CHƢƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM PHONG TRÀO ĐẤU TRANH DÂN CHỦ CỦA
3.3. Tận dụng thế mạnh từ địa bàn đô thị
Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc diễn ra trên địa bàn các đô thị lớn. Phần đông các phong trào nổ ra tại Seoul và Busan là hai thành phố lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học. Địa bàn đô thị sở hữu những điều kiện thuận lợi, thúc đẩy cho phong trào sinh viên phát triển. Những nhân tố này xuất phát từ bản chất của đô thị và lối sống đô thị.
38 Nguồn: Jo Hyun Yeon, Kang Byung Ik, Seo Bok Won. 2003. Nghiên cứu Điều tra cơ bản nhằm biên soạn Từ
điển Sự kiện - Đoàn thể liên quan đến vận động dân chủ hóa (thập niên 1980). Hội Kỷ niệm Sự nghiệp Vận
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân cư sinh sống tập trung tại các đô thị ở mức cao và gia tăng nhanh chóng. Nếu như đầu thập niên 1970, dân số đơ thị Hàn Quốc đạt mức 49.8% thì đến đầu thập niên 1990 thì con số này đã lên đến 79.6%. Trong điều kiện như vậy, các phong trào xã hội của sinh viên nổ ra có thể dễ dàng tiếp cận và thu hút sự chú ý, ủng hộ của nhiều người hơn.
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ dân cư đô thị tại Hàn Quốc từ thập niên 1920 đến 2010
(Nguồn: Từ điển Học tập Bách khoa Zum)
Mặt khác, trong môi trường đô thị, các hoạt động giao tiếp diễn ra với cường độ cao và mang tính ẩn danh trong giao tiếp. Vì thế, sự trao đổi các thơng tin, các hoạt động truyền bá tư tưởng cũng nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đô thị là nơi hợp lưu giữa nhiều luồng tư tưởng mới nảy sinh. Nó tạo điều kiện cho những người trẻ, trong đó có giới sinh viên dễ dàng tiếp cận với những luồng tư tưởng mới.
Về mặt lối sống đô thị, nghiên cứu của nhà xã hội học người Mỹ Wirth Luis đã chỉ ra một trong các đặc trưng cơ bản của lối sống đơ thị đó là “tính tích cực xã hội, ý thức công dân và các hoạt động xã hội của cá nhân được khuyến khích” (Trịnh Duy Luân: 2009: 90) Tại các đô thị, hoạt động truyền thông, thông tin đại chúng phát triển ở quy mô rộng hơn đồng thời cũng tập trung hơn nhiều so với ở nơng thơn. Do vậy, người dân đơ thị có điều kiện nhạy bén hơn với các thơng tin liên quan đến chính trị - xã hội đang diễn ra xung quanh. Hơn nữa, môi trường đô thị là nơi tập trung một số lượng lớn dân cư có trình độ cao như tầng lớp trí thức, cán bộ cơng chức,… Họ thường là những người đã qua đào tạo đại học hoặc sau đại học, có năng lực và nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia vào các phong trào xã hội. Một điểm đặc biệt nữa đó là những người xuất thân từ tầng lớp trung lưu mới đều có quá khứ là sinh viên các
trường đại học. Do vậy, họ có cảm tình tự nhiên đối với phong trào sinh viên, có xu hướng ủng hộ nhiều hơn đối với phong trào sinh viên.
3.4. Hình thức đấu tranh đa dạng từ ơn hịa đến bạo động
Về hình thức đấu tranh, phong trào sinh viên Hàn Quốc thập niên 1970 - 1980 diễn ra dưới cả hai hình thức là bạo động và bất bạo động (ơn hịa). Dựa trên thống kê về các cuộc đấu tranh của sinh viên, có thể thấy rằng từ thập niên 1970 sang đến thập niên 1980 đã có sự gia tăng của các hình thức đấu tranh bạo động. Tuy nhiên, về cơ bản, đấu tranh ơn hịa, bất bạo động vẫn là hình thức chủ yếu được sử dụng trong phong trào sinh viên. Hình thức đấu tranh bạo động của lực lượng sinh viên thường chỉ xuất phát từ mục tiêu tự vệ là chính trước sự đe dọa, đàn áp bằng quân đội, cảnh sát của chính quyền độc tài.
Đấu tranh bất bạo động là hình thức đấu tranh khơng sử dụng vũ khí mà thay vào đó sử dụng sức mạnh của số đơng quần chúng thông qua các hành động khơng bạo lực với mục đích chính nghĩa nhằm áp đảo các thế lực phi chính nghĩa. Nó thường được đa số yếu thế sử dụng để chống lại một thiểu số nắm quyền lực trong xã hội. Có đến gần 200 hình thức đấu tranh bất bạo động, ưu điểm của nó so với phương pháp quân sự là “hướng mũi dùi trực tiếp vào những vấn đề tranh chấp” (Gene Sharp: 2010: 31). Đấu tranh bất bạo động dựa trên các ngun tắc chính yếu bao gồm có bất tn dân sự, hành động cố ý thực hiện, thuyết phục và thương lượng.
Các hình thức đấu tranh bất bạo động được giới sinh viên thường xuyên áp dụng có thể kể đến như: Biểu tình xếp hàng, thắp đuốc, mít tinh, hội nghị, tun ngơn, rải truyền đơn, thành lập các tổ chức hội đoàn, bãi khóa, bất hợp tác,… Đặc biệt, có những sinh viên đã chọn cách tự sát để lên án chính quyền độc tài quân sự đã tìm cách thủ tiêu nền dân chủ. Thống kê những sự kiện chính yếu trong tiến trình vận động dân chủ hóa thập niên 1980 ở Hàn Quốc đã có đến 14 vụ tự sát của sinh viên các trường Đại học, trong đó cao điểm là năm 1986 với 4 vụ và năm 1988 với 5 vụ.39
Tùy thuộc vào mức độ quyết liệt của phong trào mà các cuộc biểu tình có thể dẫn đến bạo động hoặc cao nhất là xung đột vũ trang. Hình thức đấu tranh bạo động bắt đầu từ cuối thập niên 1970 và gia tăng về tần suất trong thập niên 1980. Trong
39 Nguồn: Jo Hyun Yeon, Kang Byung Ik, Seo Bok Won. 2003. Nghiên cứu Điều tra cơ bản nhằm biên soạn Từ
điển Sự kiện - Đoàn thể liên quan đến vận động dân chủ hóa (thập niên 1980). Hội Kỷ niệm Sự nghiệp Vận
phong trào Buma (10/1979), đồn biểu tình của sinh viên và quần chúng Busan, Masan
đã ném đá, phóng hỏa Sở cảnh sát, trại giam, trụ sở phường, tòa soạn báo, đài phát thanh,… Các cơ quan, trụ sở của Đảng DRP, cơ quan hành chính khác của chính quyền Duy tân cũng nằm trong số các mục tiêu bị cơng kích.
Năm 1980, để chống lại bạo lực của quân đội và cảnh sát, người biểu tình ở Gwangju trong đó phần đơng là giới sinh viên đã tiến hành tự vũ trang. Họ đã sử dụng những công cụ thô sơ như ống sắt, gậy gộc,… phản kháng lại. Vào lúc cao điểm, người biểu tình đã tự chế bom xăng tấn cơng qn đội, cảnh sát, tìm cách đánh cắp vũ khí từ kho đạn dược gần thành phố Gwangju. Cuộc đụng đầu vũ trang trực tiếp giữa một bên là người biểu tình, một bên là qn đội (bao gồm có lực lượng lục qn, lính nhảy dù, đặc cơng, có sự yểm trợ của xe tăng), cảnh sát đã khiến cho gần 200 người chết và hơn 800 người khác bị thương. Từ năm 1982 - 1985, nhiều sinh viên quá khích tham gia thực hiện phong trào đấu tranh phản đối Mỹ đứng sau ủng hộ chế độ độc tài quân sự đã tiến hành bao vây, cơng kích, thậm chí đốt trung tâm văn hóa Mỹ tại các thành phố lớn như Seoul, Busan, Gwangju,…
Nhược điểm của hình thức đấu tranh bạo động là kích động quần chúng cao ở mức độ cao nên dễ vượt ra ngồi tầm kiểm sốt. Bạo động cũng dẫn đến thách thức quyền lực của chính quyền và thường kết thúc bằng đàn áp của quân sự. Tất cả các phong trào bạo động của giới sinh viên đều có kết cục thất bại, những người tham gia lãnh đạo bị bắt giam và chính quyền thì lại càng xiết chặt hơn tình trạng giới nghiêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, thì việc áp dụng các biện pháp bạo động là khơng thể tránh khỏi.
3.5. Tính liên kết rộng rãi
3.5.1. Tính liên kết giữa phong trào sinh viên các trường đại học
Tính liên kết giữa phong trào sinh viên các trường Đại học được thể hiện rõ qua các tổ chức sinh viên liên trường. Sự liên kết giữa sinh viên các trường đại học giúp tăng thêm hiệu quả truyền thông xã hội cho phong trào, đồng thời hoạch định đường hướng được rõ ràng hơn. Trong trường hợp bị đàn áp thì hậu quả cũng sẽ được thu hẹp hơn. Ví dụ như phía chính quyền có thể ra lệnh đóng cửa một hoặc hai trường học nhưng khơng thể đồng thời đóng cửa 20, 30 trường đại học được. Việc mở rộng liên kết cũng giúp mở rộng địa bàn, phạm vi hoạt động cho phong trào sinh viên.
Năm 1972, Liên minh Sinh viên Thanh niên Bảo vệ Dân chủ Toàn quốc được thành lập đã lên kế hoạch tổ chức một chuỗi các cuộc biểu tình, thị uy nhằm vận động sửa đổi Hiến pháp. Tổ chức cũng tích cực tham gia vào các phong trào xã hội dân sự khác trong phong trào dân chủ hóa. Do hoạt động sơi nổi của liên minh, tháng 4/1974, Chính phủ đã phải ban bố Lệnh khẩn cấp số 4 trong đó có nội dung quy định cấp các hành vi gia nhập, tham gia hỗ trợ, hoạt động, liên lạc cho tổ chức Liên minh Sinh viên
Thanh niên Bảo vệ Dân chủ Toàn quốc và các tổ chức liên quan. Đối tượng vi phạm
có thể nhận mức án cao nhất là tử hình hoặc chung thân. Trường có sinh viên tham gia
vào liên minh này sẽ bị đóng cửa.
Năm 1975, một số sinh viên trường SNU, Đại học Chung Ang, Đại học Korea đã kêu gọi sinh viên 18 trường Đại học liên kết thành lập Tổng liên minh sinh viên
Thiên chúa giáo toàn quốc kêu gọi chính nghĩa. Điều đó có thể thấy, tính tơn giáo
cũng là một trong số các động lực thúc đẩy sự phát triển của phong trào sinh viên vì hịa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Sang đến thập niên 1980, do bị đàn áp gay gắt hơn, các hội đoàn liên kết sinh viên các trường chuyển sang phát triển chủ yếu dưới dạng các liên hiệp, ủy ban và hội nghị thay vì liên minh như trước. Tiêu biểu như Ủy ban xúc tiến dân chủ hóa trường học thành lập năm 1983, Liên hiệp Sinh viên Tồn quốc Đấu tranh Dân chủ hóa Phản đối chế độ độc tài thành lập năm 1985, Liên hiệp Đấu tranh sinh viên yêu nước toàn
quốc phản đối chế độ độc tài và thế lực ngoại bang can thiệp, Ủy ban chuẩn bị Lễ
tưởng nhớ toàn dân đối với sinh viên Park Jong Cheol thành lập năm 1986, Hội nghị Đại biểu Sinh viên Khu vực Seoul năm 1987, Hội nghị Đại biểu Sinh viên Toàn quốc
năm 1988,…
Ưu điểm của các hội đoàn liên kết này là do sinh viên làm chủ, dễ dàng đẩy nhanh thanh thế cho phong trào, khả năng thu hút, tập hợp lực lượng đấu tranh nhanh và mạnh. Tuy nhiên, hạn chế của nó là tạo mục tiêu cơng kích rõ ràng cho chính quyền, trong nội bộ tổ chức dễ xảy ra mâu thuẫn về đường hướng, phương thức tổ chức giữa đại biểu sinh viên các trường đại học.
3.5.2. Tính liên kết giữa phong trào sinh viên với lực lượng xã hội khác
Tính liên kết giữa phong trào sinh viên với các lực lượng xã hội, các tổ chức xã hội dân sự ở Hàn Quốc thập niên 1970 - 1980 bao hàm hai hướng chính: (1) Phong trào sinh viên nổ ra sau đó nhận được sự ủng hộ và cộng hưởng từ các lực lượng xã hội
dân sự; (2) Phong trào sinh viên liên hiệp đấu tranh cùng các tổ chức, lực lượng xã hội dân sự.
Khuynh hướng thứ nhất thể hiện qua các phong trào như: tháng 10/1973, sinh viên các trường đại học tiến hành biểu tình phản đối thể chế Duy tân. Ngay sau đó, giới báo chí và xuất bản cũng lên tiếng phản đối sự kiểm duyệt và đàn áp ngôn luận. Các nhà hoạt động chính trị và tơn giáo đứng lên thành lập Ban phong trào vận động
yêu cầu sửa đổi Hiến pháp và vận động 1 triệu người ký tên,… (Chung Il Jun, Nguyễn
Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 79).
Cao điểm tháng 10/1979, sự kiện chính quyền Park Chung Hee xóa tên nghị sĩ Kim Young Sam của đảng đối lập ra khỏi quốc hội đã làm dấy lên phong trào phản đối của sinh viên Đại học Pusan và Đại học Gyeongnam (Masan)40. Ngày 16/10, đồn biểu tình của hơn 500 sinh viên Đại học Pusan đã tràn xuống đường, hô vang các khẩu hiệu đấu tranh xóa bỏ Duy tân, phản đối độc tài. Cuộc biểu tình có sự giúp đỡ của đơng đảo nhân dân nên đã vơ hiệu hóa được lực lượng cảnh sát. Nhân dân các vùng lân cận đã tiếp tế sữa và bánh mỳ, ủng hộ người tham gia biểu tình. (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 85)
Khuynh hướng thứ hai thể hiện rõ hơn tính liên hiệp giữa các lực lượng xã hội dân sự. Cụ thể, năm 1977 - 1978, hưởng ứng cuộc đình cơng của cơng nhân YH, cơng nhân nhà máy sợi Bangrim, nhà máy đồ da Cheonggye, nhà máy sợi Dongil, lực lượng sinh viên phản độc tài đã cùng với các thế lực phi chính trị và cuộc đấu tranh chính trị của đảng đối lập để hình thành phong trào liên hiệp trên quy mơ lớn.
Sang đến thập niên 1980, phong trào sinh viên đã có sự đan xen, phối hợp với phong trào lao động của công nhân Hàn Quốc. Cụ thể, mối liên minh giữa sinh viên và người lao động đã được đẩy mạnh thông qua hoạt động khoảng 3.000 đến 4.000 sinh viên tham gia lao động ngụy trang tại các nhà máy, khu cơng nghiệp. Điển hình trong số đó, nữ sinh viên Kwon In Suk (SNU) trong quá trình tham gia ngụy trang làm việc tại công xưởng đã bị cảnh sát khu vực Bucheon bắt giam vào tháng 6/1986. Cơ đã bị cảnh sát tra tấn tình dục dã man. Sự việc sau này được phát giác đã gây ra sự phẫn nộ trong dư luận. Đoàn luật sư 166 người đã lên tiếng cùng tham gia vào việc khởi tố vụ án. Các tổ chức xã hội của giới lao động, sinh viên, phụ nữ, tôn giáo, nhân quyền,…
40 Khu vực Busan và Masan nằm ở tỉnh Gyeongsang-nam, nơi có thể gọi là “quê hương tinh thần” của Chủ tịch đảng đối lập Kim Young Sam (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 85)
tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên, viên cảnh sát phạm tội đã được chính quyền miễn khởi tố.
3.6. Phản ánh đặc tính dân tộc và đặc tính thế hệ
3.6.1. Biểu hiện của đặc tính dân tộc
Đặc tính dân tộc ln tồn tại và gây nên những ảnh hưởng một cách vô thức đối với mọi người dân trong đó bao gồm cả giới sinh viên. Sự đô hộ của Nhật Bản trong suốt gần 40 năm cộng với cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc đã hình thành nên những đặc tính cố định trong tâm thức của người Hàn Quốc. Hoàn cảnh lịch sử như vậy đã giúp họ phát triển một cách đặc biệt giỏi trong kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng, vượt qua khó khăn, khủng hoảng.
Học giả Hàn Quốc Han Kyung Koo trong nghiên cứu của mình (2000) đã chỉ ra những phương thức hành vi được hình thành bao gồm:
(1) Nhấn mạnh đến “việc đặt hiệu quả trên hiệu suất”.
(2) Thái độ “bây giờ hoặc không bao giờ nữa” tức là một niềm tin mà nếu không đạt được kết quả ngay trong lúc này thì sẽ khơng thể có cơ hội lần thứ hai.
(3) “Trạng thái tâm lý tạm thời”. Người Hàn Quốc có xu hướng xây dựng kế hoạch công việc ngắn hạn hơn là việc lên một kế hoạch lâu dài và theo đuổi mục đích một cách có phương pháp, dù rằng nó khơng thật sự hiệu quả.
(4) Niềm tin để hoàn thành nhiệm vụ thì việc vi phạm các quy tắc được chấp nhận. Trong trường hợp này, cách hành động hợp thức sẽ thua thiệt hơn so với cách hành động không hợp thức.
(5) “Chủ nghĩa bè phái” (Kim Choong Soon: 2012: 371)
Với đặc trưng thứ nhất và đặc trưng thứ tư, người Hàn Quốc có thể sử dụng mọi biện pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra dù cho biện pháp đó có hợp thức hay khơng. Trong phong trào sinh viên, nó được thể hiện thơng qua tính hành vi của phong trào. Với mục tiêu không đổi là dân chủ hóa, giới sinh viên đã tiến hành đấu tranh dưới