Khái niệm pháp luật và nguồn luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 37 - 41)

1.1.4 .Ý nghĩa của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại

1.2. Khái quát pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại

1.2.2. Khái niệm pháp luật và nguồn luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng

cách là một chế tài trong hợp đồng, để bên bị vi phạm nghĩa vụ áp dụng đối với bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, bao gồm: Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310, 311); chế tài hủy bỏ hợp đồng (Điều 312, 313, 314). Những nội dung này được tác giả phân tích cụ thể trong chương 2 của luận văn. Bên cạnh đó, Luật Thương mại 2005 cũng ban hành rải rác một số các quy phạm về quyền, nghĩa vụ phát sinh sau khi hợp đồng chấm dứt như giữ bí mật thơng tin, bảo lãnh, bảo hành, bồi thường thiệt hại…

1.2.2. Khái niệm pháp luật và nguồn luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại đồng thương mại

Hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng thương mại nói riêng cũng trải qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và chấm dứt. Các căn cứ làm chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại có thể xuất phát do ngoại cảnh như hồn cảnh thay đổi cơ bản hay do ý chí đơn phương hoặc thống nhất chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại của các bên trong hợp đồng.

Do đó, có thể hiểu “Pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ trong quá trình chấm dứt thực hiện hợp đồng của các bên trong hợp đồng thương mại”.

Pháp luật về chấm dứt hợp đồng thương mại mang bản chất của pháp luật về chấm dứt hợp đồng nói chung, cho nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của pháp luật về chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, pháp luật về chấm dứt hợp đồng thương mại vẫn có những đặc điểm riêng, phân biệt với các quy định của pháp luật về chấm dứt các loại hợp đồng khác như hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự đó là:

32

Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh: Giống như tên gọi của nhóm quy

định pháp luật này, pháp luật về chấm dứt hợp đồng thương mại chỉ tác động tới việc ngừng hiệu lực của các thỏa thuận giữa các bên của hợp đồng thương mại (các hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân, thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận) mà không điều chỉnh sự ngừng hiệu lực của các loại hợp đồng khác như hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động…

Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh: Do hợp đồng thương mại là một trong

những loại hợp đồng chuyên biệt chịu sự điều chỉnh của cả luật chuyên ngành là Luật thương mại và Bộ luật dân sự nên nhóm các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng thương mại tồn tại ở phạm vi rất rộng bao gồm cả BLDS và LTM cùng một số văn bản pháp lý liên quan… về các căn cứ chấm dứt hợp đồng thương mại, việc giải quyết hậu quả pháp lý trong trường hợp chấm dứt hợp đồng thương mại, các quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng sau khi hợp đồng bị chấm dứt hiệu lực.

Đối với hợp đồng thương mại nói chung và quy định về chấm dứt hợp đồng thương mại nói riêng, nguồn luật chủ yếu điều chỉnh hiện hành là:

Bộ luật Dân sự là nguồn luật chung cho tất cả các quan hệ hợp đồng như quy định những nguyên tắc chung, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, các biện pháp đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng và vấn đề về chấm dứt hợp đồng.

Luật Thương mại quy định những vấn đề cụ thể về hợp đồng thương mại. Khi có những vấn đề liên quan đến hợp đồng thương maị mà Luật Thương mại khơng quy định thì áp dụng quy định của BLDS (Điều 4 BLDS 2015). Vấn đề chấm dứt hợp đồng không được quy định trong Luật Thương mại, do đó, căn cứ áp dụng chủ yếu là Bộ luật Dân sự.

Đối với hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngồi trong kinh doanh, thương mại được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau như luật quốc

33

gia, các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế, tuy nhiên, đối với quy định về chấm dứt hợp đồng, các bên cũng căn cứ vào quy định tại Bộ luật dân sự.

Các luật chuyên ngành điều chỉnh các quan hệ hợp đồng cũng như chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại áp dụng riêng trong lĩnh vực đó, ví dụ như Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Quảng cáo... Nếu trong các văn bản pháp luật này khơng có quy định về chấm dứt thực hiện hợp đồng, thì áp dụng các quy định của Luật Thương mại và các quy định chung tại Bộ luật Dân sự. Như vậy, các quy định về chấm dứt hợp đồng thương mại chủ yếu được quy định trong Bộ luật Dân sự, quy định tại hệ thống các luật chuyên ngành chỉ được căn cứ để làm rõ các vấn đề có liên quan đến nguyên nhân chấm dứt hợp đồng thương mại.

Thời kỳ đầu của đổi mới, Quốc hội ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và song hành cùng nó là Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991. Hai loại hợp đồng này được phân biệt với nhau về chủ thể, mục đích và hình thức ký kết. Tại những văn bản này, đã có những quy định chuyên sâu về hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, trong đó có những quy định về đình chỉ thực hiện hợp đồng. Việc phân biệt thành hai loại Hợp đồng, PLVN chịu ảnh hưởng của pháp luật Xô viết.

Từ năm 1991 đến năm 1994 có 14 Dự thảo Bộ luật Dân sự ra đời "đã lần lượt tiếp thu vào Bộ luật Dân sự, sau khi đã được kiểm nghiệm, sàng lọc qua thực tiễn sống động của đời sống xã hội" và Bộ luật Dân sự năm 1995 - Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta được thơng qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực từ ngày 01/7/1996 là một bước tiến lớn trong quy định về HĐDS nói chung và đơn phương đình chỉ thực hiện HĐDS nói riêng so với Pháp lệnh HĐDS năm 1991. Và sau đó, năm 1997, Luật Thương mại được ban hành, cụ thể hóa các nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự áp dụng cho các quan hệ kinh doanh, thương mại.

34

Hiện nay với BLDS 2015, LTM 2005 ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về hợp đồng và là sự thống nhất pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Những quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại thể hiện tính tự nguyện, bình đẳng, tự do trong quá trình giao kết, thực hiện, chấm dứt Hợp đồng nói chung, Hợp đồng thương mại nói riêng sâu sắc hơn; quyền và lợi ích của các bên chủ thể hợp đồng được điều chỉnh hợp lý, bảo vệ rõ nét hơn và cả các quy định liên quan tới chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra là rất nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan đã cụ thể hóa các quan hệ đặc thù trong các lĩnh vực khác nhau như chứng khốn, tín dụng, lao động, đất đai…

Để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, bao quát khi điều chỉnh quan hệ hợp đồng, hiện nay nguyên tắc áp dụng luật tư tại Điều 4 BLDS 2015 được quy định rõ ràng, thống nhất pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như giới hạn về dung lượng, tác giả luận văn tập trung phân tích các quy định chung của Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định của Luật Thương mại 2005 về các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng nói chung, hợp đồng thương mại nói riêng.

Theo đó, những căn cứ này được quy định chung tại BLDS 2015, bao gồm Điều 422 - Chấm dứt hợp đồng; Điều 420 - Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản; Điều 428 - Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nói chung và những quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện những loại hợp đồng dân sự thông dụng.

Luật Thương mại không quy định những nguyên tắc chung, mà cụ thể hóa những nguyên tắc chung này của Bộ luật Dân sự. Do đó, Luật Thương mại 2005, cụ thể hóa, quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng thương mại cũng như đơn phương chấm dứt thực hiện các loại hợp đồng thương mại. Cụ thể như:

- Điều 144 – Về chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân - Điều 177 – Về chấm dứt hợp đồng đại lý

35

- Điều 289 – Về chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại - Điều 310, 311 – Về đình chỉ thực hiện hợp đồng thương mại.

Những nội dung sau của Luận văn phân tích các trường hợp chấm dứt hợp đồng thương mại theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 theo nguyên tắc trên.

Một phần của tài liệu Chấm dứt thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định của luật thương mại 2005 – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 37 - 41)