Nhóm các nhân tố nội bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty điện lực thái bình (Trang 54)

1.2.3 .Một số phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh

2.2. Một số kết quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng

2.2.3.1. Nhóm các nhân tố nội bộ

a. Về cơ cấu lao động tại Cơng ty Điện lực Thái Bình .

- Tổng số lao động tồn Cơng ty là 964, trong đó: Nam 679; Nữ 285 (chiếm 29,5%). Kế hoạch NPC giao là 1010 lao động SXKD như vậy định biên hiện nay thấp hơn NPC giao là 46 lao động

+ Lao động SXKD điện là 939 lao động + Lao động sản xuất khác 25 lao động - Về trình độ:

+ Thạc sỹ 03 người, chiếm 0,31% + Đại học : 299 người, chiếm 31%. + Cao đẳng: 108 người, chiếm 11,2% + Trung cấp: 179 người, chiếm 18,56 %

+ Công nhân kỹ thuật: 375 người, chiếm 38,93 %.

Biểu đồ 2.2: Trình độ cán bộ công nhân viên công ty

- Nhận xét: Nhìn vào biểu trên ta thấy trình độ học vấn chưa đồng đều

Đại học và Công nhân kỹ thuật chiếm đa phần CBCNV của Cơng ty trong khi đó CBCNV có trình độ cao rất ít chiếm 3,1%.

Trong số 964 CBCNV của Cơng ty Điện lực Thái Bình thì nữ chỉ có

nam chiếm ≈70,5%, số lao động nữ chủ yếu tập trung ở một số phòng ban chức năng nghiệp vụ và các bộ phận nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Cơng ty Điện lực Thái Bình, lao động nam làm những công việc yêu cầu sức mạnh về thể chất và tay nghề kĩ thuật như: lắp đặt công tơ, ghi chỉ công tơ, quản lý vận hành dây và trạm…

b. Cơ sở vật chất và kỹ thuật

Hệ thống lưới điện tỉnh Thái Bình ln khơng ngừng được đầu tư xây dựng và phát triển. Hiện nay, Điện lực Thái Bình có 1 trạm biến áp 220kV (tại xã nguyên Xá, huyện Đông Hưng) và 42,2Km đường dây 220KV; 8 trạm biến áp 110kV và 143Km đường dây 110kV được bố trí trên tất cả 8 huyện, thành phố trong tỉnh, hệ thống lưới điện này thực hiện nhiệm vụ nhận điện từ lưới điện quốc gia truyền tải điện năng về cung cấp cho tỉnh Thái Bình và liên thơng với các tỉnh lân cận, để tạo điều kiện điều tiết nguồn điện ổn định.

Về lưới điện trung áp và hạ áp, lưới điện đã phủ kín các xã, đến tận các thơn xóm và các hộ dân nơng thơn; tồn tỉnh có 19 trạm biến áp trung gian 35/10kV; 1990 trạm biến áp phân phối 35/04kV, 10/0,4kV; 1.790Km đường dây 35KV, 10KV; 5.700Km đường dây hạ thế và 461.925 chiếc công tơ, hệ thống lưới điện trung, hạ áp này thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện trực tiếp cho các xã, các đơn vị và cơ quan trên địa bàn tỉnh.

* Tài sản của Cơng ty Điện lực Thái Bình tính đến thời điểm hết ngày 31/12/2013:

+ Tài sản cố định: 644.335,1 triệu đồng. + Tài sản lưu động: 238.136,6 triệu đồng

* Nguồn vốn của Công ty Điện lực Thái Bình tính đến hết ngày

31/12/2013:

+ Vốn chủ sở hữu: 411.167,3 triệu đồng + Nợ phải trả: 485.755,2 triệu đồng

2.2.3.2 Nhóm các nhân tố bên ngồi a. Mơi trường kinh doanh

- Thị trường:

Do đặc điểm về địa lý nên thị trường kinh doanh của Công ty Điện lực Thái Bình chỉ bao gồm tồn bộ địa bàn Tỉnh.

- Sản phẩm thay thế:Hiện tại Điện năng chưa có sản phẩm thay thế

- Tập quán dân cư và mức thu nhập của dân cư: Nhân dân trên địa bàn

tỉnh chủ yếu vẫn sống bằng nghề nông và điều này dẫn đến trong việc sử dụng điện mà ngành điện sẽ gặp phải đó là, do tính chất màu vụ của sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là công tác tưới tiêu nên đôi lúc máy biến áp phải vận hành hết công suất để tưới hoặc tiêu, nhưng có lúc gần như máy biến áp chạy không tải trong một thời gian rất dài, khi chạy không tải dẫn đến tổn thất, khi không vận hành không khai thác hiệu quả thiết bị.

Các hộ dân trên địa bàn cũng chủ yếu sử dụng điện vào giờ cao điểm tối vì vậy thường dẫn đến hiện tượng quá tải cục bộ, dẫn đến sự cố giai đoạn cung cấp điện. Việc sử dụng điện như vậy cũng dẫn đến khi quá tải lúc non tải và hiệu quả khai thác tài sản cũng chưa cao.

- Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường:Từ khi

thành lập điện lực đã ln cố gắng xây dựng và duy trì mối quan hệ cần thiết với các cơ quan, ban ngành và lãnh đạo chính quyền địa phương, vì vậy uy tín của điện lực cơ bản được đảm bảo.

Điện lực luôn tổ chức trực đảm bảo điện nghiêm túc hiệu quả khi cần

thiết, vì vậy cũng đảm bảo ít làm gián đoạn cung cấp điện cho nhân dân và

các doanh nghiệp trên địa bàn. Các nhu cầu chính đáng về cung cấp điện của

doanh nghiệp và nhân dân dù lớn nhỏ đều được vận dụng kheo léo để đạt được hiệu quả tối đa với thời gian tối thiểu. Có thể nói điện lực đã hoàn thành tương đối tốt chức năng phục vụ của mình và cơ bản làm hài lịng khách hàng

dụng điện.

b.Mơi trường tự nhiên

* Vị trí địa lý

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đơ Hà Nội 110 km về

phía đơng nam, cách thành phố Hải Phịng 70 km về phía tây nam. Thái Bình

tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây

bắc, Hải Phịng ở phía đơng bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đơng là biển Đơng (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển

kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.

* Địa hình - Khí hậu

- Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1–2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đơng nam. Thái Bình có bờ biển dài 52 km, có 4 con sơng chảy qua: phía bắc và đơng bắc có sơng Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sơng Luộc (phân lưu của sơng Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua tỉnh từ tây sang đông dài 65 km.

- Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm,

mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 10 và tháng 4 là mùa thu và mùa xuân tuy khơng rõ rệt như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%.Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng

năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm).

* Diện tích, dân số và đơn vị hành chính

Tỉnh Thái Bình là một tỉnh của Việt Nam, có 8 đơn vị hành chính cấp

Tỉnh Thái Bình có 287 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 268

xã.Tồn tỉnh có diện tích 1.546,5 km², với dân số là 1.868.800 người theo

thống kê từ cuộc điều tra dân số năm 2012, mật độ dân số trung bình 1.209 người/km2, phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ cao

nhất tại Tp. Thái Bình đạt 3.961 người/ km² và thấp nhất là huyện Tiền Hải

đạt 945 người/ km²

Bảng 2.4: Dân số và mật độ dân số tỉnh Thái Bình (2012)

TT Huyện, thị xã Diện

tích(km2) Số người Số hộ Mật độ (người/km2)

Toàn tỉnh 1.546,5 1.868.800 640.926 1.209

1 TP Thái Bình 67,71 268.167 89.389 3.961

2 Huyện Đông Hưng 191,8 246.335 88.112 1.284

3 Huyện Hưng Hà 200,4 253.996 84.665 1.268

4 Huyện Kiến Xương 199,2 223.179 74.393 1.121

5 Huyện Quỳnh Phụ 209,6 245.188 81.929 1.170

6 Huyện Thái Thụy 256,8 267.012 76.289 1.040

7 Huyện Tiền Hải 226,0 213.616 71.205 945

8 Huyện Vũ Thư 195,2 224.832 74.944 1.152

(Nguồn: Điều chỉnh qui hoạch tổng thể kinh tế-xã hội tỉnh Thái Bìnhđến năm 2012, có xét đến năm 2020)

- Là một tỉnh đang trên đà phát triển mạnh, cùng với dân số của tỉnh

Thái Bình rất cao, do đó nhu cầu sử dụng điện trong tương lai sẽ rất lớn. *Tài nguyên đất

Theo số liệu của Cục Thống kê năm 2000, diện tích đất tự nhiên Thái Bình là 154,224ha, đất nơng nghiệp là 96,567ha chiếm 62,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

*Tài nguyên khống sản Các khống sản chính:

Khí mỏ: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên.

Tháng 5, 6 năm 2003, Tổng cơng ty dầu khí Việt Nam đã tiến hành nổ địa

chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ trữ lượng ước tính 7 tỷ m³.

Nước khống: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12 triệu m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít với các nhãn hiệu

nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.

Nước khống nóng: Đã thăm dị và phát hiện ở làng Khả xã Duyên Hải

huyện Hưng Hà mỏ nước nóng 57°C ở độ sâu 50 m và nước nóng 72°C ở độ

sâu 178 m có thể sẽ được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh, hiện tại có 2 cơng ty nước khống khai thác hoạt động tại làng Khả (cơng ty nước khống Duyên Hải và Tiên Hải).

Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ lượng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lượng than tại Quảng Ninh). Từ 2010 đầu tư thử nghiệm một số dự án khai thác than bằng công nghệ ngầm dưới lịng đất hoặc cơng nghệ hàm lò tại Tiền Hải và Thái Thụy, mỗi dự án có quy mơ cơng suất 6 triệu tấn/năm.

* Nhận xét: Thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi: mơi trường tự nhiên là tương đối thuận lợi với việc kinh

doanh điện vì tỉnh diện tích nhỏ có địa hình phẳng khơng có đồi núi dễ cho quản lý, mặt khác xung quanh là sông và biển thuận tiện cho giao thông, dân số đông cầu về điện ngày càng tăng.

- Khó khăn: điện tích đất cơng sẽ giảm do dân số tăng cao dẫn đến chi phí đền bù đất đai sẽ tăng khi mà nhu cầu sử dụng tăng phải đầu tư mới

c. Mơi trường chính trị

Do mơi trường chính trị ổn định, các mối quan hệ quốc tế được mở rộng nên áp lực về việc phải mở của thị trường điện ngày càng lớn. Như vậy, các công ty nước ngồi có khả năng cạnh tranh với Cơng ty điện lực sẽ nhanh

chóng tham gia vào thị trường điện.

d. Môi trường pháp luật

Từ khi thực hiện đổi mới, hệ thống luật pháp của Việt Nam đã dần

được hồn thiện, tạo ra mơi trường pháp lý cho các hoạt động kinh doanh. Rất

nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành và có hiệu lực tạo ra hành lang pháp lý mà ở đó các doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ pháp luật được Nhà

nước bảo vệ. Có thể kể ra đây các bộ luật quan trong như: Luật đất đai, luật

cơng ty, luật đầu tư nước ngồi, luật phá sản. luật thương mại, luật điện lực... Tuy nhiên, do đang trong q trình hồn thiện nên Việt Nam vẫn cịn thiếu Luật và các văn bản dưới luật, tình trạng các luật và văn bản dưới luật vẫn cịn chồng chéo gây khó khăn cho các cơng ty trong q trình hoạt động kinh doanh cũng như các tổ chức tư pháp khi viện dẫn các điều luật. Hơn thế nữa, do việc điều chỉnh luật còn chậm hơn so với diễn biến kinh doanh nên có nơi có lúc luật đã lỗi thời khơng phù hợp với thực tế gây rủi ro khơng đáng có cho doanh nghiệp, làm mất tính nghiêm minh của luật pháp.

Từ ngày 1/7/2005, Luật Điện lực chính thức có hiệu lực. Đây là bộ luật có ảnh hường nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh. Về cơ bản, Luật điện lực đảm bảo sự công bằng giữa bên mua và bán điện nhưng Luật chưa đề cập nhiều đến khía cạnh xã hội của hoạt động điện lực, khi mà các Công ty điện lực phải cung ứng điện cho những khu vực có giá bán thấp hơn giá thành hoặc việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hành lang lưới điện cũng khơng được quy định cụ thể.

Ngồi ra, Luật còn thu hẹp nghĩa vụ tài chính của khách hàng như: khách hàng chỉ chịu dây cáp từ sau công tơ trở đi hoặc thời hạn thanh toán tối đa là 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo tiền điện. Điều này đã chất thêm gánh nặng tài chính lên vai các Cơng ty Điện lực.

Môi trường pháp lý ngày càng được hồn thiện có tác động tích cực

đến hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty điện lực Miền Bắc. Khách hàng

ngày càng hiểu biết pháp luật hơn và ý thức tôn trọng pháp luật ngày càng tăng giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty thuận lợi. Nhưng bên cạnh

đó, khách hàng sẽ yêu cầu các hoạt động kinh doanh của Công ty phải tuân

thủ đúng luật pháp. Điều này đôi khi không phụ thuộc vào ý thức của con người mà do hạn chế về công nghệ như: việc cung cấp điện phải ổn định, thời gian mất điện phải nhỏ,sự cố lưới điện phải ít hơn...

2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Thái Bình Bình

2.3.1. Đặc điểm kinh doanh của Cơng ty Điện lực Thái Bình

2.3.1.1. Đặc điểm sản phẩm điện năng

- Điện năng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt, là loại hàng hóa khơng

có hình thái vật chất cụ thể, khơng thể tách rời q trình sản xuất với quá trình tiêu dùng, sản phẩm hết sức cần thiết cho công cuộc phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, điện năng rất khó lưu trữ mà nếu có lưu trữ được thì chi phí cũng hết sức tốn kém. Tính

chất tiêu thụ cũng mang một đặc thù, vào các thời điểm khác nhau trong cùng

một ngày thì mức độ tiêu thụ có thể rất lớn và ngược lại trong các giờ thấp điểm cơng suất tiêu thụ có thể lại rất nhỏ. Vì tính khơng lưu trữ được và tính thiết yếu của sản phẩm điện năng mà ngành điện phải có một hệ thống điện trên khắp đất nước. Vì tính chất tiêu thụ của các phụ tải là khác nhau dẫn đến chi phí giá thành sản phẩm khác nhau.

- Sản phẩm điện năng là vô cùng cần thiết và là yếu tố đầu vào của các

ngành và các doanh nghiệp nên nó có tính xã hội hóa rất cao.Chính phủ cũng

quy định cho ngành điện bán điện cho khách hàng với các mức giá khác nhau tùy thuộc vào hình thức, cấp điện áp, thời gian và mục đích sử dụng điện của khách hàng.

2.3.1.2. Đặc điểm kinh doanh

- Đặc điểm kinh doanh của Điện lực Thái Bình cũng giống như đặc

điểm kinh doanh nói chung của các Cơng ty trực thuộc Tổng Công ty Điện

lực Miền Bắc. Kinh doanh bán điện là hoạt động cuối cùng của quá trình SXKD điện năng, thực hiện mục đích của sản xuất tiêu dùng, đưa điện đến

nơi tiêu dùng cuối cùng, Điện lực tỉnh là cầu nối trung gian giữa sản xuất và

tiêu dùng điện.

- Điện lực Thái Bình trực thuộc Tổng cơng ty điện lực Miền Bắc, đặc

điểm kinh doanh phân phối và kinh doanh Điện năng, quản lý kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo ủy quyền của Điện lực Miền Bắc, cung ứng và quản lý điện năng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình.

2.3.2. Đánh giá các chỉ tiêu kinh doanh Cơng ty Điện lực Thái Bình.

2.3.2.1. Về Sản lượng điện đầu nguồn, thương phẩm và Tổn thất.

Tình hình thực hiện kế hoạch mua điện đầu nguồn của Công ty Điện

lực Thái Bình từ 2011 đến hết năm 2013

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch mua điện đầu nguồn của Cơng ty Điện lực Thái Bình từ 2011 đến hết năm 2013

Năm

Điện đâu nguồn (106 kWh) Thực hiện/Kế hoạch

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty điện lực thái bình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)