Phương hướng phát triển KT-XH tỉnh Thái Bìnhđến năm 2015

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty điện lực thái bình (Trang 83 - 87)

2.3.3.2 .Chỉ tiêu về sử dụng vốn cố định và tài sản cố định

3.1. Phương hướng phát triển KT-XH tỉnh Thái Bìnhđến năm 2015

2015

Thái Bình với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, bảo vệ mơi trường, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội.

Các chỉ tiêu chủ yếu, cụ thể

* Các chỉ tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010

đạt 12,5%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,5% và giai đoạn 2016 - 2020 tăng

khoảng 11,0%

- Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 30%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 37% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 33%. Đến năm 2015 có cơ cấu tương ứng là 21%; 45% và 34%; năm 2020, tỷ trọng nơng nghiệp giảm xuống cịn 14%; công nghiệp đạt khoảng 51% và dịch vụ khoảng 35%.;

- GDP bình quân đầu người đạt 14,3 triệu đồng năm 2010, 28 triệu đồng năm 2015 và 51,2 triệu đồng năm 2020;

- Sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho tỉnh tăng bình quân

23,18% giai đoạn 2011 - 2015, tăng 17,67% giai đoạn 2016 - 2020.

Xây dựng, cải tạo đồng bộ đường dây tải điện 220 KV, 110 KV, trung thế, hạ thế và hệ thống các trạm biến áp.

* Các chỉ tiêu xã hội

Giảm tỷ lệ sinh: 0,1‰; dưới 1,9 triệu người vào năm 2020; Bình quân

mỗi năm giải quyết từ 28 -32 nghìn lao động/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% trở lên, trong đó đào tạo nghề là 41,5%; duy trì tỷ lệ các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở: 100%; tỷ lệ các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,5%; 70% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; đồng thời phấn đấu giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh xuống dưới 0,9% năm 2020, tỷ lệ tử vong khi sinh là 12,5‰, tỷ lệ chết mẹ dưới 30/100.000 ca đẻ sống, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đạt mức

dưới 15%; số giường bệnh/1 vạn dân: 22 giường; số bác sĩ/1 vạn dân: 8 bác

sĩ; tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế: 20%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT: 95%; tỷ lệ hộ sử dụng điện: 99,3%; số xã đạt dưới 5 tiêu chí về nơng thơn mới: 40 xã; từ 5 - 9 tiêu chí: 130 xã; từ 10 - 14 tiêu chí: 35 xã; từ 15 tiêu chí trở lên: 13 xã.

* Về các chỉ tiêu mơi trường

Đến năm 2015 có 100% dân cư đơ thị và 90% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch; 70% các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn mơi trường; 100% các khu cơng nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 100% ở khu vực thành thị và đạt 80% ở khu vực nông thôn; xử lý trên 60% chất thải rắn nguy hại và 100% chất thải bệnh viện.Phương hướng phát triển các chỉ tiêu

* Nông, lâm, thủy sản

Phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp thâm canh, chuyên canh cao, phát triển bền vững; nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho các loại hàng hóa nơng sản.

Giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nơng

nghiệp đạt bình qn 3,4%, ngành thủy sản tăng 9,8%/năm; giai đoạn 2016-

2020 nông nghiệp tăng 2,6%/năm, thủy sản tăng 6,5%/năm.

* Công nghiệp, xây dựng

- Phát triển công nghiệp nhằm tạo bước đột phá về tăng trưởng và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp,

dịch vụ, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững và tăng thu ngân sách Nhà nước. - Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng 20,7%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 17,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đến năm 2015 là 40,3%, đến năm 2020 là 45% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

* Phát triển dịch vụ

- Phát triển ngành dịch vụ ngày tốt hơn các nhu cầu của phát triển kinh

tế - xã hội, trở thành đòn bẩy để phát triển ngành sản xuất khác. Bảo đảm sự

phát triển hài hòa giữa khu vực sản xuất và khu vực dịch vụ.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 20,6%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 13,12%/năm.

*Phát triển về các lĩnh vực xã hội

- Lĩnh vực về Giáo dục - đào tạo: Đến năm 2020 huy động 70 - 75% số

cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ, 100% số cháu trong độ tuổi được học mẫu giáo; 80% trường mầm non, 100% trường Tiểu học, 100% trường Trung học cơ sở, 70% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

- Lĩnh vực về Y tế:Từng bước thực hiện cơng bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, nhất là trong các dịch vụ khám chữa bệnh. Quan tâm chăm lo sức khoẻ cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người cao tuổi, phụ nữ, người tàn tật, người không nơi nương tựa và trẻ em.

thôn, làng; 90% cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa.

- Lĩnh vực về Thể thao: Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao; 100%

trường học thực hiện đúng. Hoàn thành khu liên hợp thể thao tại xã Đông Hịa, thành phố Thái Bình.

* Khoa học - cơng nghệ:

- Phát triển khoa học - công nghệ thực sự trở thành động lực thúc đẩy

sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường áp dụng các tiến bộ

khoa học - công nghệ để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng

và năng lực cạnh tranh của sản phẩm;

* Xóa đói, giảm nghèo:

- Khai thác các tiềm năng, huy động tối đa nguồn lực phát triển kinh tế

- xã hội; quản lý, sử dụng và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân các xã đặc biệt khó khăntránh tình trạng tái nghèo; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về y tế, giáo dục, an sinh xã hội cho các hộ nghèo.

* Kết cấu hạ tầng

- Về giao thông tỉnh cải tạo, nâng cấp hệ thống đường bộ: Đường cao

tốc Ninh Bình-Hải Phịng-Quảng Ninh, Quốc lộ ven biển đi qua Thái Bình.

Quốc lộ 39A từ cầu Vô Hối - Diêm Điền, quốc lộ 37; Đường nối Hà Nam -

Thái Bình với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Cải tạo, nâng cấp một số

đường tỉnh: ĐT.458, ĐT.452, ĐT.455, ĐT.396B, ĐT.454, ĐT.457, ĐT.462,

ĐT.465 và một số tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng

- Về cảng Sông và Biển: Cải tạo và nạo vét luồng lạch cảng biển Diêm

Điền đủ điều kiện cho tàu 10.000 tấn ra vào; quy hoạch và đầu tư xây dựng

cảng Trà Lý 1.000 tấn tại xã Đông Quý, huyện Tiền Hải ; đầu tư xây dựng cảng 1.000 tấn tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, cảng 1.000 tấn tại xã Hịa Bình, huyện Vũ Thư; cảng Hiệp quy mơ 300 tấn tại xã Quỳnh Giao, huyện

Quỳnh Phụ và bến thủy nội địa tại khu cơng nghiệp Cầu Nghìn, thị trấn An

Bài, huyện Quỳnh Phụ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty điện lực thái bình (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)