1.1.4 .Ý nghĩa của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại
1.1.6. Sự tương đồng và khác biệt về chấm dứt hợp đồng thương mại vớ
với chấm dứt một số hợp đồng khác
Theo quy định chung của Bộ luật Dân sự, các quan hệ dân sự có phạm vi rộng, bao trùm cả các giao lưu dân sự nói chung, đến các quan hệ lao động, kinh doanh – thương mại, đất đai, hôn nhân và gia đình… Bởi vậy, hợp đồng thương mại, hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự cũng được coi là một trong những loại hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS. Do đó, việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại luôn mang một số đặc điểm tương đồng với việc chấm dứt thực hiện các loại hợp đồng khác như: cùng áp dụng các căn cứ chấm dứt chung tại Bộ luật Dân sự; cùng làm ngừng lại việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể; làm phát sinh các nghĩa vụ mới giữa các chủ thể sau khi hợp đồng chấm dứt… Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của quan hệ thương mại, nên việc chấm dứt hợp đồng thương mại ln có những điểm khác biệt điển hình, đó là:
Về căn cứ chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại. Hợp đồng thương mại do các thương nhân xác lập nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thì khi chấm dứt sẽ phải tuân theo các căn cứ riêng được quy định trong Luật Thương mại. Trong khi đó, việc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự khác không mang trong mình đặc điểm của hợp đồng thương mại thì
26
không thể áp dụng các căn cứ nêu trong Luật Thương mại để giải quyết, mà phải áp dụng các căn cứ của pháp luật chuyên ngành khác tương ứng như Bộ luật Lao động, Luật Đất đai…
Về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại. Có thể thấy những sự khác biệt của hậu quả pháp lý trong việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại với chấm dứt thực hiện các loại hợp đồng khác, ví dụ như hợp đồng lao động. Nếu việc chấm dứt hợp đồng thương mại làm kết thúc quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thương mại (trao đổi, mua bán nhằm tìm kiếm lợi nhuận) thì việc chấm dứt hợp đồng lao động sẽ làm kết thúc quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ trao đổi, mua bán sức lao động.
1.2. Khái quát pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thƣơng mại
1.2.1.Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, với tư duy “trọng nơng, ức thương” cũng như “trọng tình hơn trọng lý” do đó có những đặc thù về nghề thương mại, cũng như hệ thống pháp luật.
Trong lịch sử phát triển các triều đại phong kiến Việt Nam cũng như các nhà nước phong kiến phương Đông khác, pháp luật chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hình sự, hành chính, các giao dịch giữa các thương nhân (hợp đồng thương mại) được điều chỉnh trước hết bởi phong tục, tập quán, thông lệ và các quy phạm đạo đức. Do đó, thời kì này hầu như chưa có quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh về việc chấm dứt hợp đồng thương mại.
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp đã đem theo sự du nhập của pháp luật thương mại Pháp tại Việt Nam. Năm 1864, thực dân Pháp áp dụng Bộ luật thương mại Pháp tại Nam Kỳ và năm 1988 áp dụng tại Bắc kỳ. Dưới
27
ảnh hưởng mạnh mẽ của Luật Thương mại Pháp, năm 1942 theo Chiếu dụ số 46 ngày 12/6/1942 (năm Bảo Đại thứ 17) chính quyền Nam triều Bảo Đại ban hành Bộ luật Thương mại áp dụng tại Trung kỳ từ ngày 1/1/1944. Năm 1972, chính quyền Việt Nam cộng hòa ban hành Bộ luật thương mại áp dụng ở miền Nam Việt Nam cho tới ngày thống nhất đất nước. Bộ luật này cũng chỉ là một văn bản có giá trị sử liệu nhiều hơn là giá trị thực tiễn [16, tr.10]. Xã hội Việt Nam thời đó (cũng như ngày nay) được cấu trúc nên bởi những cộng đồng làng xã với những tục lệ lâu đời, có tính tổ chức cao và thói quen chống lại các ảnh hưởng bị ép buộc bởi các thế lực bên ngồi. Vì những lẽ đó, pháp luật dân sự và thương sự do chính quyền thực dân và chính quyền Nam triều ban hành chỉ được áp dụng trong một phạm vi hạn hẹp mà không thể bám rễ lâu bền trong xã hội Việt Nam. Mặc dù vậy, pháp luật thương mại thời kỳ này ít nhiều đã làm những thử nghiệm đầu tiên chuyển hóa tư tưởng pháp luật thương mại châu Âu vào Việt Nam. Các quy định về chấm dứt hợp đồng thương mại ở Việt Nam cũng được manh nha phát triển từ thời kì này.
Sau khi giành được độc lập ở miền Bắc, chúng ta tiến hành khôi phục nền kinh tế, miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với phương hướng phát triển nền kinh tế có kế hoạch và phát huy sức mạnh tập thể. Nền kinh tế bao gồm thành phần kinh tế quốc doanh gồm các xí nghiệp quốc doanh, nơng trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, ngư trường quốc doanh… Thời kỳ này không thừa nhận các quy luật của thị trường, khơng có các khái niệm cơ bản của kinh tế thị trường. Tất cả các hợp đồng liên quan tới hoạt động kinh tế đều được gọi là hợp đồng kinh tế. Nguyên tắc giao kết, ký kết hợp đồng trong thời kỳ này là bắt buộc, mệnh lệnh, tuân theo các kế hoạch được Nhà nước định ra; việc chấm dứt thực hiện hợp đồng cũng theo nhu cầu điều chỉnh của kế hoạch Nhà nước. Trong cơ chế tập trung bao cấp, với vai trị là cơng cụ để thực hiện kế hoạch của Nhà nước,
28
chấm dứt thực hiện hợp đồng kinh tế tất yếu mang những đặc điểm trên. Cho dù các hình thức chấm dứt thực hiện hợp đồng kinh tế mang nặng dấu ấn hành chính nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố kỷ luật hợp đồng và thực hiện các kế hoạch của Nhà nước.
Cùng với thắng lợi trong cuộc chiến tranh giành độc lập hoàn toàn năm 1975, những tàn dư của xã hội cũ, trong đó có pháp luật về thương mại ở miền Nam, đã bị xóa bỏ. Đặc biệt từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đặc biệt là về kinh tế, nhằm mục tiêu xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Do đó, pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại thời kỳ này cũng cần có sự thay đổi tồn diện.
Quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện nhiều quan hệ kinh tế mới, các chủ thể tham gia đa dạng hơn và các nhu cầu, tình huống chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại cũng phức tạp hơn và có nhiều thay đổi. Tuy đã ban hành nhiều văn bản nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhưng do trong giai đoạn đầu đổi mới kinh tế đất nước, kinh nghiệm lập pháp của chúng ta còn hạn chế nên các văn bản pháp luật về hợp đồng nói chung, hợp đồng thương mại thời kỳ này vẫn cịn thiếu tính hệ thống, nhiều chồng chéo, trùng lặp và mâu thuẫn với nhau.
Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại ở Việt Nam từ sau năm 1986 tới nay được thể hiện trong nội dung của các văn bản pháp luật sau:
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 9 năm 1989 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế. - Bộ luật Dân sự năm 1995 được áp dụng để ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự bao gồm mọi hoạt động chứa đựng sự thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
29
giữa các bên và không bị giới hạn bởi mục đích sinh hoạt tiêu dùng như trong Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991.
Tuy nhiên, bước vào giai đoạn hội nhập, Việt Nam làm bạn với mọi quốc gia trên thế giới, tiến hành đàm phán để có thể gia nhập các tổ chức khu vực và toàn cầu, là điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài. Các quan hệ này đã nằm ngoài sức chứa của một ngành luật kinh tế theo nghĩa truyền thống. Cụ thể hơn, ngành luật kinh tế với những quy định cứng nhắc trong quan hệ hợp đồng đứng trước yêu cầu phải đổi mới, địi hỏi phải có mơi trường pháp lý, những chế định pháp lý thích hợp với điều kiện của nước ta trong giai đoạn mới. Ngoài ra, việc mở rộng giao lưu thương mại kinh tế với nước ngoài địi hỏi phải có các quy định pháp luật để điều chỉnh. Cách thức giải quyết vấn đề này, kinh nghiệm quốc tế cũng như ở Việt Nam cho thấy tái xây dựng ngành luật thương mại là phù hợp.
Thấy rõ sự cần thiết phải ban hành một văn bản có hiệu lực pháp lý cao về lĩnh vực thương mại, năm 1989, Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng giao cho Bộ Thương nghiệp soạn thảo dự án Pháp lệnh Thương mại. Năm 1992, dự án này được đổi thành dự án Luật Thương mại. Qua nhiều lần trình Quốc hội xem xét, ngày 10/5/1997, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật Thương mại với 6 chương, 264 điều. Luật Thương mại 1997 được ban hành để điều chỉnh quy chế thương nhân và một số giao dịch của thương nhân được gọi là hành vi thương mại. Phản ánh phần nào thực trạng nền kinh tế, Luật Thương mại đã có được những thành cơng nhất định. Nó ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân trong lĩnh vực thương mại, nhấn mạnh quyền tự do khế ước của thương nhân thể hiện ở quyền tự do chọn bạn hàng (Điều 6) quyền tự do lựa chọn hình thức để giao kết hợp đồng (Điều 49), quyền tự do xác định nội dung cụ thể của hợp đồng (Điều 50)… Liên quan tới các quy định về chấm dứt hợp đồng, LTM 1997 quy định “Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng
30
hóa theo trình tự và thủ tục phù hợp với từng loại hợp đồng” (Điều 57). Như vậy, LTM 1997 đã xây dựng quy định cụ thể để trao cho thương nhân quyền tự quyết, có hay khơng việc chấm dứt hợp đồng thương mại đã giao kết. Cách quy định này hoàn toàn khác với LTM 2005 sau này. Bên cạnh đó Luật cịn quy định về việc xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm tại Điều 78; nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin khi hợp đồng đại lý chấm dứt tại Điều 86; Đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện tại Điều 92; chấm dứt hợp đồng đại lý (Điều 126)...
Không giống như pháp luật thương mại của những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, pháp luật về thương mại của Việt Nam còn rất non trẻ và phát triển liên tục. Thậm chí mang những dấu ấn của “thực tiễn tới lý luận”, đạo luật về các loại hình thương nhân đã được ban hành từ năm 1990 với tên gọi là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, nhưng tới năm 1997 chúng ta mới ban hành Luật Thương mại. Luật Thương mại năm 1997 ra đời, ngồi những thành cơng nhất định như đã nêu, cịn có nhiều khiếm khuyết, trong đó lớn nhất là Luật Thương mại đã không thay thế được những văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn được ban hành trước đó như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Do đó, ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội khóa 11 đã chính thức thông qua Luật Thương mại năm 2005 thay thế cho Luật thương mại năm 1997. Luật Thương mại năm 2005 đã khắc phục những khiếm khuyết của LTM 1997, thống nhất hợp đồng kinh tế với hợp đồng thương mại trên cơ sở các quy định chung về hợp đồng theo quy định của BLDS 2005. Theo đó, LTM 2005 khơng đưa ra quy định cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng thương mại, mà việc chấm dứt hợp đồng thương mại được tuân theo các quy định chung về chấm dứt hợp đồng trong BLDS 2005 (từ Điều 424 đến Điều 427) và từ ngày 1/1/2017 tới nay là BLDS 2015 (Từ Điều 422 đến Điều 428) được ban hành, thay thế cho BLDS 2005.
31
Tuy nhiên, không giống như BLDS tiếp cận các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng như là giai đoạn cuối của quá trình thực hiện hợp đồng, LTM 2005 tiếp cận việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại với tư cách là một chế tài trong hợp đồng, để bên bị vi phạm nghĩa vụ áp dụng đối với bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, bao gồm: Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310, 311); chế tài hủy bỏ hợp đồng (Điều 312, 313, 314). Những nội dung này được tác giả phân tích cụ thể trong chương 2 của luận văn. Bên cạnh đó, Luật Thương mại 2005 cũng ban hành rải rác một số các quy phạm về quyền, nghĩa vụ phát sinh sau khi hợp đồng chấm dứt như giữ bí mật thơng tin, bảo lãnh, bảo hành, bồi thường thiệt hại…
1.2.2. Khái niệm pháp luật và nguồn luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại đồng thương mại
Hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng thương mại nói riêng cũng trải qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và chấm dứt. Các căn cứ làm chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại có thể xuất phát do ngoại cảnh như hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay do ý chí đơn phương hoặc thống nhất chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại của các bên trong hợp đồng.
Do đó, có thể hiểu “Pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ trong quá trình chấm dứt thực hiện hợp đồng của các bên trong hợp đồng thương mại”.
Pháp luật về chấm dứt hợp đồng thương mại mang bản chất của pháp luật về chấm dứt hợp đồng nói chung, cho nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của pháp luật về chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, pháp luật về chấm dứt hợp đồng thương mại vẫn có những đặc điểm riêng, phân biệt với các quy định của pháp luật về chấm dứt các loại hợp đồng khác như hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự đó là:
32
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh: Giống như tên gọi của nhóm quy
định pháp luật này, pháp luật về chấm dứt hợp đồng thương mại chỉ tác động tới việc ngừng hiệu lực của các thỏa thuận giữa các bên của hợp đồng thương mại (các hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân, thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận) mà khơng điều chỉnh sự ngừng hiệu lực của các loại hợp đồng khác như hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động…
Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh: Do hợp đồng thương mại là một trong
những loại hợp đồng chuyên biệt chịu sự điều chỉnh của cả luật chuyên ngành là Luật thương mại và Bộ luật dân sự nên nhóm các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng thương mại tồn tại ở phạm vi rất rộng bao gồm cả BLDS và LTM cùng một số văn bản pháp lý liên quan… về các căn cứ chấm dứt hợp đồng thương mại, việc giải quyết hậu quả pháp lý trong trường hợp chấm dứt hợp đồng thương mại, các quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng sau khi hợp đồng bị chấm dứt hiệu lực.
Đối với hợp đồng thương mại nói chung và quy định về chấm dứt hợp đồng thương mại nói riêng, nguồn luật chủ yếu điều chỉnh hiện hành là:
Bộ luật Dân sự là nguồn luật chung cho tất cả các quan hệ hợp đồng như quy định những nguyên tắc chung, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, các biện pháp đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng và vấn đề về chấm dứt hợp đồng.
Luật Thương mại quy định những vấn đề cụ thể về hợp đồng thương mại. Khi có những vấn đề liên quan đến hợp đồng thương maị mà Luật