Biểu hiện của “đặc tính thế hệ”

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lục thông tinj (Trang 81 - 94)

CHƢƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM PHONG TRÀO ĐẤU TRANH DÂN CHỦ CỦA

3.6. Phản ánh đặc tính dân tộc và đặc tính thế hệ

3.6.2. Biểu hiện của “đặc tính thế hệ”

Việc nghiên cứu đặc tính văn hóa dân tộc cùng những ảnh hưởng của nó sẽ góp

phần chỉ ra những đặc điểm cốt lỗi, khu biệt phong trào sinh viên Hàn Quốc đối với phong trào sinh viên của các quốc gia khác. Trong khi đó, nghiên cứu về đặc tính thế hệ sẽ giúp phân tích đặc trưng phong trào sinh viên của giai đoạn này với giai đoạn khác trong sự phát triển của tiến trình lịch sử.

Đầu thập niên 1960, khi Tổng thống Park Chung Hee lên cầm quyền, Hàn Quốc vẫn nằm trong số các quốc gia kém phát triển trên thế giới với kinh tế phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. Đến cuối thập niên 1980, sau hai lần “cất cánh” kinh tế, Hàn Quốc đã đạt được những bước chuyển mình mạnh mẽ, xác lập “kỳ tích sơng Hàn”

(한강기적). Từ một quốc gia nghèo đói, trở thành một nước cơng nghiệp mới (NICs),

một “con rồng kinh tế” châu Á, xã hội Hàn Quốc đã trải qua những bước chuyển nhanh chóng và khơng ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt. Chính vì thế, mỗi thế hệ Hàn Quốc sinh ra trong khoảng thời gian đó, cách một thập niên lại sống trong những điều kiện khác nhau, từ đó hình thành nên các giá trị quan khác nhau.

Lãnh đạo phong trào sinh viên thập niên 1970 phần lớn là những người sinh vào khoảng những năm 1950, họ còn được gọi là thế hệ của thời kì cơng nghiệp hóa

(산업화세대). Thế hệ 1950s trưởng thành trong thời kì đất nước bắt đầu bước chân vào

thời kì cơng nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ (giai đoạn “cất cánh kinh tế” lần thứ nhất” 1961 - 1979). Đây chính là giai đoạn mà Tổng thống Park Chung Hee tuyên bố kêu gọi người dân hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Quyền lợi của công nhân và nông dân bị hạn chế nhằm mục tiêu phát triển kinh tế. Tình trạng

tăng trưởng về kinh tế không đi kèm với công bằng xã hội đã khiến cho mâu thuẫn nảy

sinh ngay trong lòng xã hội Hàn Quốc đương thời.

Giới sinh viên là một trong số những thành phần đầu tiên trong xã hội tỏ ra nhạy cảm và bất bình trước tình trạng quyền lợi của người lao động bị đè nén dưới cái tên “dân chủ kiểu Hàn Quốc” mà Tổng thống Park Chung Hee biện minh trước truyền thông trong nước và quốc tế.

Xét trên góc độ chủ thể, phong trào sinh viên thập niên 1970 có phần sơi nổi và quyết liệt hơn so với thời kì 1960 là do một số nguyên nhân như sau

Thứ nhất, phong trào sinh viên thập niên 1970 đã kế thừa được những bài học kinh nghiệm quý báu từ Cách mạng tháng Tư (1960). Rút kinh nghiệm từ phong trào 1960, giới sinh viên thập niên 1970 nhận ra rằng, nếu như họ nhượng bộ và đặt niềm tin một cách thiếu cơ sở thì mục tiêu của cuộc đấu tranh sẽ không đạt được. Sau cuộc Cách mạng tháng Tư, thành quả đấu tranh của giới sinh viên cũng như quần chúng đạt được đã bị xóa bỏ khi giới quân sự lên nắm quyền thơng qua đảo chính và xác lập một nền độc tài mới.

Thứ hai, thế hệ sinh viên thập niên 1970 sinh ra sau giải phóng, họ lớn lên trong bối cảnh các trào lưu tư tưởng của phương Tây đặc biệt là từ Mỹ đã bắt đầu “trổ hoa” trong lòng xã hội Hàn Quốc. Khác với lực lượng sinh viên đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tư và phong trào sinh viên thập niên 1960, họ tỏ ra thích nghi hơn và nhanh chóng bắt nhịp hơn với các mỹ từ dân chủ, bình đẳng, tự do,… Trong khi đó, sinh viên thập niên 1960, những người đã từng chứng kiến sự tàn khốc của cuộc chiến tranh 25.6, còn non trẻ về kinh nghiệm đấu tranh phần nào tỏ ra dè dặt hơn.

Sự trưởng thành về mặt số lượng và chất lượng của giới sinh viên chỉ thật sự đạt đến mức cao nhất với sự ra đời của thế hệ 386. Thuật ngữ thế hệ 386 ra đời trong khoảng thập niên 1990 dùng để chỉ những người sinh ra vào những năm 60 (6), học đại học vào những năm 80 (8) và hiện tại (tức thời điểm 1990) vào khoảng 30 tuổi. Họ là những người trực tiếp tham gia trải nghiệm và nắm vai trị chủ đạo trong tiến trình dân chủ hóa. Thuật ngữ thế hệ 386 có những lúc được đồng nhất với thuật ngữ thế hệ dân chủ hóa ở Hàn Quốc (Nguyễn Thị Thắm. 2013, tr.37)

So với các thế hệ đi trước, thế hệ 386 được sinh trưởng trong một hoàn cảnh, điều kiện tốt hơn. Họ cũng là thế hệ có tỉ lệ sinh viên đại học cao nhất trong lịch sử Hàn Quốc tính đến thời điểm đó. Thế hệ 386 thường được nhắc đến là thế hệ của tri

thức, những người sau này đảm nhận các công việc về chuyên môn, chiếm phần lớn tỉ lệ của tầng lớp trung lưu trong xã hội Hàn Quốc. Do điều kiện sống gấp gáp và cơn sốt phát triển kinh tế, một số giá trị đã hình thành trong suy nghĩ của giới sinh viên thời kỳ này như tự tin, quyết đốn và tự hào với khẩu hiệu “Tơi có thể làm được việc đó”. Họ đã có một cái nhìn chủ động hơn, tự tin hơn so với các thế hệ đi trước. (Kim Choong

Soon. 2012, tr.373).

Tiếp nối truyền thống đấu tranh của các thế hệ đi trước cộng thêm tính năng động, tích cực do điều kiện sống mới tác động, thế hệ 386 đã dẫn dắt phong trào đấu

tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc đi đến thành công. Chỉ tính riêng trong năm 1985, thống kê đã lên đến 3.877 cuộc biểu tình của sinh viên các trường Đại học (Kim

TIỂU KẾT

Sinh viên Hàn Quốc có truyền thống đấu tranh bảo vệ cho lý tưởng tiến bộ ngay từ khi mới thành lập đầu thế kỉ XX. Từ phong trào đấu tranh đòi độc lập, tự chủ dưới thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng đã phát triển thành phong trào đấu tranh dân chủ dưới thể chế độc tài quân sự tiêu biểu trong hai thập niên 1970 – 1980. Tác giả đã tiến hành phân tích, làm sáng tỏ các đặc điểm cơ bản của lực lượng sinh viên dựa trên các yếu tố như: vị thế xã hội, đặc trưng chính trị, đặc trưng tâm lý, yếu tố kinh nghiệm và tư tưởng. Trong đó, có những thuận lợi song cũng ẩn chứa nhiều khó khăn cho phong trào sinh viên. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng phân tích các hạn chế của một số giai tầng khác như cơng nhân, giới trung lưu. Từ đó, tiến hành lý giải tại sao trong thời kỳ này, tại sao là sinh viên chứ không phải giai tầng nào khác trở thành lực lượng tiên phong trong tiến trình dân chủ hóa.

Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên có xuất phát điểm là mục tiêu dân chủ hóa trường học sau đó mới lan rộng ra thành dân chủ hóa xã hội. Mục đích ban đầu của sinh viên là thực hiện tự do hóa mơi trường học đường, phản đối sự can thiệp sâu của nhà nước vào các vấn đề cụ thể như huấn luyện quân sự bắt buộc, yêu cầu sa thải các giáo sư lạm quyền, … Sau đó, phong trào mở rộng với các mục tiêu như xóa bỏ Hiến pháp phản dân chủ, yêu cầu tự do ngôn luận, tuân thủ luật lao động, thực hiện tổng tuyển cử tự do bầu ra chính phủ dân sự,… Nhờ có sự đồng nhất về mặt mục đích và lợi ích nên phong trào sinh viên nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ của các giai tầng khác trong tồn xã hội, từ đó hồn thành tốt vai trị tiên phong của mình.

Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên diễn ra tại địa bàn các thành phố lớn nơi tập trung nhiều trường đại học. Địa bàn đơ thị có nhiều điểm thuận lợi giúp hỗ trợ đẩy nhanh sự phát triển của phong trào sinh viên. Cụ thể như dân cư đông, sống tập trung (thủ đô Seoul là tập trung đến gần ¼ dân số cả nước), tinh thần tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội cao, tầng lớp trung lưu chiếm số lượng đông đảo.

Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc có sự kết hợp đa dạng, phong phú giữa nhiều hình thức khác nhau từ ơn hịa đến bạo động. Về mặt trình tự, từ thập niên 1970 đến thập niên 1980, tính chất bạo động, quyết liệt của các cuộc đấu tranh tăng dần. Tuy nhiên, về cơ bản, hình thức đấu tranh bất bạo động vẫn là hình thức cơ bản, xuyên suốt quá trình phát triển của phong trào. Các hình thức bạo động chỉ diễn ra nhằm phản kháng việc chính quyền sử dụng qn đội, cảnh sát có trang bị

vũ khí nhằm đàn áp người biểu tình. Một số hình thức đấu tranh ơn hịa có thể kể đến như: mít tinh, ra tun ngơn, rải truyền đơn, sáng tác ca khúc đấu tranh, tổ chức hội đoàn dân chủ sinh viên,… Các biện pháp bạo động như: ném đá, phóng hỏa, sử dụng vũ khí thơ sơ và vũ khí nóng tự chế,… Trong phong trào đấu tranh ở Gwangju (5/1980), người biểu tình thậm chí cịn cướp kho vũ khí của qn đội để tự trang bị.

Khả năng liên kết rộng rãi là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của phong trào sinh viên. Trong bài nghiên cứu này, người viết chia ra làm hai loại hình liên kết chính, bao gồm có: tính liên kết giữa phong trào sinh viên giữa các trường đại học với nhau và tính liên kết giữa sinh viên với các lực lượng xã hội khác như công nhân, trung lưu, các đồn thể tơn giáo,… Sự liên kết này được thể hiện theo hai hướng: Hướng thứ nhất, một phong trào bùng nổ sau đó được một hay nhiều phong trào khác hưởng ứng, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội. Hướng thứ hai là các lực lượng xã hội cùng tiến hành đấu tranh với một kế hoạch cụ thể, thống nhất.

Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc (thập niên 1970 - thập niên 1980) mang đậm dấu ấn của đặc tính dân tộc và đặc tính thế hệ. Trong nội dung biểu hiện của đặc tính dân tộc, người viết căn cứ trên những nghiên cứu nhân học, văn hóa học về tính cách của người Hàn sau đó tham chiếu cụ thể vào phong trào sinh viên để tìm kiếm những nét ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của từng nét tính cách. Tuy nhiên, trong giới nghiên cứu nhân học Hàn Quốc hiện nay, các học giả có xu hướng tập trung phân tích nhiều hơn đến đặc tính thế hệ thay vì tính cách dân tộc. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, bên cạnh việc khảo cứu tính cách chung của dân tộc Hàn, người viết cũng tiến hành xem xét các đặc trưng của từng thế hệ đã dẫn dắt phong trào sinh viên trong hai thập niên 1970 và 1980.

Về đặc trưng thế hệ, tác giả tập trung phân tích sự khác biệt giữa thế hệ lãnh đạo phong trào sinh viên thập niên 1980 (hay còn gọi là thế hệ 386) với thế hệ lãnh đạo phong trào sinh viên thập niên 1970 hay 1960 từ đó nhận định những đặc trưng mới nào đã phát sinh và có sức ảnh hưởng đối với phong trào nói chung. Trong đó, thế hệ 386 là thế hệ được chú trọng nhiều nhất bởi đây là thế hệ đã trực tiếp dẫn dắt phong trào dân chủ hóa đi đến thành công.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về phong trào sinh viên nói chung và phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc nói riêng vẫn đang là một đề tài mới chưa được quan tâm khai thác ở Việt Nam. Trong khi đó, việc nghiên cứu phong trào đấu tranh của sinh viên sẽ là chìa khóa làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến đặc trưng của tiến trình dân chủ hóa tại Hàn Quốc. Điều đó lý giải động lực gì đã giúp Hàn Quốc - một quốc gia chưa từng có truyền thống dân chủ trong thời kỳ tiền hiện đại – trong thời gian tương đối ngắn có thể chuyển biến mạnh mẽ trở thành một trong các nước đứng đầu về chỉ số dân chủ ở châu Á, được thế giới công nhận.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng hệ thống lý thuyết về xung đột xã hội, phong trào xã hội, hành vi chính trị cùng các định nghĩa, tiêu chí xác định và chỉ số về dân chủ, dân chủ hóa để khảo cứu các vấn đề trong phạm vi phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc thập niên 1970 – thập niên 1980. Với khung lý thyết như trên, phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc (thập

niên 1970 – thập niên 1980) được nhìn nhận dưới các góc độ của một phong trào xã

hội. Để tiến hành nghiên cứu theo phương diện này, tác giả đã tập trung trả lời các vấn đề cụ thể như:

(1) Lực lượng chủ thể của phong trào và các đặc điểm của lực lượng (2) Đối tượng mà phong trào hướng đến

(3) Mục đích đấu tranh và biểu hiện của mục tiêu đấu tranh (4) Phạm vi của phong trào và các tác động trở lại

(5) Hình thức và phương pháp đấu tranh

(6) Đặc trưng làm nên nét riêng của phong trào đấu tranh dân chủ sinh viên

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã phân tích một số đặc trưng văn hóa của dân tộc Hàn và đặc trưng của thế hệ có ảnh hưởng đến phong trào sinh viên. Trong đó, có sử dụng tư liệu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nhân học, văn hóa học trong và ngoài nước như GS. Kim Choong Soon, GS. Han Kyung Koo, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm,… về đặc tính Hàn Quốc hay tính cách dân tộc Hàn.

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Người nghiên cứu đã đặt phong trào sinh viên trong sự vận động

chung. Các phong trào sinh viên được tổng kết, thống kê, từ đó rút ra tiến trình vận

động và những bài học kinh nghiệm trong từng thời kì.

Về tổng thể, phong trào đấu tranh dân chủ hóa của sinh viên Hàn Quốc thập

niên 1970 – thập niên 1980 đã thực hiện thành cơng vai trị lịch sử của nó trong tiến

trình dân chủ hóa tại quốc gia này. Sinh viên với tư cách là một lực lượng hăng hái, tiến bộ đã tiên phong trong công cuộc đấu tranh thực hiện quyền công dân, loại bỏ chế độ độc tài quân sự, xây dựng xã hội dân sự nơi tự do ngôn luận và các quyền cơ bản khác của người dân được đảm bảo thực hiện.

Sinh viên với ý chí, nhiệt huyết, tinh thần chủ động và khát khao cống hiến đã trực tiếp đứng lên kêu gọi đấu tranh phản độc tài trong tình thế nhiều bất lợi. Trong suốt hàng chục năm, chính trường Hàn Quốc bộc lộ một sự mất cân đối rõ ràng, khi mà sức nặng của các đảng đối lập khơng đủ sức đối trọng với chính quyền độc tài. Xã hội dân sự bị ngăn cản, trong khi đó phong trào cơng nhân cịn non trẻ, gặp phải nhiều rào cản. Trước tình hình đó, giới sinh viên đã đứng lên thúc đẩy tinh thần đấu tranh của toàn xã hội, trước hết là địi mục tiêu dân chủ hóa trường học sau đó là địi quyền lợi cho người lao động, sửa đổi Hiến pháp để tiến tới một nền dân chủ thực sự.

Về mặt quy mô, tổ chức, phong trào đấu tranh dân chủ hóa của sinh viên nổ ra liên tiếp ở các trường Đại học trong thập niên 1970 – thập niên 1980. Phong trào đã thể hiện rõ sự đa dạng về hình thức tổ chức, phương pháp đấu tranh (bao gồm cả đấu tranh bạo động và bất bạo động), với quy mơ, tính tổ chức ngày càng được nâng cao. Giới sinh viên đã thành lập được những tổ chức liên kết, phối hợp giữa các trường đại học, xây dựng tiếng nói chung cho sinh viên tồn quốc thơng qua nhiều hội đoàn như

Hội nghị đại biểu sinh viên khu vực Seoul, Liên minh thanh niên sinh viên dân chủ,…

Các phong trào tuy cịn bộc lộ nhiều hạn chế, song nó đã gây được sức ảnh hưởng lớn,

thúc đẩy dân chủ hóa trong đời sống xã hội. Nó đã trở thành tiếng nói phản kháng lại hiện thực xã hội, chế độ độc tài nhiều bất công.

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lục thông tinj (Trang 81 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)