Thời kỳ “Mùa xuân Seoul” (1980)

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lục thông tinj (Trang 49 - 51)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2. Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc thập niên 1980

2.2.1. Thời kỳ “Mùa xuân Seoul” (1980)

Ngày 21/12/1979, sau khi Choi Kyu Ha lên làm tổng thống, 561 nhân vật có dính líu đến sắc lệnh khẩn cấp được đặc xá cùng với 1.330 đối tượng khác. Liên quan đến phong trào ở các trường đại học, 759 sinh viên bị đuổi học được phép đi học trở lại, 19 giáo sư đã bị đình chỉ được quay trở lại cơng tác. Nhiều nhân vật đối lập như Yun Bo Seon, Kim Dae Jung được phục hồi quyền lợi và tiếp tục tham gia chính trường (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 89).

Sau khi trở lại chính trường, vào thời điểm “Mùa xuân Seoul”21, ba chính trị gia họ Kim22 đã biểu hiện rõ sự năng động trong các hoạt động chính trị. Họ tham gia nhiều biểu thuyết trình tại các trường đại học ở vùng quê. Riêng Kim Dae Jung sau khi trở lại chính trường đã có ý định thành lập một tổ cức riêng biệt quy tụ các nhân vật hoạt động đối lập và giới sinh viên (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 91). Ơng là một trong số các chính trị gia nhận được nhiều sự ủng hộ của giới sinh viên đặc biệt là ở khu vực tỉnh Jeolla.

Trong giai đoạn đầu thời kì cầm quyền của Tổng thống Choi Kyu Ha, phong trào sinh viên Hàn Quốc tỏ ra kiềm chế hơn trong các hoạt động biểu tình, giảm thiểu sự đụng độ với chính quyền. Sau khi đã thành cơng trong việc xóa bỏ thể chế Duy tân, họ nhận ra rằng cần phải có một thời gian nhìn nhận lại, tập trung vào xây dựng phong trào, tổ chức và liên kết với các phong trào xã hội khác. Đồng thời, vào giai đoạn “mùa xuân Seoul” khi mà lực lượng quân sự mới còn đang mạnh, phong trào sinh viên tỏ ra

dè dặt hơn, không muốn tạo cơ hội cho thế lực quân sự mới này (đứng đầu là tướng

Chun Doo Hwan) có cớ can thiệp và chính trị.

Đến ngày 2/5/1980, do bất đồng về việc chính phủ duy trì lệnh giới nghiêm cùng với việc các tàn dư của chế độ Duy tân vẫn chưa được xóa bỏ một cách triệt để, khoảng hơn 10.000 sinh viên khu vực Seoul đã đứng lên biểu tình. Đến ngày 16/5, phong trào biểu tình đã lan rộng ra khắp cả nước. Tuy nhiên, ngay trong lúc này, thế lực quân sự mới tỏ ra có nhiều “dấu hiệu bất thường”. Do vậy Đồn Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Toàn quốc đã ra quyết định tạm dừng cuộc biểu tình. Nhiều sinh viên đã quyết định quay trở lại trường học (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh:

2013: 91-92).

Mặc dù vậy, thế lực quân sự mới đã nhanh tay hơn trong việc chớp cơ hội giành chính quyền. Ngày 17/5/1980, viện cớ các cuộc biểu tình trở nên mất kiểm soát, lệnh giới nghiêm được ban bố khắp cả nước. Các trường đại học được lệnh cho sinh viên nghỉ học, các chính trị gia bị quy kết vi phạm pháp luật, Kim Jong Pil, Kim Dae Jung

21 “Mùa xuân Seoul” dùng để chỉ quãng thời gian đầu năm 1980 khi mà niềm mong mỏi của quốc dân về một thể chế dân chủ lại dâng cao hơn bao giờ hết. Các sinh viên và dân thường đã đổ ra đường mít tinh, biểu tình và hơ vang khẩu hiệu địi dân chủ.

22Ba chính trị gia họ Kim (tam Kim) bao gồm có Kim Young Sam - chủ tịch Đảng Tân Dân chủ, về sau trở thành Tổng thống thứ 7 của Hàn Quốc (1993 - 1998), Kim Dae Jung - lãnh đạo Đảng Dân chủ thiên niên kỉ, sau này là Tổng thống thứ 8 của Hàn Quốc (1998 - 2003) và Kim Jong Pil - ứng viên Đảng DRP, nguyên Thủ tướng Hàn Quốc.

bị bắt khẩn cấp cịn Kim Young Sam thì bị quản thúc tại gia. Với đòn phủ đầu này của giới quân sự, một cao trào đấu tranh mới chính thức bùng nổ mà đỉnh điểm là cuộc biểu tình của sinh viên và các lực lượng dân chủ hóa ở Gwangju.

Một phần của tài liệu Báo cáo năng lục thông tinj (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)