Thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 59 - 70)

1.1.4 .Ý nghĩa của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương

thƣơng mại

Công cuộc Đổi mới và nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế đã làm thay đổi nền kinh tế - xã hội nước ta. Các nguồn lực trong xã hội được phát huy mạnh mẽ, cơ chế quản lý có nhiều biến chuyển tích cực, giao lưu kinh tế được tạo điều kiện phát triển, các quan hệ thương mại nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, giải trí… ngày càng đa dạng, phong phú.

Hệ thống pháp luật điều chỉnh nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa được ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống. Tuy nhiên, các giao dịch thương mại luôn sôi động, nhiều quy định pháp luật, trong đó có quy định về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại chưa phù hợp với đòi hỏi thực tiễn của cuộc sống. Đã có nhiều tranh chấp phát sinh từ vấn đề chấm

54

dứt thực hiện hợp đồng thương mại, đặc biệt là các trường hợp liên quan tới đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng thương mại.

Theo báo cáo của ngành TAND, các tranh chấp về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng xảy ra khá nhiều và đa dạng như tranh chấp về các hợp đồng mua bán, thuê tài sản, vay tài sản, dịch vụ, bảo hiểm, đại lý, cho thuê tài chính, thuê quyền sử dụng đất…. Địa bàn xảy ra nhiều tranh chấp về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, hai địa phương có giao lưu kinh tế sơi động nhất cả nước.

Nhìn chung với tranh chấp về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phần lớn xảy ra do có sự vi phạm của bên đối tác, có thể là vi phạm việc không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn hoặc vi phạm điều khoản về chất lượng hàng hóa, dịch vụ…, số lượng tranh chấp liên quan đến đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khơng có sự vi phạm của đối tác tuy chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng lại khó khăn hơn trong giải quyết vì quy định của pháp luật nhiều bất cập. Nhiều tranh chấp về cách thức, thời hạn thông báo đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; vấn đề thanh toán nghĩa vụ đã thực hiện, khó khăn khi giải quyết.

Mặc dù Luật Thương mại 2005, BLDS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác đã khắc phục được nhiều vấn đề vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho việc áp dụng không dễ dàng, thuyết phục. Tác giả xin đưa ra một số vụ việc tranh chấp liên quan đến đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng sau:

(i) Tranh chấp Hợp đồng hợp đồng cho th tài chính giữa Cơng ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (VILC) và Công ty TNHH giày thời trang P.L.T và Bản án số 451 /2018/KDTM-ST ngày 07/9/2018 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh.

55

Trong các ngày 31/8/2018 và 07/9/2018, TAND Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 155/KTST ngày 07/3/2018 về tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 1358/QĐXX-ST ngày 10/8/2018 giữa các đương sự: Nguyên đơn là Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (VILC); địa chỉ: Phòng 905, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện: ông Nguyễn Mạnh Hùng, GUQ ngày 05/5/2018 và bị đơn là Công ty TNHH giày thời trang P.L.T; địa chỉ: 266 Pasteur, phường 8, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện: ơng Trần Q Hỉ, giám đốc. Ngun đơn u cầu bị đơn thanh toán số nợ gốc và lãi phát sinh từ ba hợp đồng thuê tài chính số 651-02179 ngày 26/9/2014, số 722-02250 ngày 20/12/2014 và số 1318-04308 ngày 15/9/2014 là 934.533.648 đồng.

Bản án số 451/2018/KDTM-ST ngày 07/9/2018 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh:

- Trên cơ sở nhận định về vụ án và căn cứ điều 29, 34, 35 Bộ luật Tố tụng dân sự; điểm c khoản 2 Điều 63 Luật các tổ chức tín dụng; các khoản 1, 2 Điều 489 BLDS; điểm đ, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 10/3/2012, Điều 13 Nghị định số 79/2013/NĐ-CP; khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự; …TAND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

+ Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng số 1318-04308 ngày 15/9/2016; buộc bị đơn Công ty

TNHH giày thời trang P.L.T phải thanh tốn cho Cơng ty cho th tài chính quốc tế Việt Nam số tiền phát sinh từ các hợp đồng số 651-02179 ngày 26/9/2014, số 722-02250 ngày 20/12/2014và số 1318-04308 ngày 15/9/2016 là 872.135.119 đồng, trong đó tiền gốc là 871.296.119 đồng và phí bảo hiểm là 839.000 đồng. Lãi sẽ được tiếp tục tính trên số nợ gốc thực nợ với mức lãi suất 19%/năm kể từ ngày 08/9/2018 cho đến khi thực trả hết nợ gốc. Thu hồi, phát mãi tài sản thuê (theo danh mục…) để thanh toán khoản

56

tiền còn thiếu. Trong trường hợp sau khi thu hồi, xử lý tài sản thuê, nếu số tiền thu khơng đủ thanh tốn số nợ, nguyên đơn có quyền yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất như hai bên đã trình bày để thu hồi nợ.

+ Khơng chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đòi bị đơn phải bồi thường do thanh lý hợp đồng trước hạn với số tiền là 62.398.529 đồng…

Bình luận những tình tiết liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng ở vụ việc:

Khoản 11 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng quy định về cho thuê tài chính “…Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng". Tuy nhiên, chưa có quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trong Luật Các tổ chức tín dụng nên cần áp dụng quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê tài sảntrong BLDS hoặc các văn bản dưới luật có liên quan để giải quyết.

- Việc Toà quyết định nguyên đơn được đơn phương chấm dứt hợp đồng, tác giả có đánh giá như sau: Khoản 1 Điều 221 Nghị định số

39/2014/NĐ-CP về hoạt động của cơng ty tài chính và công ty cho thuê tài chính quy định: "Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn khi có một trong các trường hợp sau: a) Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính;…" .

Trong vụ việc này, bị đơn đều không trả tiền thuê quy định trong cả ba hợp đồng từ 7 kỳ liên tiếp đến 11 kỳ liên tiếp nên bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Như vậy, Tòa đã vận dụng hai quy định trên cho nguyên đơn được đơn phương chấm dứt hợp đồng là đúng nhưng cần nêu rõ việc chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính là đơn phương chấm dứt hợp đồng để tránh nhầm lẫn với các trường hợp chấm dứt hợp đồng như: huỷ bỏ hợp đồng, chấm dứt do thỏa thuận...

- Về quyết định việc thanh tốn: Tịa cần đề cập đến nghĩa vụ thanh

57

dứt hợp đồng theo quy định của Điều 428 BLDS năm 2015: Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu

bên kia thanh tốn, bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt

phải BTTH. Đồng thời Tòa cần vận dụng các quy định sau để quyết định việc thanh toán:

Theo các quy định tại Khoản 4 Điều 482 BLDS năm 2015; Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP, Toà cần yêu cầu bị đơn thanh toán ngay tiền gốc, tiền bảo hiểm và tiền lãi phát sinh (tiền lãi phải tính từ thời điểm phải trả là cuối kỳ đã trả cuối cùng trước khi nợ chứ không phải từ ngày 08/9/2018). Nếu khơng thanh tốn ngay thì nguyên đơn có quyền thu hồi ngay tài sản cho thuê và bị đơn phải BTTH vật chất cho nguyên đơn.

Việc Tịa khơng chấp nhận u cầu của ngun đơn địi bị đơn phải bồi thường do thanh lý hợp đồng trước hạn với số tiền là 62.398.529 đồng chưa hợp lý. Hội đồng xét xử nhận định: Nguyên đơn không chứng minh được số tiền 62.398.529 đồng là thiệt hại thực tế; đây là hợp đồng cho thuê tài chính thực chất là hoạt động cho vay, tín dụng; nguyên đơn đã được chấp nhận tính lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn trên số dư nợ gốc cho đến khi thanh toán hết nợ; vì thế khơng có cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận.

Nếu các bên có thỏa thuận về việc bên thuê chậm trả tài sản thuê sẽ bị phạt vi phạm thì bị đơn cịn phải chịu phạt vi phạm, nhưng các bên không thỏa thuận nên Tịa khơng đề cập là đúng.

(ii) Vụ việc hủy bỏ hợp đồng giữa công ty Oto Huyndai - Vinamotor Việt Hàn và Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thùng xe chuyên dụng KPI.

Cuối tháng 9/2009, công ty cổ phần Ô to Huyndai - Vinamotor Việt Hàn (gọi tắt là VH) (có trụ sở tại số 158, Cách mạng tháng Tám, thành phố Đà Nẵng) và Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thùng xe chuyên dụng

58

KPI (gọi tắt là KPI) (có trụ sở tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) ký với nhau 03 hợp đồng mua bán xe ơ tơ. Theo đó, phía VH đặt mua KPI tổng cộng 42 xe ô tơ chun dụng, thời hạn giao hàng trong vịng 45 - 50 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, chia làm 8 đợt kể từ khi VH hoàn tất số tiền đặt cọc. Và ngày 28/9/2009, VH đã chuyển hết số tiền đặt cọc cho KPI với tổng giá trị gần 4,5 tỷ đồng.

Theo điều khoản trong hợp đồng, từ đầu tháng 10/2009, KPI phải giao xe và thời gian kết thúc giao hàng chậm nhất là ngày 15/11/2009. Tuy nhiên, quá thời hạn giao xe nhưng VH vẫn chưa nhận được một xe nào và cũng không nhận được lời giải thích về việc KPI giao hàng chậm hoặc khơng có khả năng giao hàng.

VH đã hai lần gửi công văn yêu cầu KPI giao xe theo hợp đồng đã ký kết nhưng KPI vẫn không thực hiện. Sau 15 ngày chờ đợi vẫn không thấy KPI trả lời, ngày 4/12/2009 đại diện VH tới trụ sở KPI để làm việc và được trả lời là không đảm bảo thời gian giao hàng cũng như chất lượng hàng hóa khơng có gì đảm bảo. Đến ngày 8/12/2009 KPI mới có văn bản đề nghị VH tiếp tục ký hợp đồng, nhưng thời gian giao hàng phải dời lại đến đầu tháng 2/2010.

Khơng hài lịng về thái độ làm việc của KPI cũng như xét cơ hội thị trường khơng cịn nữa, ngày 9/12/2009, VH tuyên bố hủy hợp đồng, đòi KPI trả lại số tiền đặt cọc, cũng như phải chịu trách nhiệm bị phạt cọc và phạt vi phạm hợp đồng với số tiền tương đương 1% giá trị hợp đồng như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, phía KPI đáp trả lại với văn bản tuyên bố do VH tự ý hủy hợp đồng, nên phần lỗi thuộc về VH và KPI có quyền giữ lại toàn bộ tiền cọc để đền bù những thiệt hại do vỡ hợp đồng gây ra cho KPI, lý do là trong nội dung hợp đồng đã ký có điều khoản "phạt do giao hàng chậm" .

Để giải quyết tranh chấp trên, phía VH đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, trong đó yêu cầu KPI trả lại số tiền

59

đặt cọc và bị phạt 100% số tiền đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng tương đương 1% giá trị hợp đồng.

Theo bản án sơ thẩm số 01/2010/KDTMST của Tịa án nhân dân huyện Mỹ Hào thì: 03 hợp đồng mà các bên ký kết có hiệu lực kể từ ngày ký, sau khi hết thời hạn giao hàng theo quy định tại Điều 4 của hợp đồng mà Công ty KPI vẫn không giao được lơ hàng nào, vì vậy lỗi vi phạm được xác định là của công ty KPI. Hơn nữa, công ty KPI cũng không đưa ra được trở ngại khách quan dẫn đến việc vi phạm. Ngày 08/12/2009 công ty KPI có cơng văn thơng báo thời gian giao hàng: Dự kiến hàng về là ngày 15/01/2010 và giao xe, giấy tờ ngày 02/02/2010. Tuy nhiên, ngày 09/12/2009 Cơng ty VH đã có cơng văn thông báo đã hủy bỏ 03 hợp đồng đã ký kết với lý do mục đích của hợp đồng không đạt được. Căn cứ Điều 312 và 313 của Luật Thương mại năm 2005 Tòa án tuyên việc hủy bỏ hợp đồng của công ty VH là hợp pháp.

Trong tình huống trên, Tịa án đã xác định vi phạm hợp đồng của công ty KPI là vi phạm cơ bản nên việc công ty VH tuyên bố hủy hợp đồng là hợp pháp theo quy định của Luật thương mại năm 2005. Tuy nhiên, công ty VH phải chứng minh được hành vi vi phạm của cơng ty KPI khiến cho mục đích của hợp đồng khơng đạt được. Mục đích của công ty VH trong trường hợp này là kinh doanh kiếm lời. Nếu đã có khách hàng đặt mua số xe đó của cơng ty VH, nhưng do cơng ty KPI không giao hàng nên không thực hiện được hợp đồng với khách hàng, công ty VH đã bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh và mục đích hợp đồng ký kết với công ty KPI khơng đạt được, do đó vi phạm của phía KPI trong hợp đồng này là vi phạm cơ bản. Tuy nhiên, nếu công ty VH mua số xe ô tô trên để bán lẻ, chưa có khách hàng đặt mua thì khi nhận được hàng, dù có chậm nhưng cơng ty vẫn có thể bán cho khách mới, vì thế, vi phạm của công ty KPI không thể coi là vi phạm cơ bản.

60

Kết luận chƣơng 2

Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại 2005, Luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh hoạt động chấm dứt hợp đồng nói chung trong đó có hoạt động chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại. Những văn bản pháp luật này đã tạo được hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân trong việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại . Tuy nhiên, nhiều quy định về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại vẫn bộc lộc những bất cập, hạn chế. Điều đó làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại trên thực tế. Do vậy, trong thời gian tới cần phải điều chỉnh những quy định khơng cịn phù hợp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại.

61

CHƢƠNG 3.

NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI

3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thƣơng mại ở Việt Nam

Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, trong đó có tự do hợp đồng, Pháp luật cần mở rộng quyền thỏa thuận của các bên, cho phép các bên ghi nhận trong hợp đồng các căn cứ chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại sẽ được áp dụng. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng thì việc sửa đổi, bổ sung những quy định cịn bắt cập, thiếu sót của Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự là rất cần thiết. Những quy định về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại hiện nay được ghi nhận chủ yếu trong Bộ luật Dân sự 2015, do đó, việc hồn thiện pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng trước hết là sửa đổi, bổ sung những quy định trong Bộ luật Dân sự

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)