Thời kỳ phục hồi (1975 – 1979)

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lục thông tinj (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc thập niên 1970

2.1.3. Thời kỳ phục hồi (1975 – 1979)

Sau sự kiện 22/5, phong trào sinh viên Hàn Quốc được thổi một luồng sinh khí mới, tiếp tục được đẩy mạnh trên nước, bao gồm cả các trường đại học ở thủ đô Seoul và cả các trường ở ngoại tỉnh. Đặc trưng cơ bản của các tổ chức phong trào sinh viên thời kì này đó là thu hẹp về quy mô nhưng phát triển về chất lượng đội ngũ.

Tháng 6/1975, sinh viên trường Đại học Chung Ang đã cho ấn bản tờ Thông tin

Dư luận (시롞정보) lên án những bất công của hiện thực xã hội trong nước. Ngày

15/6/1975, khi đang tiến hành tác nghiệp, các sinh viên tham gia xuất bản Thơng tin

Dư luận đã bị chính quyền bắt giữ18. Các sinh viên bị kết án từ án treo đến 1 năm tù.

Nhằm thực hiện “thiết quân luật” trong trường học, chính quyền tiếp tục cho triển khai các giờ học quân sự bắt buộc tại giảng đường đại học. Theo cơ sở dữ liệu của SNU, từ ngày 1/9/1975, chế độ huấn luyện quân sự tăng cường được thực hiện. Theo đó, mỗi tuần các sinh viên phải tham gia huấn luyện 4 giờ đồng hồ, 10 ngày trại trong năm đầu tiên thực hiện bắt buộc. Bỏ lớp thậm chí trong một giờ được coi là trốn nghĩa vụ quân sự.19 Chế độ này đã vấp phải sự phản đối của đông đảo tầng lớp sinh

viên.

Ngày 23/9/1975, sinh viên trường Đại học nữ Thủ đô đã tiến hành biểu tình, phát hành bản Tiếng hô đồng thanh của hơn 2000 người Thủ đô (2 천여 수도읶의 함성), trong đó có kêu gọi “Xóa bỏ Hiến pháp Duy tân, yêu cầu chính quyền Park bãi nhiệm, giải thể các lệnh khẩn cấp, phóng thích và phục chức cho những người tham gia đấu

18 Các sinh viên bị bắt giữ gồm có: Lee Seok Pyo (khoa Cơng tác xã hội), Park Sang Tae (khoa Chính trị Ngoại giao), Ahn Jung Bae (khoa Kinh tế), Kim Ki Seon (khoa Sử), Kyung Young Jun (khoa Thư viện),…

19 Tham khảo: Seoul National University. Timeline 1960 – 1975. truy cập tháng 11 năm 2016

tranh dân chủ”. (Lee Jae Oh: 2011: 348) Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã thất bại, sinh viên Bae Kyung Sun (năm 3, khoa Giáo dục Khoa học) bị kết án 1 năm tù giam, 2 năm đình chỉ học.

Tiếp đó, sinh viên trường Đại học nữ Ewha đã gửi tâm thư yêu cầu phế bỏ Hiến pháp Duy tân. Nội dung khoảng 20 trang của bản yêu cầu này đã được phổ biến khắp các trường Đại học Yonsei, Đại học Ewha, SNU. Kết quả, ngày 10/10/1975, các sinh viên liên quan đến việc tuyên truyền đều bị bắt.

Ngày 23/10/1975, sinh viên Đại học Sogang đưa ra Ba yêu cầu Sogang tự do

(자유서강 3 호), đến 10h đêm ngày 23, truyền đơn được rải khắp trong trường Sogang.

Nội dung tuyên truyền là đòi quyền lợi cho sinh viên đang bị khống chế, giam giữ, quyền lợi cho người lao động bị áp bức. Ngày 17/11/1975, sinh viên trường Đại học Kookmin dự định tiến hành biểu tình chống chính phủ nhưng bất thành. Cũng trong

tháng 11/1975, sinh viên SNU liên hiệp với sinh viên trường Đại học Kyung Hee tổ

chức biểu tình kháng cự lại chính quyền độc tài, phổ biến về dân chủ, phản đối Hiến pháp Duy tân,…

Ngày 8/12/1976, các sinh viên năm 4 của Đại học Luật, SNU là Park Seok

Woon, Lee Beom Young, Baek Gye Mun,… đã phát động lên một cuộc biểu tình mới.

Lực lượng biểu tình đã cho in và phổ biến hàng trăm bản Tuyên ngôn Dân chủ Cứu

quốc (민주구국 선언문). Đoàn người biểu tình đã tuần hành và hát vang các ca khúc

như Ái quốc ca, Chính nghĩa ca,.. đồng thời đọc vang bản tuyên ngôn về dân chủ. Ngày 28/3/1977, các sinh viên trường SNU bao gồm có Yang Chun Seung

(năm 4, khoa Kinh tế), Park Chan Woo, Kim Chan Woo (năm 3, khoa Lịch sử) đã phát động biểu tình cùng với hơn 300 sinh viên khác. Lực lượng biểu tình đã đọc vang bản

Tuyên ngôn Dân chủ Cứu quốc với nội dung đả đảo chính quyền Duy tân. Nội dung

của bản tun ngơn bao gồm: (1) Bãi bỏ Đoàn học sinh hộ quốc, phục hồi lại Hội sinh viên; (2) Xóa bỏ lệnh khẩn cấm, chấm dứt đàn áp ngơn luận, quét sạch tham nhũng, tiêu cực; (3) Xóa bỏ mối “quan hệ ngoại giao nhục nhã” và yêu cầu công khai xét xử vụ Park Dong Seon. Ngồi ra, bản tun ngơn cũng đề cập đến chủ trương yêu cầu bãi nhiệm chính quyền của Tổng thống Park. (Lee Jae Oh: 2011: 356). Chính quyền đã huy động đến lực lượng cảnh sát cơ động để dập tắt cuộc biểu tình.

Ngày 17/4/1977, sau khi thực hiện nghi lễ Tuần thánh ở phòng nguyện Đại học Hansin, các sinh viên Lee Young Jae, Kim Yeon Soo, Kim Ha Bum đã tiến hành phân phát bản Tuyên ngôn Khổ nạn (고난선언)20 . Sự kiện Tuần thánh Khổ nạn ở Đại học Hansin đã bùng nổ thành cuộc đấu tranh của sinh viên, nhanh chóng lan rộng ra các khu vực khác. Phong trào sinh viên diễn ra với các chủ trương chủ yếu như: Yêu cầu chính quyền Duy tân thối nhiệm; Thành lập chính phủ mới theo trình tự dân chủ; Bảo đảm quyền tự do ngôn luận trong trường học; Xóa bỏ lệnh lệnh khẩn cấp; Yêu cầu chuyển sang chế độ bầu Tổng thống trực tiếp; Đảm bảo quyền lợi sinh tồn cho người lao động; Phục hồi hoàn toàn về nhân quyền cho những người bị bắt trong phong trào dân chủ; Xác lập thế đứng tích cực trong quan hệ với Nhật Bản,… Bên cạnh đó, sinh viên trường SNU, trường Đại học Sinhak còn cho in và phổ biến bản Tuyên ngơn

Tháng Tư, Hiến chương Dân chủ Cứu quốc,… có nội dung đả phá chính quyền, kêu

gọi dân chủ

Ngày 19/4/1977, sinh viên Đại học Yonsei tiến hành mít tinh kỉ niệm Cách mạng tháng Tư. Ngày 20/4/1977, sinh viên Jeonbuk biểu tình và đưa ra Bản nghị quyết

13 điểm kêu gọi chấm dứt đàn áp phong trào sinh viên.

Tháng 9/1977, sinh viên Bae Ki Seon (khoa Xã hội học, Đại học Kookmin)

phân phát các bản in với nội dung phản đối chính phủ. Ngày 7/10, khoa Xã hội học, SNU tiến hành Hội thảo Khảo sát Phong trào đấu tranh dành độc lập của Hàn Quốc

những năm 1920. Sau cuộc hội thảo, nhóm hơn 400 sinh viên đã tụ tập lại và phát

động đấu tranh, cảnh sát đã được huy động để giải tán sinh viên, có khoảng 8 người đã bị bắt.

Đại học Yonsei nếu như trước năm 1975 chưa từng có một phong trào đấu tranh tích cực nào của sinh viên thì đến ngày 13/10/1977, sinh viên Yonsei đã tuyên bố bãi khóa ủng hộ cuộc biểu tình của sinh viên SNU. Sinh viên Noh Young Min đã phát biểu Bản Tuyên ngôn Cứu quốc (구국선언서) trước hơn 2.000 sinh viên tại đại giảng

đường Đại học Yonsei. Nội dung của tuyên ngôn bao gồm 5 điểm trọng tâm như sau:

1. Giành lại tự do cho ngôn luận và các học viện.

20 Cuộc Thương khó hay cuộc Khổ nạn là khoảng thời gian sau hết trong cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, gồm những sự khổ đau Chúa Giêsu chịu đựng trong các sự kiện dẫn đến và xuyên suốt cuộc khổ hình trên thập tự giá, biến cố cao trào được xem là tâm điểm trong thần học Kitô giáo về lịch sử cứu độ

2. Làm sáng tỏ một cách triệt để sự kiện Park Dong Seon

3. Đấu tranh nhằm giải thể bộ phận tình báo trung ương - cơ quan đóng vai trị chính trong tình báo chính trị.

4. Ủng hộ đấu tranh vì quyền và lợi ích của người lao động

5. Đấu tranh nhằm phế bỏ Hiến pháp Duy tân cùng tất cả những điều phi

chính nghĩa mà nó đang dung dưỡng (Lee Jae Oh: 2011: 362).

Sau sự kiện Bản Tuyên ngôn Cứu quốc diễn ra tại Đại học Yonsei, liên tiếp trong tháng 10/1977, các trường Đại học lớn ở thủ đô Seoul bao gồm có Đại học Yonsei, SNU và Đại học Sogang đã nổ ra các cuộc biểu tình phản đối chế độ duy tân, độc tài phản dân chủ. Tại Đại học Yonsei, vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 26/10 khoảng hơn 1000 sinh viên đã tập trung tuần hành và hơ vang các khẩu hiệu: “Xóa bỏ Hiến pháp Duy tân”, “Đả đảo chính quyền độc tài” (Lee Jae Oh: 2011: 362-363).

Ngày 11/11/1977, hưởng ứng cuộc đấu tranh của sinh viên Yonsei, hơn 3.000 sinh viên SNU đã tiến hành biểu tình trên quy mơ lớn. Họ đã gắn mic phóng thanh trên các cửa sổ, đọc lớn bản tuyên ngôn của sinh viên và kêu gọi đấu tranh phản độc tài bằng các khẩu hiệu quyết liệt. Cảnh sát được huy động đã phải xịt hơi cay để trấn áp lực lượng biểu tình.

Ngày 12/11/1977, khoảng 500 sinh viên Đại học Sogang xuống đường biểu tình. Cảnh sát đã tiến hành trấn áp và bắt giữ 59 người trong số đó. Đến ngày 18/11, hơn 1.000 bản Tun ngơn Sogang đã được in và chuyển đến cho các giáo sư và sinh viên. Buổi học tổng kết cuối kì đã phải hủy bỏ và bài thi cuối kì được chuyển sang làm báo cáo do nhiều hoạt động bị đình chỉ bởi phong trào sinh viên.

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lục thông tinj (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)