1.1.4 .Ý nghĩa của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu lực thực hiện pháp luật về chấm dứt
chấm dứt thực hiện hợp đồng thƣơng mại tại Việt Nam
Thứ nhất, xây dựng pháp luật đồng bộ về chấm dứt thực hiện hợp đồng
và hệ thống pháp luật có liên quan. Các nhà làm luật cần có hướng hồn thiện pháp luật, giúp cho việc áp dụng Luật Thương mại; Bộ Luật Dân sự và các luật có liên quan... để có hệ thống pháp luật đồng bộ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này.
Thứ hai, nâng cao năng lực thực thi pháp luật ở Việt Nam cho các Tòa
án, Trọng tài
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hoạt động kinh doanh, thương mại tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó, các vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại trong đó có các tranh chấp về chấm dứt hợp đồng ngày càng gia tăng. Các tranh chấp này thường xuất phát từ mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Khi mâu thuẫn không được giải quyết, các chủ thể kinh doanh thường tìm đến sự can thiệp của tòa án hoặc trọng tài thương mại. Đây cũng là hai cơ quan tài phán được pháp luật hiện hành thừa nhận, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong thương mại nói chung và tranh chấp về chấm
69
dứt hợp đồng nói riêng. Khi đó quyết định của tịa án là quyết định cuối cùng. Vì vậy để xét xử công bằng, đúng pháp luật và tạo niềm tin cho nhân dân thì việc các thẩm phán, các cán bộ tư pháp hiểu biết về pháp luật thương mại, hay các quy định về chấm dứt thực hiện hợp đồng trong thương mại là rất quan trọng. Do vậy, để làm tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình xét xử các vụ việc liên quan đến chấm dứt hợp đồng thương mại, các cơ quan tài phán cần phải làm tốt các yêu cầu sau:
Một là, thường xuyên cải tổ cơ cấu, tổ chức bộ máy hoạt động của các
cơ quan tài phán, tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết, đánh giá, bồi dưỡng hoạt động xét xử các vụ việc liên quan đến phạt vi phạm hợp đồng nhằm thống nhất phương hướng áp dụng và thực hiện pháp luật trong các vụ việc cùng loại.
- Đối với các cơ quan Tòa án các cấp
Do các quy định của LTM 2005 còn nhiều điểm chưa thống nhất với BLDS 2015 nên trong các hội nghị tổng kết ngành, cũng như qua các lớp tập huấn nghiệp vụ ngành, tòa án nhân dân tối cao cần có những hướng dẫn mang tính chỉ đạo thống nhất trong việc lựa chọn áp dụng LTM 2005 hay BLDS 2015 (trong trường hợp một bên chủ thể trong hợp đồng không phải là thương nhân). Trong trường hợp này, các tòa án cần chú ý chỉ được áp dụng LTM 2005 khi chủ thể của bên thực hiện hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi lựa chọn áp dụng Luật này.
- Đối với các tổ chức Trọng tài thương mại
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giá trị pháp lý và giá trị thực thi trong các phán quyết của trọng tài thương mại và tòa án là bằng nhau và đều được bảo đảm thi hành bằng pháp luật về thi hành án dân sự. Quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu việt hơn so với tòa án: Nhanh, gọn, cơng bằng, bí mật, tiết kiệm nhưng cho đến nay thì khái niệm trọng tài thương mại còn khá mơ hồ trong nhận thức của giới doanh nghiệp nói riêng
70
cũng như trong nhận thức của mọi người dân nói chung. Vậy nên, muốn các doanh nghiệp biết cách tìm đến mình, các trung tâm trọng tài thương mại cũng nên có chính sách để tự quảng bá hình ảnh của mình đến cơng chúng nói chung và đến giới doanh nhân nói riêng. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần tỏ rõ sự hỗ trợ bằng việc đưa ra thông điệp rõ ràng, ủng hộ và giám sát một cách có hiệu quả đối với hoạt động trọng tài. Để giám sát có hiệu quả, Nhà nước cần thiết phải xây dựng bộ máy và nhân sự chuyên nghiệp về lĩnh vực này, đồng thời tòa án và cơ quan thi hành án phải đảm bảo hiệu lực của các phán quyết của trọng tài, tức là các phán quyết này không bị hủy. Trong trường hợp các phán quyết của trọng tài khơng được cơng nhận thì phải chỉ ra căn cứ rõ ràng. Có như vậy, cộng đồng doanh nghiệp mới nhận thấy tính hiệu quả, tiết kiệm và chủ động của phương thức giải quyết bằng trọng tài. Tiếp đến, các tổ chức trọng tài nên chú ý hơn nữa trong cơ cấu tổ chức của trung tâm, nghiên cứu để đưa ra được thủ tục giải quyết linh hoạt và hợp pháp nhất nhằm phát huy lợi thế của trọng tài thương mại đó là: Đơn giản, ngắn gọn, khách quan, chủ động, bí mật, tiết kiệm. Các tổ chức trọng tài cũng nên thường xuyên tổ chức giao lưu, học hỏi, tổng kết kinh nghiệm xét xử với các trung tâm trọng tài trên lãnh thổ Việt Nam cũng như với các trung tâm trọng tài khác trên thế giới để không ngừng nâng cao nghiệp vụ xét xử các tranh chấp trong thương mại nói chung và các tranh chấp liên quan đến phạt vi phạm nói riêng. Ngồi ra, cần phải mời thêm trọng tài viên giỏi nước ngoài về làm việc để tăng uy tín đối với doanh nghiệp.
Hai là, không ngừng nâng cao vai trò và kỹ năng nghề nghiệp của
Thẩm phán và Trọng tài viên
Đối với Thẩm phán: để đảm bảo chất lượng xét xử nói chung và việc xét xử các vụ án liên quan đến tranh chấp thương mại nói riêng, các thẩm phán cần phải tích cực học tập, thường xuyên bổ sung, cập nhập kiến thức xét xử cũng như các quy định của pháp luật hiện hành; sáng tạo, linh hoạt trong
71
vận dụng các quy định của pháp luật. Các cơ quan tòa án các cấp cũng cần phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ xét xử của các thẩm phán. Trong quá trình đào tạo cần kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và thực hành để các thẩm phán hiểu rõ hơn kiến thức mình được học. Đáng chú ý, quy chế bổ nhiệm thẩm phán cũng cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo chất lượng đội ngũ các thẩm phán chuyên nghiệp.
Đối với Trọng tài viên: hiện nay, Đội ngũ trọng tài viên đa phần trình độ chun mơn chưa cao, kiến thức pháp luật còn hạn chế ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng xét xử. Để phát triển phương thức trọng tài, các trọng tài viên cần phải thường xuyên học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức pháp luật của mình trong việc giải quyết các tranh chấp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo trọng tài viên thơng qua các chương trình dài hạn, ngắn hạn trong nước và nước ngồi kết hợp các chương trình tập huấn ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài với sự hướng dẫn của những trọng tài viên, chuyên gia có uy tín trên thế giới. Các trung tâm trọng tài cũng cần có nhiều chính sách cụ thể để bồi dưỡng trọng tài viên của trung tâm như: Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu các trung tâm, cử trọng tài viên sang nước ngồi học tập. Có như vậy, chất lượng xét xử các trọng tài viện mới được nâng cao, tạo sự tin cậy cho các doanh nghiệp khi tìm đến trung tâm trọng tài.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật chuyên sâu về hợp đồng thương mại. Để có thể tăng tính hiệu quả trong việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng thương mại, cần phải tăng cường đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp luật chuyên sâu về pháp luật thương mại, đặc biệt là hợp đồng thương mại. Đội ngũ này sẽ có trách nhiệm đảm bảo tính khả thi của Luật Thương mại, phân tích, đánh giá những điểm thuận lợi, rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải
72
khi ký kết các hợp đồng thương mại, hạn chế tình trạng hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện…
- Hiện nay tại nhiều tịa án, trình độ của đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều người không nắm vững quy định của pháp luật cũng như những văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án tối cao nên trong quá trình áp dụng pháp luật gây ra nhiều sai sót. Bên cạnh đó, một số tịa án huyện, tỉnh đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, gây quá tải ảnh hưởng tới xét xử. Vì vậy:
- Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng dẫn nhằm áp dụng thống nhất và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, về các vụ việc liên quan tới chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại. Cần đưa ra một số vụ án và cách giải quyết điển hình làm tài liệu học tập của các cán bộ tư pháp.
- Nâng cao trình độ cán bộ tư pháp, nhà nước cần trang bị các thiết bị hiện đại hơn, đưa ra các chế độ đãi ngộ hợp lý để họ thực sự yên tâm công tác, tự học tập nâng cao trình độ bản thân.
Ba là, đối với các chủ thể kinh doanh: Các chủ thể tham gia vào quan
hệ hợp đồng cần phải nắm chắc kiến thức pháp luật về thương mại nói chung và điều khoản chấm dứt hợp đồng nói riêng. Các chủ thể nên chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng cách quy định cụ thể, chi tiết về quyền và lợi ích của mình trong hợp đồng.
Thứ ba, tăng cường phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức
pháp luật trong xã hội. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật thương mại nói chung và chấm dứt thực hiện hợp đồng trong thương mại nói riêng là nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, cho các cơ quan quản lí nhà nước về thương mại và đặc biệt là cho các thương nhân để họ hiểu biết về pháp luật thương mại, về các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại. Nhiều thương nhân đã biết về các công cụ pháp lí này nhưng lại khơng hiểu biết rõ về những điều kiện địi hỏi pháp lí và thủ tục mà họ cần phải làm
73
khi tham gia kí kết hợp đồng, khi có vấn đề xảy ra, khi áp dụng chấm dứt thực hiện hợp đồng rồi mà bên vi phạm vẫn khơng thực hiện. Chính vì vậy, nhà nước cần xây dựng các biện pháp để tuyên truyền pháp luật tới người dân, các thương nhân để họ nắm bắt được và sử dụng như một biện pháp tự vệ hay trừng phạt trong thương mại khi tham gia hoạt động thương mại của mình.Một nội dung hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các phương tiện đại chúng là thường xuyên, kịp thời phản ánh các tranh chấp và giải quyết của các cơ quan chức năng đối với hợp đồng nói chung, chấm dứt thực hiện hợp đồng nói riêng. Cơng tác tun truyền pháp luật cần lưu ý phải được truyền đạt một cách khách quan, trung thực, có cơ sở pháp lý chắc chắn nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên.
Kết luận chƣơng 3
Trong quá trình thực hiện pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại của nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Do vậy việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại là cần thiết. Những giải pháp đó phải mang tính đồng bộ và thống nhất trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng. Các giải pháp đó nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hồn thiện pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại ở Việt Nam.
74
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, tôn trọng quyền tự do kinh doanh, một hợp đồng được phát sinh, thực hiện và chấm dứt theo các căn cứ được quy định tại Luật Thương mại, cũng như Bộ luật Dân sự. Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với các bên trong quan hệ hợp đồng và góp phần duy trì trật tự cho cả nền kinh tế.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, các tài liệu và thực tiễn áp dụng chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp đồng trong thương mại, luận văn đã nghiên cứu và phân tích để có được một cách nhìn tồn diện hơn, qua đó đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng đã có so sánh, đối chiếu với các quy định về chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp đồng thương mại của một số nước thuộc các truyền thống pháp luật khác nhau và các Điều ước quốc tế về vấn đề này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các quan hệ thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp, không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà cịn trong phạm vi quốc tế thì các quy định hiện hành về chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp đồng thương mại vẫn còn những điểm vướng mắc, bất cập cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã có, luận văn đã cập nhật và phân tích những vấn đề cơ bản chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp đồng thương mại. Những đánh giá đều xuất phát từ góc độ lý luận kết hợp với phân tích thực tiễn, đồng thời cũng chỉ ra những bất cập của pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp đồng thương mại và từ đó đề xuất những giải pháp hồn thiện pháp luật về vấn đề này. Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp đồng thương mại không thể tiến hành một cách độc lập mà cần phải được tiến hành đồng thời với việc nghiên cứu hoàn thiện
75
pháp luật về hợp đồng nói chung và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Chỉ khi những công việc này được tiến hành đồng bộ, quyền tự do hợp đồng mới được đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Thông qua việc hệ thống hóa, phân tích những nội dung, ưu điểm, hạn chế trong quy định của pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại, tác giả mong muốn luận văn sẽ là một cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn giúp các chủ thể của hợp đồng thương mại hiểu rõ hơn về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 2. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 3. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 4. Quốc hội (1997), Luật Thương mại, Hà Nội. 5. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.
6. Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh Hợp đông kinh tế, Hà Nội.
B. SÁCH THAM KHẢO VÀ CÁC BÀI VIẾT NGHIÊN CỨU
7. Vũ Thị Lan Anh (2008), Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp
đồng thương mại của một số nước trên thế giới, Tạp chí luật học.
8. Vũ Thị Lan Anh (2010), Pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ và những điểm
khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt Nam, Tạp chí luật học.
9. Bùi Ngọc Cường (2005), Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr. 49.
10. Lê Minh Hùng, 2015, Điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi – thực trạng pháp luật Việt Nam và dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi, Kỷ yếu hội
thảo hoàn thiện dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi.
11. PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ, PGS.TS. Trần Thị Huệ (2017), Bình luận
khoa học BLDS 2015 của nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, Nxb. Cơng an
nhân dân.
12. PGS.TS. Đỗ Văn Đại (2014), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và
bình luận bản án, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia.
13. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước