Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt thực

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 70 - 74)

1.1.4 .Ý nghĩa của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại

3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt thực

dứt thực hiện hợp đồng thƣơng mại tại Việt Nam

Những quy định về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại hiện nay được ghi nhận chủ yếu trong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại năm 2005, do đó, việc hoàn thiện pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại trước hết là sửa đổi, bổ sung những quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại năm 2005 và ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành. Những kiến nghị sau đây sẽ đề cập tới những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quy định pháp luật hiện hành nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại ở Việt Nam.

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định về đình chỉ thực hiện hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 trong Luật Thương mại 2005

Như phân tích ở chương 2, đình chỉ thực hiện hợp đồng là một trong những trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng, do đó, cần làm rõ nội hàm của khái niệm “vi phạm cơ bản” – căn cứ để áp dụng đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Xuất phát từ việc giải thích khái niệm “vi phạm cơ bản” tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có thể thấy rằng, trong q trình thực hiện hợp đồng giữa các bên, nếu có hành vi vi phạm thì việc xác định hành vi vi phạm đó có phải là “vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng hay không là một vấn đề không dễ dàng, bởi Luật Thương mại 2005 khơng có bất cứ ví dụ hay hướng dẫn nào trong việc xác định vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Thay vào đó

65

là các thuật ngữ chung và các cụm từ như “vi phạm hợp đồng”, “thiệt hại”, “khơng đạt mục đích của việc giao kết hợp đồng” để xác định vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Tuy nhiên, hành vi vi phạm hợp đồng như không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật thương mại được xem là “vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng khi đáp ứng được hai điều kiện: i) hành vi vi phạm hợp đồng phải gây thiệt hại cho bên bị vi phạm; ii) thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra phải đến mức làm cho bên bị vi phạm khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Vì vậy, nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại thì, theo tác giả, Luật Thương mại 2005 cần phải giải thích và có quy định trực tiếp liên quan đến việc giải thích “thiệt hại” cũng như phải đưa ra dẫn chứng mức độ thiệt hại như thế nào thì sẽ cấu thành vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Ngoài ra, Luật Thương mại 2005 cũng cần phải quy định rõ thiệt hại nêu ra ở khoản 13 Điều 3 chỉ là thiệt hại vật chất hay bao gồm cả những mất mát vơ hình. Đồng thời cũng phải xác định chính xác là khi nào vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của bên vi phạm làm cho bên bị vi phạm không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, tức là phải xác định khi nào thiệt hại lớn đến mức đáp ứng được yêu cầu của khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005. Có làm được điều này thì nội hàm của khái niệm “vi phạm cơ bản” mới giảm bớt được tính “mơ hồ” và “trừu tượng”.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định về chấm dứt thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 trong Bộ luật Dân sự 2015

Thứ nhất, quy định về chấm dứt hợp đồng của nước ta cần hoàn thiện

theo hướng chi tiết hóa hơn nữa trong những văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự, đồng thời phải xét đến sự logic cũng như tránh trùng lặp giữa những quy định về nghĩa vụ với quy định về hợp đồng. Bởi hiện nay, quy

66

định về chấm dứt nghĩa vụ được đặt tại Mục 6 Bộ luật dân sự, còn tất cả các quy định về hợp đồng được gom vào Mục 7, trong đó chấm dứt hợp đồng tại Điều 422, tiểu mục 3 có phần nào trùng lặp với Mục 6. Do vậy, có thể hồn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng Điều 422 có sự dẫn chiếu về Điều 372 và chỉ quy định những trường hợp chấm dứt riêng biệt dành cho hợp đồng. Có như vậy mới đảm bảo tính bao quát đồng thời tránh sự trùng lặp khơng cần thiết.

Thứ hai, về hình thức của thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Pháp luật dân

sự Việt Nam hiện nay cả ở quy định chung về thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ và quy định về thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đều không quy định về hình thức của thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, điều này có thể gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Do đó, pháp luật dân sự Việt Nam cần bổ sung quy định về hình thức của thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, có thể theo hướng cùng với hình thức của hợp đồng được thỏa thuận chấm dứt.

Thứ ba, bổ sung các quy định về chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh

thay đổi cơ bản

Khi giải thích để áp dụng về hoàn cảnh thay đổi cơ bản của Điều 420 BLDS cũng lưu ý tiếp thu tới hai trường hợp mà pháp luật Anh đã quy định làm hợp đồng không thực hiện được mà pháp luật Việt Nam chưa có [26]. Đó là trường hợp “Chủ thể giao kết hợp đồng khơng thể thực hiện hợp đồng vì bị ốm hoặc phải chịu án phạt tù” và “Hợp đồng không thể thực hiện theo phương thức đã giao kết”. Ngoài ra, hồn cảnh thay đổi cơ bản đó cũng phải xác định ngoại trừ ra những hoàn cảnh đã được được đề cập trong điều khoản của hợp đồng; Hai là những sự kiện xảy ra chỉ làm cho hợp đồng khó thực hiện hơn; Ba là những sự kiện đã được dự liệu hoặc có thể dự liệu trước; Bốn là những sự kiện xảy ra do lỗi của một trong các bên tham gia hợp đồng.

Về hậu quả của chấm dứt hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Như trong Điều 420 BLDS quy định, hoàn cảnh thay đổi dẫn tới các trường hợp

67

các bên thỏa thuận sửa đổi hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng. Chấm dứt hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi phải do Tòa án quyết định. Trong khi đó với trường hợp thuộc khoản 3 và 5 thì chấm dứt hợp đồng đương nhiên do các bên thỏa thuận khơng cần đến tịa án. Do vậy, chấm dứt hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ phức tạp, khó khăn hơn nhiều. Nếu có quy định rõ ràng hơn, liệt kê các trường hợp thay đổi hồn cảnh cơ bản thường gặp ra thì đơn giản hơn về thủ tục cho các bên trong hợp đồng trong việc chấm dứt hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi.

Về nghĩa vụ thông báo và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng tới lợi ích của bên liên quan đến sự kiện làm cho hợp đồng không thể thực hiện được có ảnh hưởng tới miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của họ. Nghĩa vụ thông báo phải được thực hiện sau khi biết được trở ngại khách quan và tác động của nó đối với khả năng thực hiện hợp đồng của mình phải thơng báo ngay cho bên kia. Lý do miễn trách phát sinh hiệu quả từ thời điểm xảy ra trở ngại hoặc nếu giấy báo khơng được gửi đi kịp thời thì sẽ tính từ thời điểm thơng báo. Việc không thông báo làm cho bên còn lại của hợp đồng phải chịu trách nhiệm gánh vác những tổn thất do những mất mát đáng lẽ ra có thể tránh được, nếu khác đi. Như vậy, nên có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên khi xảy ra sự kiện làm hợp đồng không thể thực hiện được. Và quyền miễn bồi thường thiệt hại do trở ngại khách quan không phải là tuyệt đối nếu như bên liên quan không thông báo kịp thời và không áp dụng các biện pháp ngăn chặn một cách hợp lý.

Thứ tư, việc quy định hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng theo hướng

hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết khơng phù hợp với tính chất của trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ. Cần quy định đúng bản chất của chấm dứt hợp đồng hơn, đó là hợp đồng bị hủy bỏ vẫn có hiệu lực kể từ ngày được dự liệu trong điều khoản hủy bỏ hợp đồng; ngày mà bên không thực hiện hoặc

68

thực hiện không đúng nghĩa vụ nhận được thông báo của bên kia về việc hủy hợp đồng; hoặc ngày được ấn định trong quyết định của Tịa án.

Ngồi ra, BLDS 2015 quy định khá cụ thể các trường hợp hủy bỏ hợp đồng. Việc quy định cụ thể, chi tiết là cần thiết nhưng chúng không thể bao hàm được mọi diễn biến trong đời sống dân sự. BLDS cần quy định theo hướng chỉ đưa ra các quy định chung mà không đi vào chi tiết các trường hợp hủy hợp đồng, phần còn lại để cho các thẩm phán quyết định trong các trường hợp cụ thể. Sửa đổi như trên là cần thiết cho pháp luật Việt Nam trong bối cảnh cần thiết phải phát huy vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các yêu cầu, tranh chấp rất đa dạng về dân sự.

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 70 - 74)