Phong trào Buma và Biến cố 26/10/1979

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lục thông tinj (Trang 48 - 49)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc thập niên 1970

2.1.4. Phong trào Buma và Biến cố 26/10/1979

Ngày 4/10/1979, Đảng cầm quyền đơn phương tổ chức cuộc họp thơng qua lệnh xóa tên nghị sĩ đảng đối lập Kim Young Sam ra khỏi danh sách đại biểu Quốc hội. Sự kiện này đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của giới sinh viên cùng nhiều giai tầng trong xã hội. Phong trào phản kháng diễn ra mạnh mẽ nhất tại Busan và Masan - nơi được biết đến như “quê hương tinh thần” của ông Kim Young Sam.

Ngày 16/10/1979, 500 sinh viên Đại học Pusan đã đọc Lời kêu gọi Đấu tranh cứu quốc và dân chủ trước thư viện trường và kêu gọi biểu tình phản đối thể chế Duy

tân. Lực lượng biểu tình đã có sự xung đột gay gắt với cảnh sát tại khu vực trung tâm thành phố Busan. Đáp lại việc cảnh sát dùng vũ lực trấn áp phong trào sinh viên, nhiều

người dân sinh sống tại đó đã cùng gia nhập vào đồn biểu tình. Người biểu tình đã ném đá, phóng hỏa Sở Cảnh sát, trại giam cùng nhiều cơ quan hành chính khác để thể hiện sự bất mãn với chế độ.

Ngày 18/10/1979, thông tin về cuộc biểu tình Busan lan đến Masan, các sinh viên Đại học Gyeongnam nhanh chóng tràn xuống đường biểu tình. Cuộc biểu tình được hưởng ứng bởi đông đảo quần chúng nhân dân và kéo dài đến tận đêm. Tối ngày 19/10/1979, cảnh sát đã nã đạn hơi cay vào đồn biểu tình. Đáp trả, họ đã ném đá, đốt trụ sở DRP cùng nhiều cơ quan hành chính khác.

Sau khi cuộc biểu tình diễn ra được 2 ngày, chính quyền Park Chung Hee ban bố Lệnh giới nghiêm khẩn cấp. Lực lượng lục quân tại Changwon và cả đặc công được huy động để trấn áp phong trào sinh viên. Trong 2 ngày biểu tình, đã có tất cả 1.058 người bao gồm sinh viên và người dân bị bắt giữ, trong đó có 66 người bị đem ra xét xử ở Tòa án quân sự (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 86).

Cuộc biểu tình Buma khơng thành cơng nhưng nó đã dẫn đến một sự kiện quan trọng hơn đó là Biến cố 26/10 kéo theo sự sụp đổ của thể chế Duy tân. Ngày 26/10/1979, tại Gungcheongdong, Giám đốc KCIA Kim Jae Gyu đã nổ súng bắn chết Tổng thống Park, Cục trưởng cục cảnh vệ và các nhân viên bảo an theo cùng, Nguyên nhân theo lời khai của Kim Jae Gyu tại tịa án sau đó là xuất phát từ mâu thuẫn với Trưởng phịng Cảnh vệ Cha Ji Chul. Trong phong trào Buma, Cha Ji Chul cùng Tổng thống Park đã có chủ trương dùng xe tăng để đàn áp cuộc biểu tình.Do vậy, Kim Jae Gyu đã quyết tâm loại bỏ Tổng thống Park cùng Cha Ji Chul nhằm ngăn chặn đổ máu và mở đường cho dân chủ hóa. Sau khi Tổng thống Park bị ám sát, thể chế Duy tân cũng theo đó mà sụp đổ.

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lục thông tinj (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)