CHƢƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM PHONG TRÀO ĐẤU TRANH DÂN CHỦ CỦA
3.5. Tính liên kết rộng rãi
3.5.1. Tính liên kết giữa phong trào sinh viên các trường đại học
Tính liên kết giữa phong trào sinh viên các trường Đại học được thể hiện rõ qua các tổ chức sinh viên liên trường. Sự liên kết giữa sinh viên các trường đại học giúp tăng thêm hiệu quả truyền thông xã hội cho phong trào, đồng thời hoạch định đường hướng được rõ ràng hơn. Trong trường hợp bị đàn áp thì hậu quả cũng sẽ được thu hẹp hơn. Ví dụ như phía chính quyền có thể ra lệnh đóng cửa một hoặc hai trường học nhưng khơng thể đồng thời đóng cửa 20, 30 trường đại học được. Việc mở rộng liên kết cũng giúp mở rộng địa bàn, phạm vi hoạt động cho phong trào sinh viên.
Năm 1972, Liên minh Sinh viên Thanh niên Bảo vệ Dân chủ Toàn quốc được thành lập đã lên kế hoạch tổ chức một chuỗi các cuộc biểu tình, thị uy nhằm vận động sửa đổi Hiến pháp. Tổ chức cũng tích cực tham gia vào các phong trào xã hội dân sự khác trong phong trào dân chủ hóa. Do hoạt động sơi nổi của liên minh, tháng 4/1974, Chính phủ đã phải ban bố Lệnh khẩn cấp số 4 trong đó có nội dung quy định cấp các hành vi gia nhập, tham gia hỗ trợ, hoạt động, liên lạc cho tổ chức Liên minh Sinh viên
Thanh niên Bảo vệ Dân chủ Toàn quốc và các tổ chức liên quan. Đối tượng vi phạm
có thể nhận mức án cao nhất là tử hình hoặc chung thân. Trường có sinh viên tham gia
vào liên minh này sẽ bị đóng cửa.
Năm 1975, một số sinh viên trường SNU, Đại học Chung Ang, Đại học Korea đã kêu gọi sinh viên 18 trường Đại học liên kết thành lập Tổng liên minh sinh viên
Thiên chúa giáo tồn quốc kêu gọi chính nghĩa. Điều đó có thể thấy, tính tơn giáo
cũng là một trong số các động lực thúc đẩy sự phát triển của phong trào sinh viên vì hịa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Sang đến thập niên 1980, do bị đàn áp gay gắt hơn, các hội đoàn liên kết sinh viên các trường chuyển sang phát triển chủ yếu dưới dạng các liên hiệp, ủy ban và hội nghị thay vì liên minh như trước. Tiêu biểu như Ủy ban xúc tiến dân chủ hóa trường học thành lập năm 1983, Liên hiệp Sinh viên Toàn quốc Đấu tranh Dân chủ hóa Phản đối chế độ độc tài thành lập năm 1985, Liên hiệp Đấu tranh sinh viên yêu nước toàn
quốc phản đối chế độ độc tài và thế lực ngoại bang can thiệp, Ủy ban chuẩn bị Lễ
tưởng nhớ toàn dân đối với sinh viên Park Jong Cheol thành lập năm 1986, Hội nghị Đại biểu Sinh viên Khu vực Seoul năm 1987, Hội nghị Đại biểu Sinh viên Toàn quốc
năm 1988,…
Ưu điểm của các hội đoàn liên kết này là do sinh viên làm chủ, dễ dàng đẩy nhanh thanh thế cho phong trào, khả năng thu hút, tập hợp lực lượng đấu tranh nhanh và mạnh. Tuy nhiên, hạn chế của nó là tạo mục tiêu cơng kích rõ ràng cho chính quyền, trong nội bộ tổ chức dễ xảy ra mâu thuẫn về đường hướng, phương thức tổ chức giữa đại biểu sinh viên các trường đại học.
3.5.2. Tính liên kết giữa phong trào sinh viên với lực lượng xã hội khác
Tính liên kết giữa phong trào sinh viên với các lực lượng xã hội, các tổ chức xã hội dân sự ở Hàn Quốc thập niên 1970 - 1980 bao hàm hai hướng chính: (1) Phong trào sinh viên nổ ra sau đó nhận được sự ủng hộ và cộng hưởng từ các lực lượng xã hội
dân sự; (2) Phong trào sinh viên liên hiệp đấu tranh cùng các tổ chức, lực lượng xã hội dân sự.
Khuynh hướng thứ nhất thể hiện qua các phong trào như: tháng 10/1973, sinh viên các trường đại học tiến hành biểu tình phản đối thể chế Duy tân. Ngay sau đó, giới báo chí và xuất bản cũng lên tiếng phản đối sự kiểm duyệt và đàn áp ngôn luận. Các nhà hoạt động chính trị và tơn giáo đứng lên thành lập Ban phong trào vận động
yêu cầu sửa đổi Hiến pháp và vận động 1 triệu người ký tên,… (Chung Il Jun, Nguyễn
Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 79).
Cao điểm tháng 10/1979, sự kiện chính quyền Park Chung Hee xóa tên nghị sĩ Kim Young Sam của đảng đối lập ra khỏi quốc hội đã làm dấy lên phong trào phản đối của sinh viên Đại học Pusan và Đại học Gyeongnam (Masan)40. Ngày 16/10, đoàn biểu tình của hơn 500 sinh viên Đại học Pusan đã tràn xuống đường, hô vang các khẩu hiệu đấu tranh xóa bỏ Duy tân, phản đối độc tài. Cuộc biểu tình có sự giúp đỡ của đơng đảo nhân dân nên đã vơ hiệu hóa được lực lượng cảnh sát. Nhân dân các vùng lân cận đã tiếp tế sữa và bánh mỳ, ủng hộ người tham gia biểu tình. (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 85)
Khuynh hướng thứ hai thể hiện rõ hơn tính liên hiệp giữa các lực lượng xã hội dân sự. Cụ thể, năm 1977 - 1978, hưởng ứng cuộc đình cơng của cơng nhân YH, công nhân nhà máy sợi Bangrim, nhà máy đồ da Cheonggye, nhà máy sợi Dongil, lực lượng sinh viên phản độc tài đã cùng với các thế lực phi chính trị và cuộc đấu tranh chính trị của đảng đối lập để hình thành phong trào liên hiệp trên quy mô lớn.
Sang đến thập niên 1980, phong trào sinh viên đã có sự đan xen, phối hợp với phong trào lao động của công nhân Hàn Quốc. Cụ thể, mối liên minh giữa sinh viên và người lao động đã được đẩy mạnh thông qua hoạt động khoảng 3.000 đến 4.000 sinh viên tham gia lao động ngụy trang tại các nhà máy, khu cơng nghiệp. Điển hình trong số đó, nữ sinh viên Kwon In Suk (SNU) trong quá trình tham gia ngụy trang làm việc tại công xưởng đã bị cảnh sát khu vực Bucheon bắt giam vào tháng 6/1986. Cô đã bị cảnh sát tra tấn tình dục dã man. Sự việc sau này được phát giác đã gây ra sự phẫn nộ trong dư luận. Đoàn luật sư 166 người đã lên tiếng cùng tham gia vào việc khởi tố vụ án. Các tổ chức xã hội của giới lao động, sinh viên, phụ nữ, tôn giáo, nhân quyền,…
40 Khu vực Busan và Masan nằm ở tỉnh Gyeongsang-nam, nơi có thể gọi là “quê hương tinh thần” của Chủ tịch đảng đối lập Kim Young Sam (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 85)
tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên, viên cảnh sát phạm tội đã được chính quyền miễn khởi tố.