Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty điện lực thái bình (Trang 25 - 28)

1.1. Tổng quan về sản xuất kinh doanh

1.1.4.2. Yếu tố chủ quan

Đó là tập hợp các yếu tố bên trong mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt được và điều chỉnh ảnh hưởng của chúng để thực hiện những mục tiêu nhất định. Các yếu tố đó bao gồm:

* Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Yếu tố này gắn liền với hoạt

động SXKD của doanh nghiệp bởi tài chính liên quan mọi chiến lược của

doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh là điều kiện thuận

lợi để doanh nghiệp có thể độc lập tự chủ trong hoạt động SXKD, có điều kiện để cải tiến kỹ thuật đầu tư đổi mới cơng nghệ, đón bắt được những thời

cơ kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Sản phẩm, hàng hóa: Đây là yếu tố vơ cùng quan trọng vì người mua

bao giờ cũng quan tâm trước hết đến chất lượng, tính năng của sản phẩm mà họ mua. Do đó, các doanh nghiệp cố gắng tăng tính ưu việt của sản phẩm, cần xem xét sản phẩm của doanh nghiệp theo hai khía cạnh:

+ Yếu tố vật chất: Gồm những đặc tính lý hóa, kể cả những đặc tính

của bao gói với chức năng giữgìn và bảo quản hàng hóa đó của nó.

+ Yếu tố phi vật chất: Gồm những đặc tính như tên gọi, nhãn hiệu, biểu tượng, chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng,…

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các sản phẩm trên thị trường là sự tăng lên không ngừng về nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, doanh nghiệp phải luôn nắm bắt được những thay đổi trong tiêu dùng của người mua để có phương án kinh doanh hợp lý nhất.

* Lực lượng lao động: Lực lượng lao động đóng vai trị then chốt trong hoạt động SXKD. Trình độ, năng lực của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây còn là điều kiện để doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại tạo ra khả năng cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó sẽ đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của tài sản.

* Chiến lược và sách lược kinh doanh: Một chiến lược và sách lược

kinh doanh đúng trong mỗi thời kỳ nhất định sẽ là nhân tố đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Với chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường và chính sách giá cả phù hợp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín sản phẩm của doanh

nghiệp, tạo dựng niềm tin của khách hàng về sản phẩm. Từ đó, tăng doanh thu, vịng quay vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

* Chất lượng phục vụ: Nâng cao chất lượng phục vụ sẽ tăng chi phí

kinh doanh, song nếu chất lượng phục vụ tốt sẽ là yếu tố quyết định đến khối lượng hàng hoá được tiêu thụ. Do vậy nâng cao chất lượng phục vụ là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.

* Chi phí SXKD: Việc sử dụng tiết kiệm các khoản chi phục vụ cho

hoạt động SXKD cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được. Ngồi ra có một

số yếu tố khác nữa như tổ chức lao động, hệ thống quản lý doanh nghiệp, kế hoạch marketing sản phẩm,… cũng tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình SXKD doanh nghiệp cần phân tích, dự báo các yếu tố có thể tác động để có phương án kinh doanh hiệu quả nhất. Phân tích mơi trường kinh doanh là vơ cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Mục tiêu phân tích là phán đốn mơi trường để xác định các cơ hội và đe dọa, trên cơ sở đó có các quyết định quản trị hợp lý. Có thể rút ra một số vấn đề chính sau: + Một doanh nghiệp trả lời được các nhu cầu của mơi trường thì chiến lược của nó sẽ có hiệu quả hơn.

+ Những nguyên nhân chính của gia tăng, suy thối là những thay đổi khác với cấp độ lớn trong các doanh nghiệp thường là các nhân tố của môi trường chứ không phải thuộc về nội bộ.

+ Một doanh nghiệp càng phụ thuộc vào mơi trường thì phải càng tập trung phân tích và phán đốn mơi trường đó.

+ Một mơi trường hay thay đổi và khơng chắc chắn thì nó càng địi hỏi được phân tích và phán đốn tốt.

+ Nhà chiến lược khơn ngoan và có hiệu quả là nhà chiến lược phải biết mình (phân tích nội bộ) và biết người (phân tích mơi trường).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty điện lực thái bình (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)