CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2. Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc thập niên 1980
2.2.3. Thời kỳ tạm lắng “hậu Gwangju” (198 0 1985)
Từ sau cuộc đấu tranh dân chủ ở Gwangju, chính quyền ngày càng cảnh giác hơn với những động thái biểu tình của sinh viên ở các trường đại học. Lực lượng an ninh, mật vụ được bố trí khắp các trường nhằm phát hiện kịp thời và ngăn chặn bất cứ cuộc nổi dậy nào của giới sinh viên.
31 Tư liệu phỏng vấn: Đài truyền hình Quốc gia KBS. 2015. Hàn Quốc, chặng đường phát triển của 70 năm độc
lập - Phần 22: Phong trào vận động dân chủ 18/5, http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program/, truy cập tháng 1 năm
Theo lời kể của các nhân chứng, ông Lee Ho-yun, sinh viên Đại học quốc gia Seoul vào năm 1981 và bà Bae Oe-suk từng học tại Đại học nữ Ehwa, nhớ lại tình hình lúc bấy giờ: “Khi tơi nhập học thì đã thấy các nhân viên mật vụ và cảnh sát vận thường phục hiện diện ở trong khuôn viên trường rồi. Mỗi sáng họ theo chúng tôi vào trường và lại đi theo chúng tôi lúc tan học. Cứ chuẩn bị vào tiết học thì sẽ ln có một dãy học sinh đứng xếp hàng chờ vào lớp, trong khi đó ở phía đối diện là một hàng khác của các nhân viên Chính phủ và cảnh sát mặc thường phục. Cảnh tượng kỳ lạ ấy xảy ra thường ngày ở trường tôi lúc bấy giờ. Tuy trường tôi học là trường nữ nhưng mọi người phàn nàn là trường dành cho cả nam và nữ, vì có cảnh sát và nhân viên mật vụ đóng đơ. Họ mặc thường phục ngồi trên bãi cỏ hoặc có mặt ở khắp mọi nơi từ phòng bảo vệ, phòng gác đến các văn phòng khoa. Họ như những con ma xó, cứ ở đâu có rải truyền đơn chống Chính phủ là họ đều biết hết. Bởi vậy, có khi người rải truyền đơn vừa mới bước ra khỏi khuôn viên của trường là đã lập tức bị bắt.”32
Trong suốt thời gian diễn ra cuộc biểu tình ở Gwangju, Chính phủ Mỹ đã hồn toàn làm ngơ trước mọi động thái đàn áp quần chúng của thế lực qn sự mới. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, Mỹ đã ngầm đồng ý cho phép thế lực này sử dụng quân đội và xe tăng tấn cơng người biểu tình. Chính vì lẽ đó, từ sau sự kiện Gwangju, đã xuất hiện mầm mống của phong trào phản đối sự hiện diện của Mỹ ở Hàn Quốc. Tiêu biểu, ngay trong năm 1980, vào tháng 12, sinh viên Hàn Quốc đã phóng hỏa đốt Trung tâm văn hóa Mỹ tại Gwangju. Ngoài ra, sinh viên Busan đã hai lần tham gia phóng hỏa đốt Trung tâm văn hóa Mỹ tại Busan lần đầu tiên vào ngày 18/3/1982, lần thứ hai vào tháng 9/1983. Ngày 22/4/1982, sinh viên Đại học Gangwon tiến hành đốt quốc kỳ Mỹ để bày tỏ thái đổ phản đối sự hiện diện của Mỹ ở Hàn Quốc.
Chính phủ đã thẳng tay trấn áp các cuộc biểu tình của sinh viên. Lực lượng cảnh sát gồm cả cảnh sát cơ động được huy động để đối phó với điều mà Chính phủ quy kết là một cuộc nổi dậy phản động. Bộ Kế hoạch an tồn quốc gia (nay là Cơ quan tình báo) và Bộ Tư lệnh an ninh quốc phòng, cơ quan thanh tra nội bộ quân đội, cũng được điều động để đàn áp phong trào đòi dân chủ. Từ đó có thể thấy được Chính phủ đã đàn áp dữ dội như thế nào.
32 Tư liệu phỏng vấn Đài truyền hình Quốc gia KBS. 2015. Hàn Quốc, chặng đường phát triển của 70 năm độc
lập - Phần 23: Từ bị đàn áp đến bùng nổ chủ nghĩa dân chủ, http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program, truy
Khi mới được thành lập, Chính phủ đề ra khẩu hiệu xây dựng một xã hội chính nghĩa, nhưng một loạt các vụ bê bối tham nhũng liên quan đến người thân trong gia đình và cấp dưới của Tổng thống Chun Doo-hwan đã làm suy yếu đáng kể tính chính danh của chế độ. Do vậy, Tổng thống Chun Doo-hwan phải tìm cách trấn an dư luận. Đó là lý do Chính phủ buộc phải thơng qua chính sách tự do hóa với trọng tâm là các trường học.
Nhằm “hạ nhiệt” phong trào phản đối trong giới sinh viên, tháng 12/1983, chính quyền Chun Doo Hwang cho triệu hồi toàn bộ số cảnh sát đang làm nhiệm vụ tại các trường học, khoan hồng cho 1.363 sinh viên bị đuổi học được đi học trở lại (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 102). Tuy nhiên, khí thế của phong trào sinh viên càng trở nên mạnh mẽ hơn. Giới sinh viên sau đó đã lập ra Ủy ban Xúc
tiến dân chủ hóa trường học nhằm thúc đẩy dân chủ hóa trong học đường. Giáo sư
Lim Hyung-jin của trường Nhân văn thuộc trường Đại học tổng hợp Kyunghee phân tích: “Từ tháng 12 năm 1983, Chính phủ đã để các trường học được tự do. Cảnh sát
thường trú giờ phải rút khỏi trường. Các sinh viên bị đuổi học được phép quay trở lại học. Lực lượng quân đội sinh viên bị giải tán và các hội sinh viên được khôi phục lại. Những giảng viên bị sa thải cũng được phép trở lại trường giảng dạy. Việc thực hiện tự do hóa trường học đã đánh dấu sự biến chuyển trong xã hội, và bắt đầu từ năm sau đó, tức là năm 1984, các hoạt động dân chủ đại học đã trở nên sôi nổi hơn.” 33
Hưởng ứng phong trào sinh viên, nhiều tổ chức xã hội dân sự khác cũng đã được thành lập trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Có những tổ chức trong số đó trực tiếp liên hệ, móc nối với phong trào sinh viên. Tiêu biểu, tháng 9/1983, Liên hiệp Thanh
niên Tham gia Phong trào Dân chủ hóa tuyên bố thành lập. Thành viên tổ chức này
phần lớn là những người xuất thân từ phong trào sinh viên muốn tiếp tục cống hiến cho dân chủ hóa.
Từ sau sự kiện Gwangju, phong trào sinh viên trở nên mạnh bạo hơn và dễ có nhiều hành động “q khích” hơn so với phong trào thập niên 1970. Các cuộc vận động của sinh viên thời kì này đã được trang bị bằng một hệ thống tổ chức có sức
33 Tư liệu phỏng vấn: Đài truyền hình Quốc gia KBS. 2015. Hàn Quốc, chặng đường phát triển của 70 năm độc
lập - Phần 23: Từ bị đàn áp đến bùng nổ chủ nghĩa dân chủ, http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program, truy
chiến đấu, được hình thành từ liên minh các trường đại học và mối liên kết rộng khắp với các phong trào xã hội khác.
Nửa sau năm 1983, chính quyền bắt đầu thực thi chính sách ơn hịa hơn so với thời kì đầu. Tổng thống Chun Doo Hwan muốn cho cộng đồng quốc tế thấy rằng Hàn Quốc đang có một mơi trường ổn định, sẵn sàng cho việc đăng cai Á vận hội 1986 và Olympic Seoul 1988. Vì thế, ngay từ đầu năm 1984, chính quyền quyết định tha bổng cho nhiều đối tượng bị bắt, giam giữ trong phong trào đấu tranh dân chủ hóa.
Đối với hệ thống trường học, chính quyền thực hiện chính sách tự do hóa trường học như rút toàn bộ cảnh sát thường trú tại các trường học, cho phép sinh viên
bị đuổi học được đi học trở lại, phục chức cho các giáo sư, hạn chế việc bắt giữ sinh viên biểu tình. Khoảng 1.300 sinh viên đã tiếp tục được đến trường. (Chung Il Jun, Nguyễn Thị Thắm, Đỗ Hùng Mạnh: 2013: 104). Tuy nhiên, những biện pháp nhân nhượng đã tạo thêm sinh khí mới, khơi dậy khả năng đối kháng chính trị trong lịng xã hội dân sự và đặc biệt là giới sinh viên.