Hợp đồng thương mại chấm dứt khi bị hủy bỏ, bị đình chỉ thực

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 47 - 55)

1.1.4 .Ý nghĩa của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng

2.1.4. Hợp đồng thương mại chấm dứt khi bị hủy bỏ, bị đình chỉ thực

hiện

2.1.4.1. Hợp đồng bị hủy bỏ

Hợp đồng là công cụ hữu hiệu nhất của các thương nhân muốn hợp tác làm ăn với nhau, là công cụ kết nối các nhu cầu, nguồn lực để tạo ra các giá trị mới, lợi nhuận cho các bên. Các bên đều mong muốn những lợi ích kinh tế dù ít, dù nhiều từ các hợp đồng. Mỗi bên giao kết hợp đồng thương mại đều có những mục đích riêng của mình. Những mong muốn về lợi ích đó được bên kia mang lại. Khi hợp đồng bị vi phạm, mục đích của việc tiếp tục thiết lập và duy trì hợp đồng nếu khơng đạt được, thì các bên có quyền giải thốt khỏi hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại.

Hủy hợp đồng là phản ứng gay gắt nhất của người bị vi phạm trước bên vi phạm. Khi mục đích của hợp đồng không đạt được bởi những vi phạm quan trọng, hoặc việc thực thi đúng nghĩa vụ của hợp đồng có thể làm cho một bên phải gánh chịu những tổn thất rất lớn mà việc thực hiện hợp đồng đúng khơng thể bù đắp được những tổn thất đó, hoặc hợp đồng khơng có hy vọng để thực hiện trong tương lai. Nói một cách đúng đắn, hợp đồng không phải được lập ra để hủy bỏ mà nhằm mang đến những lợi ích mong muốn cho các bên. Như vậy chế tài hủy bỏ hợp đồng là giải pháp hữu hiệu cho các bên khi quan hệ hợp đồng không thể tiếp tục duy trì. Mục đích của hợp đồng khơng đạt được các bên có thể giải thốt khỏi nó để đi tìm cơ hội hợp tác mới. Điều 292 LTM 2005 quy định hủy bỏ hợp đồng là một trong các chế tài thương mại, người có hành vi vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi nhất định mà họ khơng mong muốn. Điều này có lẽ cần phải nghiên cứu, xem xét lại xem đây có đúnglà một loại chế tài hay không? Một trong những căn cứ của việc hủy bỏ hợp đồng thương mại đó là các bên thỏa thuận trước các

42

trường hợp xảy ra hủy bỏ hợp đồng. Như vậy, trong trường hợp này, hủy bỏ hợp đồng địi hỏi có sự thống nhất ý chí của hai bên Các bên có quyền ký kết hợp đồng thì các bên cũng có quyền hủy bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, mặc dù khơng được thỏa thuận trước, nhưng nếu có một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền hủy bỏ hợp đồng thương mại. Nội dung này rõ ràng không khác với nội dung của việc đình chỉ hợp đồng. Hai hình thức chế tài này chỉ khác nhau một chút ở hậu quả pháp lý. Đối với đình chỉ thực hiện hợp đồng, thì hợp đồng vẫn có hiệu lực tại thời điểm đình chỉ, cịn hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng khơng có giá trị. Sự khác nhau chút ít đó khơng có giá trị nhiều về mặt pháp lý, đặc biệt là trường hợp các bên khơng thể hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Vì vậy, theo tác giả pháp luật khơng cần quy định hủy bỏ hợp đồng là một hình thức chế tài khi đã có hình thức đình chỉ thực hiện hợp đồng, mà đây chính là trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng. Tác giả cũng đồng tính với ý kiến của TS. Nguyễn Thị Dung, cho rằng: hủy bỏ hợp đồng thương mại không phải luôn là một chế tài thương mại. Bởi vì trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc hủy bỏ hợp đồng nếu như thấy rằng việc thực hiện hợp đồng khơng có lợi cho tất cả các bên. Trường hợp này hủy bỏ hợp đồng trong thương mại không phải là chế tài thương mại. Hủy bỏ hợp đồng thương mại chỉ là chế tài thương mại khi việc hủy bỏ hợp đồng của một bên xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia3.

Việc hủy hợp đồng là đương nhiên mà không cần tới sự can thiệp của tịa án hay trọng tài vì thủ tục này là sự can thiệp khơng cần thiết vào quyền tự do hợp đồng và thực chất, tòa án cũng chỉ xét xem đơn xin hủy hợp đồng có hội tụ đủ các điều kiện hủy theo luật định hay ước định không.

3

43

Thực tiễn hoạt động kinh doanh cũng cho thấy có những trường hợp không cần phải thông báo cũng khơng cần quyết định của trọng tài, tịa án mà vẫn hủy. Sau đây là một ví dụ minh chứng cho điều đó: Người bán khơng giao hàng trong thời gian đã gia hạn. Người mua gửi thông báo hủy nhưng người bán không chịu, vẫn tiến hành giao hàng. Lúc này, người mua không cần phải nhận hàng mà mọi phí tổn vẫn do người bán chịu. Nếu hợp đồng quy định phương thức thanh tốn bằng tín dụng chứng từ thì trong trường hợp này, người bán đã giao hàng nhưng vẫn không lấy được tiền hàng do người mua không tiến hành sửa đổi thời hạn hiệu lực đã hết của L/C. Như vậy, người mua khơng phải đưa vụ việc ra tịa án mà vẫn được hủy. Nếu hợp đồng quy định phạt 5% nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, người mua vẫn có quyền quy kết người bán khơng giao hàng để địi phạt 5%. Nếu người bán khơng chấp nhận, người mua có quyền kiện ra tồ.

Tuy nhiên, căn cứ vào Luật Thương mại 2005, việc hủy bỏ hợp đồng thương mại có các đặc điểm sau đây: Chế tài hủy bỏ hợp đồng có các đặc điểm sau.

Hủy bỏ hợp đồng chỉ áp dụng khi hành vi vi phạm nghiêm trọng hợp đồng làm cho mục đích của hợp đồng không đạt được hoặc khi xảy ra những hành vi vi phạm là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận. Vi phạm nghiêm trọng hợp đồng hay vi phạm cơ bản hay những điều khoản chủ yếu của hợp đồng, để xác định một vi phạm là chủ yếu hay cơ bản, nghiêm trọng phải xem xét một cách cẩn thận từng loại hợp đồng, mục đích hình thành hợp đồng, mong muốn của các bên trong đó, hồn cảnh diễn biến của việc thực hiện hợp đồng. Ví dụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì mục đích của bên bán là thu số tiền mà bên mua phải trả và mục đích của bên mua là quyền sở hữu hàng hóa của bên bán hay bên bán chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. Khi bên bán khơng giao hàng thì đây được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng dẫn đến quyền xin hủy bỏ hợp đồng.

44

Hủy hợp đồng giải phóng các bên khỏi nghĩa vụ, sự ràng buộc của hợp đồng, xác lập lại tình trạng ban đầu trước khi có quan hệ hợp đồng. Đó khi giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng hầu hết pháp luật các nước đều quy định nguyên tắc các bên phải hoàn lại cho nhau những gì đã nhận, tuy nhiên khi xử lý hậu quả của việc hợp đồng bị hủy bỏ không phải tất cả đều áp dụng đúng nguyên tắc trên mà trọng tài hoặc tịa án cơng nhận hủy hợp đồng khơng có hiệu lực hồi tố, những gì mà các bên đã nhận khơng phải trả lại, hợp đồng có hiệu lực trong quá khứ

Do không logic và trái ngược hẳn nhau nên hủy bỏ hợp đồng không thể áp dụng đồng thời với biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngừng hay đình chỉ hợp đồng mà chỉ có thể áp dụng cùng với biện pháp xin đòi bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm.

Khi muốn hủy bỏ hợp đồng thì pháp luật quy định bên hủy bỏ hợp đồng phải có nghĩa vụ thơng báo về việc hủy hợp đồng. Các cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ có quyền xem xét việc hủy hợp đồng là hợp pháp hay không hợp pháp mà khơng có quyền tự hủy hợp đồng giữa các bên khi khơng có yêu cầu. Bởi bản chất hợp đồng là do ý chí của các bên tạo lập, trong đó quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được tạo lập. Bất kỳ chủ thể nào cũng khơng có quyền can thiệp khi những thỏa thuận đó là hợp pháp. Việc chấm dứt một quan hệ pháp luật hợp đồng do ý chí của các bên quyết định hoặc tịa án can thiệp theo yêu cầu mà khơng được tự mình xem xét khi chúng hợp pháp.

Hủy bỏ hợp đồng làm cho tồn bộ hợp đồng coi như khơng hề tồn tại giữa các bên. Sau khi hủy bỏ hợp đồng quan hệ hợp đồng kết thúc và các bên quay trở về vị trí ban đầu như khi chưa có quan hệ hợp đồng. Các bên phải hồn lại cho nhau những gì đã nhận.

Bên bị thiệt hại có quyền địi bên kia bồi thường. Quy định “không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận” có nghĩa là nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng thì khơng thực hiện nữa, nếu đang tiến hành thì phải

45

ngừng lại, nếu đã thực hiện xong thì thơi. Cịn trường hợp hai bên đã nhận được quyền lợi của nhau thì phải hồn trả song song bằng hiện vật (trả lại hàng) hoặc bằng tiền, ví dụ người bán trả lại tiền cho người mua, ngườimua trả lại hàng cho người bán, mọi chi phí liên quan do thụ trái gánh chịu. Mọi chi phí, thiệt hại và các phí tổn, tổn thất phát sinh do việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng gây ra đều do thụ trái, người vi phạm cơ bản của hợp đồng phải gánh chịu. Thực tế các nước phát triển như Đông Nam á cho thấy “việc bồi hoàn nghĩa vụ phải được thực hiện đồng thời” là rất khó khăn (do thường chỉ có một bên trả, bên phải trả sau thường không trả nữa) nên để bảo vệ quyền lợi của mình, các bên hay áp dụng biện pháp bảo lãnh là thông qua người thứ ba, thường là ngân hàng. Ví dụ như người bán gửi tiền vào tài khoản phong tỏa của ngân hàng, khi người mua bốc hàng lên tàu, xuất trình chứng từ thì được lấy tiền.

Việc hủy hợp đồng khơng có nghĩa là hai bên có thể trở lại trạng thái pháp lý và tài sản ban đầu như khi chưa ký hợp đồng (khác với hợp đồng vơ hiệu). Về mặt pháp lý thì có thể coi các bên đương sự khơng cịn nghĩa vụ gì với nhau, do đó trở lại trạng thái ban đầu. Song nếu đã có vi phạm hợp đồng hoặc một bên gặp bất khả kháng dẫn đến hợp đồng bị hủy thì ít nhất một bên của hợp đồng đã chịu thiệt hại hay đã phải bồi thường thiệt hại cho bên kia thì khơng thể coi là vẫn ở trạng thái ban đầu được.Trên thực tế, việc hủy hợp đồng còn dẫn đến một hậu quả nữa là gây sự mất tín nhiệm đối với nhau, ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn sau này là điều mà khơng bên nào muốn.

2.1.4.2. Đình chỉ thực hiện hợp đồng thương mại

Đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại 2005

chính là đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự. Bản chất của đình chỉ hợp đồng là việc chấm dứt quan hệ hợp đồng tại thời điểm một bên đưa ra quyết định đình chỉ hợp đồng. Nó là một hành vi làm chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên. Các bên ngừng hẳn khơng bên nào

46

cịn phải thực hiện nghĩa vụ của mình nữa và hợp đồng giữa các bên được kết thúc.

Theo Điều 310 LTM 2005, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ thực hiện hợp đồng;

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Đình chỉ thực hiện hợp đồng hay đơn phương chấm dứt hợp đồng là quyền của bên bị vi phạm. Bên bị vi phạm có quyền chấm dứt nửa chừng việc thực hiện hợp đồng, tức là có quyền không tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa bất kể bên kia có muốn hay khơng. Theo tác giả Đỗ Văn Đại thì trong các biện pháp xử lý (chế tài) việc không thực hiện đúng hợp đồng đơn phương chấm dứt hợp đồng là biện pháp (chế tài) nặng nhất vì nó làm triệt tiêu hợp đồng, hợp đồng sẽ không được thực hiện và các bên khơng đạt được những gì họ mong đợi. Đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ là biện pháp cuối cùng khi mà khơng thể cịn biện pháp nào khác để tiếp tục thực hiện hợp đồng cho dù là một phần. Chính vì vậy mà pháp luật cần hạn chế cho phép áp dụng biện pháp này. Quan điểm này là hồn tồn hợp lý vì đối với các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại thì mục đích của họ khi ký kết hợp đồng là để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh nên về cơ bản họ muốn hợp đồng được thực hiện đúng như thỏa thuận chứ không phải khoản tiền bồi thường sẽ nhận được khi một bên vi phạm hợp đồng. Việc hợp đồng không được thực hiện có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ.

2.1.5. Hợp đồng thương mại chấm dứt thực hiện khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (trong đó có trường hợp chấm dứt hợp đồng) là một điểm mới quan trọng trong pháp

47

luật Việt Nam, nhưng đã tồn tại từ lâu trong thực tiễn thương mại quốc tế và trong pháp luật hợp đồng của nhiều quốc gia.

Luật Thương mại 2005 khơng có quy định về vấn đề này, đây là quy định mới của Bộ luật Dân sự và được áp dụng chung cho hợp đồng kinh doanh, thương mại theo nguyên tắc áp dụng pháp luật.

Hợp đồng được thiết lập hợp pháp, có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên kể từ thời điểm giao kết và các bên không được tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ, chấm dứt. Những điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng được xem như “luật giữa các bên”. Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng và là nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servenda) trong lĩnh vực hợp đồng.

Nhưng quan hệ hợp đồng khơng phải là bất biến mà mang tính chất của một quá trình và hàm chứa nhiều loại nguy cơ, rủi ro. Thực tế, quá trình thực hiện hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn, những người làm kinh doanh thương mại thường phải đối mặt với những rủi ro, làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho một bên gặp khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí khơng thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng. Những trường hợp này có thể được giải quyết bằng cơ chế giải phóng nghĩa vụ của hợp đồng, như cho phép một trong các bên được chấm dứt hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hoặc cho phép các bên thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng cho phù hợp với hoàn cảnh mới4. Bộ luật dân sự 2015 đã dành một điều luật để quy định về việc “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”. Đây là một quy định mới được bổ sung ở BLDS 2015. Việc bổ sung quy định về thực hiện hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi là để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong hợp đồng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

4

http://vietthink.vn/vi/tin-tu-vietthink.nd/sua-doi-hay-don-phuong-cham-dut-hop-dong- khi-hoan-canh-co-su-thay-doi-hoan-canh-co-ban.html

48

Theo Khoản 1 Điều 420 BLDS 2015 Hồn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng. Sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng phải có tính khách quan, tức là khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng. Ví dụ: dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, bão, lũ, cháy, đình cơng, bạo động, có một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc một sự

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)