CHƢƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM PHONG TRÀO ĐẤU TRANH DÂN CHỦ CỦA
3.6. Phản ánh đặc tính dân tộc và đặc tính thế hệ
3.6.1. Biểu hiện của đặc tính dân tộc
Đặc tính dân tộc ln tồn tại và gây nên những ảnh hưởng một cách vô thức đối với mọi người dân trong đó bao gồm cả giới sinh viên. Sự đô hộ của Nhật Bản trong suốt gần 40 năm cộng với cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc đã hình thành nên những đặc tính cố định trong tâm thức của người Hàn Quốc. Hoàn cảnh lịch sử như vậy đã giúp họ phát triển một cách đặc biệt giỏi trong kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng, vượt qua khó khăn, khủng hoảng.
Học giả Hàn Quốc Han Kyung Koo trong nghiên cứu của mình (2000) đã chỉ ra những phương thức hành vi được hình thành bao gồm:
(1) Nhấn mạnh đến “việc đặt hiệu quả trên hiệu suất”.
(2) Thái độ “bây giờ hoặc không bao giờ nữa” tức là một niềm tin mà nếu không đạt được kết quả ngay trong lúc này thì sẽ khơng thể có cơ hội lần thứ hai.
(3) “Trạng thái tâm lý tạm thời”. Người Hàn Quốc có xu hướng xây dựng kế hoạch công việc ngắn hạn hơn là việc lên một kế hoạch lâu dài và theo đuổi mục đích một cách có phương pháp, dù rằng nó khơng thật sự hiệu quả.
(4) Niềm tin để hoàn thành nhiệm vụ thì việc vi phạm các quy tắc được chấp nhận. Trong trường hợp này, cách hành động hợp thức sẽ thua thiệt hơn so với cách hành động không hợp thức.
(5) “Chủ nghĩa bè phái” (Kim Choong Soon: 2012: 371)
Với đặc trưng thứ nhất và đặc trưng thứ tư, người Hàn Quốc có thể sử dụng mọi biện pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra dù cho biện pháp đó có hợp thức hay khơng. Trong phong trào sinh viên, nó được thể hiện thơng qua tính hành vi của phong trào. Với mục tiêu không đổi là dân chủ hóa, giới sinh viên đã tiến hành đấu tranh dưới nhiều hình thức, quy mơ khác nhau, trong đó có cả các biện pháp hợp pháp và bất hợp tác. Từ biểu tình ơn hịa, mít tinh, đề xuất thỉnh nguyện thư,… đến đấu tranh bạo lực, đối đầu vũ trang trực tiếp với quân đội và cảnh sát. Các biện pháp bạo động thường được thực hiện khi đám đơng sinh viên bị kích động cao độ hoặc khi họ chắc chắn có lực lượng hậu thuẫn từ phía quần chúng. Các phong trào chứa yếu tố bạo động thường đem lại tiếng vang lớn hơn song tính rủi ro, thiệt hại cũng nhiều hơn.
Với đặc trưng thứ hai, “bây giờ hoặc không bao giờ nữa”, phong trào sinh viên thập niên 1970 - 1980 nhận thức rõ rằng, nếu họ nhượng bộ trong khi chưa có một hình thức đảm bảo thì rất có thể một kết quả tương tự như sau Cách mạng tháng Tư (1960) sẽ tái diễn. Đó là khi, giới sinh viên đổ máu trong quá trình đấu tranh lật đổ chế độ độc tài này thì một chế độ độc tài khác sẽ lại nổi lên. Do vậy, trong giai đoạn này, phong trào sinh viên tập trung vào một mục tiêu lớn xuyên suốt đó là sửa đổi hiến pháp, xây dựng một bản hiến pháp mới công bằng, dân chủ. Quyền lợi của người dân
nói chung và giới sinh viên nói riêng phải được pháp luật đảm bảo và cam kết thực hiện. Quyền lực của Nhà nước phải trở về với nhân dân và Tổng thống phải là người được dân cử, tín nhiệm. Tuy nhiên, đặc trưng này cũng gây nên một số hạn chế khác, biểu hiện ở tính nơn nóng, sốc nổi, đấu tranh thiếu kế hoạch, thiếu tổ chức,… trong nhiều phong trào.
Đặc trưng tâm lý tiếp theo mà Han Kyung Koo chỉ ra là “Trạng thái tâm lý tạm thời”. Ảnh hưởng của nó tạo ra nhiều thách thức hơn là thuận lợi đối với phong trào
sinh viên. Có thể nhận thấy rõ ràng đặc trưng này khi nhìn vào tiến trình phát triển của
phong trào sinh viên thập niên 1970 - 1980. Ngoài một số phong trào được tổ chức bởi các hội đồn thống nhất, phần nhiều các cuộc đấu tranh cịn diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, chưa được suy tính kỹ càng, từ đó dẫn đến hiệu quả khơng cao. Có những cuộc đấu tranh chỉ duy trì được trong vài giờ đồng hồ, sau đó các thành viên chủ chốt bị bắt giam và phong trào tắt hẳn.
“Chủ nghĩa bè phái” và “chủ nghĩa địa phương” là một trong những đặc trưng xuyên suốt lịch sử chính trị Hàn Quốc từ thời trung đại cho đến cận hiện đại. “Chủ nghĩa bè phái” khơng phải lúc nào cũng mang tính tiêu cực mà nó cũng có hai mặt của nó. Ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực được biểu hiện tùy theo cách sử dụng sức mạnh mà “bè phái” mang đến. Theo phân chia của Gustave Le Bon, những đám đông bè phái như vậy được xếp vào loại hình đám đơng thuần nhất. Đám đơng càng thuần nhất thì sức mạnh của nó càng to lớn, càng dễ dàng trong việc phát triển tư tưởng nhóm, tập hợp những người cùng cảm tình để đánh bại đối phương. Việc phân chia bè phái đã từng được giới sĩ lâm Joseon sử dụng nhằm tranh đấu và thao túng quyền lực của triều đình. Trong phong trào sinh viên giai đoạn 1970 - 1980, ảnh hưởng của chủ nghĩa bè
các phong trào đơn lẻ thường tồn tại trong một thời gian ngắn nên sự phân chia về mặt tư tưởng không nhiều.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa bè phái có thể được nhìn nhận dưới góc độ tiếp cận của các hội đồn sinh viên và các nhóm tiến bộ thuộc giới sinh viên. Trong quá trình tranh cử vào Tổng hội sinh viên các trường đại học, đã xuất hiện nhiều liên danh với các mục đích, đường hướng khác nhau cho hoạt động phong trào sinh viên. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể, sự phân chia này khơng có nhiều ảnh hưởng đến các mục tiêu chung của phong trào, các mục tiêu đó bao gồm: Lật đổ chế độ độc tài, sửa đổi Hiến pháp, tự do ngôn luận, tự do hóa trường học,…