Thời kỳ suy yếu (1973 – 1975)

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lục thông tinj (Trang 42 - 45)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc thập niên 1970

2.1.2. Thời kỳ suy yếu (1973 – 1975)

Thời kỳ suy yếu của phong trào sinh viên Hàn Quốc trong thập niên 1970 tính từ sau cuộc biểu tình 10/2 đến trước sự kiện ngày 22/5/1975. Trong thời gian này, mặc dù phong trào sinh viên vẫn tiếp tục nổ ra song do sức ép của chính quyền với nhiều biện pháp đàn áp, cưỡng chế mà phong trào không thể tiến hành nhiều hoạt động công khai như ở giai đoạn trước.

Để dập tắt ngôn luận đang kêu gọi sửa đổi Hiến pháp Duy Tân, ngày 8/1/1974, chính quyền Park Chung Hee đã ban bố Lệnh khẩn cấp số 1, cấm thảo luận về sửa đổi

Hiến pháp và Lệnh khẩn cấp số 2 quyết định thành lập Hội đồng Quân pháp Khẩn cấp. Theo đó, tất cả những ai có hành vi phản đối, chế nhạo hay chủ trương sửa đổi, xóa bỏ Hiến pháp đều sẽ bị bắt mà không cần đến lệnh bắt giữ của Tịa án. Các đối tượng vi phạm có thể bị phạt tù đến 15 năm. Hội đồng Quân pháp Khẩn cấp trực tiếp thi hành quyết định này (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 80).

Tháng 4/1974, Chính phủ tiếp tục thực hiện biện pháp mạnh hơn đối với phong trào sinh viên thông quan Lệnh khẩn cấp số 4. Điều lệnh này quy định cấm tất cả các hành vi gia nhập, tham gia hoạt động, hỗ trợ, liên lạc cho tổ chức Tổng liên minh

Thanh niên Sinh viên Dân chủ Toàn quốc và các tổ chức có liên quan. Những ai vi

phạm có thể bị tử hình, phạt tù chung thân, trường học có sinh viên tham gia tổ chức này sẽ bị đóng cửa.

Trong khi chính quyền đang ra sức đàn áp các phong trào phản kháng của quần

chúng thì ngày 15/8/1974, Moon Sae Gwang - một Hàn kiều tại Nhật Bản - đã tổ chức

ám sát Tổng thống Park Chung Hee. Mặc dù Tổng thống Park bình an vơ sự song phu nhân Yuk Young Soo đã bị bắn chết. Sau sự kiện này, Tổng thống Park tuyên bố gỡ bỏ Lệnh khẩn cấp số 1 và số 4. Tuy vậy, các cuộc đấu tranh phản đối Duy tân vẫn khơng có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính phủ cho rằng nhiều thành viên của Tổng liên minh Thanh

niên Sinh viên Dân chủ Toàn quốc đã tham gia và Hội Thanh niên Sinh viên Dân chủ và Mặt trận thống nhất cho nên đã tìm cách bắt giữ và kết án các nhà hoạt động của

phong trào.

Tiếng nói của phong trào sinh viên cùng những động thái phản dân chủ của chính quyền Tổng thống Park đã khơi dậy tinh thần đấu tranh của nhiều giai tầng khác trong xã hội như các nhà hoạt động tơn giáo, giới báo chí, nhà văn, học giả, các chính trị gia đối lập,… Nhiều tổ chức dân chủ được thành lập như Hội đồn Tín đồ Thiên Chúa giáo vì chính nghĩa, Ủy ban Bảo vệ Nhân quyền,… và đặc biệt là Đại hội kêu gọi nhân dân khôi phục dân chủ đã thúc đẩy tinh thần đấu tranh nhằm sửa đổi Hiến pháp,

khôi phục lại nền dân chủ. Đại hội kêu gọi nhân dân khôi phục dân chủ đã thu hút được sự ủng hộ của nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội, đặt dưới sự dẫn dắt của các chính trị gia mang tư tưởng ơn hịa như Kim Young Sam, Kim Dae Jung.

Ngày 28/3/1975, Tổng hội Sinh viên Đại học Nông nghiệp, SNU tuyên bố bản

Tuyên ngôn Đại học yêu cầu bảo đảm quyền tự do cho người học và phóng thích các

tình hơ vang các khẩu hiệu như “Hãy đảm bảo tự do cho học viên”, “Đả đảo hiến pháp Duy tân”,… Đến ngày 10/4/1975, cuộc biểu tình đã thu hút sự tham gia của hơn 700 sinh viên. Cuộc đụng độ giữa lực lượng sinh viên và cảnh sát đã dẫn đến sự kiện sinh viên Kim Sang Jin chết trên đường đến bệnh viện.

Trước sức ép của phong trào dân chủ và áp lực trong - ngồi Quốc hội, chính quyền Park Chung Hee đã buộc phải trả tự do cho những người bị quy tội không qua xét xử do vi phạm Lệnh khẩn cấp có liên quan đến Tổng liên minh Thanh niên Sinh viên Dân chủ Toàn quốc. Tuy nhiên, chính quyền vẫn giữ chủ trương cứng rắn đối với

phong trào sinh viên. Cụ thể, ngày 8/4/1975, Lệnh khẩn cấp số 7 được ban bố nhằm đối phó với cuộc biểu tình địi sử đổi Hiến pháp của sinh viên Đại học Korea. Chính quyền đã cho đóng cửa Đại học Korea, điều động quân đội đến giải quyết các hoạt động biểu tình trong khn viên nhà trường (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 81).

Ngày 13/5/1975, Tổng thống Park tuyên bố Lệnh khẩn cấp số 9, cấm các hafh vi chủ trương, xúi dục, tổ chức các hoạt động đòi sửa chữa, hủy bỏ hay phỉ báng, xuyên tạc, phản đối Hiến pháp Duy tân. Các đối tượng vi phạm đều sẽ bị bắt mà không cần đến lệnh bắt giữ của Tịa án. Ngồi ra, Lệnh khẩn cấp số 9 cũng quy định cấm các hoạt động tham gia chính trị, tụ tập, biểu tình khơng pháp của sinh viên. Biện pháp này được thực hiện nhằm “nhổ tận gốc” phong trào sinh viên tại các trường Đại học. Lệnh khẩn cấp số 9 thực chất là tái lập các nội dung đã bị dỡ bỏ trước đó và leo thang ở mức độ cao hơn. Nó được kéo dài và thực hiện một cách liên tục cho đến khi Tổng thống Park bị ám sát tháng 10/1979.

Ngày 22/5/1975, sinh viên trường Đại học Muli, SNU đã tổ chức tang lễ và truy điệu cho sinh viên Kim Sang Jin tử nạn. Hơn 4000 sinh viên đã có mặt trong buổi tổ chức tang lễ này. Họ đã cùng nhau hát vang các bài hát như Ái quốc ca (quốc ca của Đại Hàn Dân Quốc), Chính nghĩa ca, Người đi tiên phong,… Chính quyền đã phải huy động lực lượng cảnh sát cơ động đến để giải tán đội ngũ sinh viên. Lực lượng cảnh sát đã tiến hành đánh đập và bắt bớ nhiều sinh viên, ước tính hơn 80 người bị bắt và hơn 60 người bị giam giữ (Lee Jae Oh: 2011: 346-347).

Sự kiện 22/5 đã nổ phát súng đầu tiên cho phong trào sinh viên chống chế độ độc tài sau khi Lệnh khẩn cấp số 9 được ban bố. Sự kiện này cũng đánh dấu giai đoạn phục hồi của phong trào sinh viên thập niên 1970 (1975 - 1979).

Song song với phong trào sinh viên nói chung là phong trào sinh viên của các tôn giáo. Tiêu biểu là sự kiện tháng 4/1975, Shim Ji Yeon (học viên cao học, SNU), Park Hong Seok (sinh viên năm 4 khoa Sử, SNU), Lee Myung Jun (sinh viên năm 4 khoa Báo chí truyền thơng, Đại học Chung Ang), Han Kyung Nam (sinh viên năm 4 khoa Chính trị Ngoại giao, Đại học Korea) đã kêu gọi sinh viên 18 trường Đại học liên kết thành lập Tổng liên minh Sinh viên Thiên chúa giáo Tồn quốc Kêu gọi Chính nghĩa (천주교 정의구현 전국학생총연맹).

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lục thông tinj (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)