện có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng nhưng không được quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại

*Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, hệ thống pháp luật quy định về chấm dứt thực hiện hợp

đồng thương mại chưa đầy đủ, hoàn thiện.

Từ những phân tích kể trên có thể thấy, các quy định của BLDS 2005 và LTM 2005 bộc lộ rất nhiều điểm thiếu sót mà chính những thiếu sót, bất cập này đã gây ra các khó khăn khơng nhỏ cho các doanh nghiệp. Bởi lẽ dù mục đích cuối cùng của các bên khi giao kết hợp đồng là tìm kiếm lợi nhuận, khi mục đích đó không đạt được hoặc đã đạt được thì khi muốn chấm dứt hợp đồng các bên cũng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch mà các bên phải tuân thủ trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Do đó, nếu các quy định của pháp luật tiến bộ, thơng thống thì sẽ tạo thuận lợi cho các thương nhân, ngược lại nếu pháp luật cịn nhiều hạn chế, thiếu sót, bất cập thì các thương nhân sẽ gặp khơng ít khó khăn, trở ngại khi tham gia các giao dịch thương mại nói chung và chấm dứt hợp đồng nói riêng. Điều này đã được minh chứng rõ nét nhất bởi những vướng mắc trong việc chấm dứt hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản do BLDS 2005 và LTM 2005 cịn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

53

Thứ hai, chủ quan từ ý thức thực hiện hợp đồng của các bên trong hợp đồng. Đây là nguyên nhân chủ quan gây ra các hạn chế, bất cập trong quá trình chấm dứt hợp đồng. Nếu các bên chủ thể là những người am hiểu pháp luật, nắm rõ các quy định của pháp luật về thương mại, về hợp đồng và chấm dứt hợp đồng thì quá trình chấm dứt hợp đồng sẽ hạn chế được rất nhiều những tranh chấp nảy sinh, từ đó việc thực hiện hợp đồng sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn. Ngược lại, khi các bên không am hiểu pháp luật, thực hiện hợp đồng theo kinh nghiệm và ý chí chủ quan mà khơng cân nhắc tới các quy định của pháp luật thì hậu quả làm nảy sinh các tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân của sự hạn chế trong nhận thức của doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh về pháp luật chấm dứt hợp đồng xuất phát từ việc người đứng đầu doanh nghiệp, người trực tiếp tham gia hợp đồng không chủ động học tập, nâng cao trình độ; ngun nhân khác một phần cũng do cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà nước về chấm dứt hợp đồng thương mại tới các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)