Tổng quan về phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty điện lực thái bình (Trang 28 - 33)

1.2.1. Thực chất ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường: hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản án trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày

càng cao, quan hệsản xuất càng hoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả.

Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu được. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện

đời sống cán bộ công nhân viên. Với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ

chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng vai trị quan trọng

trong sự tồn tại và phát triển nó. Ngồi ra nó cịn thể hiện sức cạnh tranh trên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh.

Đối với người lao động: Hiệu quả kinh doanh là động lực thúc đẩy kích

thích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động

của mình. Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời

sống lao động thúc đẩy tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.2.2. Nội dung và trình tự phân tích hiệu quả kinh doanh

1.2.2.1. Phân tích khái qt tình hình hiệu quả kinh doanh

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta cần phải

tiến hành các bước sau:

Bước 1: Tập hợp số liệu tính tốn các chỉ tiêu cần thiết. Thu thập thông tin qua tập hợp số liệu phải khoa học và đúng mục đích tức là đúng, đủ, kịp thời và phù hợp với nhu cầu tính tốn của chỉ tiêu. Như vậy cần vạch ra một hệ thống các chỉ tiêu cần thiết. Trên cơ sở này tính tốn được thì nguồn cung

cấp thường là các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế

tốn, báo cáo tài chính và những bảnbáo cáo thường kỳ của doanh nghiệp.

Bước 2: Tính tốn và xác định các thơng số cần quan tâm, tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả của từng bộ phận sản xuất, từng yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều tùy thuộc vào mức độ chi tiết trong phân tích và khả năng thu thập được số liệu.

Bước 3: Đánh giá hiệu quả kinh doanh, so sánh các thơng số vừa tính

tốn được ở bước 2 với các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này thường là giá trị chỉ tiêu khoa học, định mức kỳ trước hoặc giá trị chỉ tiêu của các doanh

nghiệp khác cần phân tích. Dẫn đến kết luận về mức độ hiệu quả kinh doanh

hiện tại của doanh nghiệp so với mặt bằng chung.

Bước 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả đã tính tốn ở trên. Bước này xác định các biến số và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu hiệu quả, đồng thời xác định mức độ nhạy cảm của từng nhân tố tới chỉ tiêu hiệu quả.

Bước 5: Trên cơ sở những kết luận rút ra ở trên đưa ra những biện pháp điều chỉnh có thể áp dụng được nhằm tác động vào chỉ tiêu hiệu quả theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Đặc biệt tập trung sự chú ý vào các nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn và độ nhạy cảm cao đối với các chỉ tiêu hiệu quả.

Như vậy mục đích của phân tích hiệu quả là tính các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu về năng suất và sức sinh lời của doanh nghiệp. Dùng các chỉ tiêu đã

tính toán được so sánh giữa kỳ sau với kỳ trước, với các doanh ngiệp cùng

ngành, giữa chỉ tiêu kế hoạch với thực hiện. Từ đó rút ra kết luận so với các

mốc thì doanh nghiệp đã làm ăn hiệu quả hay khơng.

1.2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu thành phần ảnh huởng hiệu quả kinh doanh tổng hợp doanh tổng hợp

kinh doanh tác động ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp. Ví dụ như các yếu tố về tình hình sử dụng lao động, về sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc tình hình sử dụng vốn, tài sản,… Nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác động của yếu tố, nguyên nhân bên trong.

Lao động là yếu tố cơ bản trong q trình hoạt động kinh. Do đó khi

phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng lao động thì mục tiêu của doanh nghiệp chính là phải làm sao nâng cao được năng suất lao động lên. Sức sinh lời của lao động cho biết trong thời kỳ một lao động góp phần tạo ra bao nhiêu đồng

lợi nhuận. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động giúp doanh nghiệp có thể kết

luận tình hình sử dụng về lao động giữa các kỳ phân tích, qua đó xác định được nhân tố ảnh hưởng về mặt lao động đến mức chênh lệch của kết quả kinh doanh giữa các kỳ phân tích.

Muốn tăng sức sinh lời của lao động ta thấy phải tăng ROS, hoặc phải tăng năng suất lao động. Ở đây cũng sẽ xảy ra mâu thuẫn khi tăng năng suất lao động bằng cách tăng doanh thu có thể dẫn đến ROS sẽ giảm. Do vậy để đảm bảo tăng năng suất lao động thì tốc độ tăng của doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của lao động; Để đảm bảo tiêu chí tăng ROS thì tốc độ tăng của

lợinhuận phải cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.

Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp là tổng kết tất cả những gì về phân tích kinh tế và đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh. Nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh trong mối quan hệ giữa chúng cũng như tác động của các yếu tố, nguyên nhân bên ngoài. Thường sử dụng các chỉ tiêu về hồn vốn của doanh nghiệp để đánh giá tính sinh lời và nó liên quan đến tỷ lệ thu nhập trên số vốn đầu tư trong kinh doanh.

Tỷ suất thu hồi tài sản – ROA.

và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Hoàn vốn càng cao

chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.Tỷ số hoàn vốn tài sản ROA phản

ánh trên 1 đồng vốn bằng tài sản đang hoạt động kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Vậy muốn tăng được ROA hoặc là phải giảm tài sản hoặc là phải tăng lợi nhuận; hoặc là cùng tăng cả lợi nhuận và tài sản, nhưng tốc độ tăng lợi

nhuận phải cao hơn tốc độ tăng tài sản. ROA cũng có thể tăng bằng cách tăng

lợi nhuận cận biên (ROS), hoặc tăng vòng quay tổng tài sản, hoặc là cùng tăng cả hai yếu tố này. Ở đây sẽ xẩy ra mâu thuẫn khi tăng vòng quay của tài sản; Để đảm bảo tiêu chí tăng ROS thì tốc độ tăng của lợi nhuận phải cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là cơng ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngồi ra, nó cịn phụ thuộc vào quy mơ và mức độ rủi ro của cơng ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình qn của tồn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành

1.2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thành phần

Từ các phân tích nêu trên ta thấy các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thành phần là doanh thu, chi phí, lao động và tổng tài sản. Để biết rõ mức độ ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu thành phần ta xem xét các yếu tố:

- Chỉ tiêu doanh thu:

Doanh thu muốn cao thì giá bán phải cao hoặc sản lượng phải lớn. Tuy nhiên nếu giá bán cao thì doanh nghiệp lại khơng bán được hàng và dễ mất

khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh. Do vậy doanh nghiệp phải bán ra thị

trường với một mức giá được người tiêu dung chấp nhận, điều này có nghĩa

doanh thu khơng thể tăng mãi bằng cách tăng giá.

Tăng sản lượng để tăng doanh thu cũng sẽ dẫn đến quy mô của doanh nghiệp tăng theo, khi quy mô tăng sẽ xẩy ra những hệ lụy tất yếu dẫn đến chi phí cận biên tăng và năng suất, lợi nhuận cận biên giảm, do vậy đến một lúc nào đó có thể doanh thu vẫn tăng nhưng lợi nhuận sẽ khơng cịn tăng nữa: Hoặc tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận dẫn đến ROS giảm và đến lúc đó thì việc tăng doanh thu sẽ khơng cịn ý nghĩa về mặt hiệu quả kinh tế nữa.

- Chỉ tiêu chi phí:

Một doanh nghiệp chỉ được coi là làm ăn có hiệu quả nếu doanh nghiệp đó chỉ phải bỏ ra mức chi phí tối thiểu mà đạt được lợi nhuận tối đa. Chi phí thấp lợi nhuận sẽ cao và lợi nhuận cận biên (ROS) sẽ tăng, tuy nhiên cũng phải thấy rằng thường thì chi phí sẽ gắn liền với chất lượng nếu chi phí q thấp, dưới định mức thì chất lượng sẽ khơng đảm bảo, nếu chi phí quá lớn lợi nhuận cận biên sẽ giảm. Do vậy doanh nghiệp phải ln cân đối để sao cho có được mức chi phí hợp lý hài hịa.

- Chỉ tiêu lao động:

Một doanh nghiệp chỉ được coi là làm ăn có hiệu quả nếu doanh nghiệp đó có một cơ cấu lao động hợp lý. Cơ cấu hợp lý là đảm bảo sao cho mọi

người lao động trong doanh nghiệp đều có đủ việc làm, người lao động được

bố trí đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực và nguyện vọng của họ để họ có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Chất lượng lao động của doanh nghiệp thấp sẽ không đáp ứng được yêu

cầu của sản xuất, dẫn đến sản lượng thấp hơn định mức, doanh thu giảm, hiệu quả làm ăn giảm lợi nhuận giảm, nếu trình độ lao động doanh nghiệp quá cao

so với địi hỏi của cơng việc cũng dẫn đến lãng phí nguồn lực vì có thể sẽ bị tăng chi phí chi trả tiền lương trên mức cần thiết, dẫn đến không hiệu quả. Cơ cấu lao động bất hợp lý chỗ thừa chỗ thiếu cũng sẽ dẫn đến việc hoạt động không mang lại hiệu quả. Tất cả các yếu tố không hợp lý sẽ dẫn đến năng suất lao động giảm.

- Chỉ tiêu tổng tài sản: Doanh nghiêp có được cơ cấu tài sản hợp lý sẽ

không bị mất cân đối về tài sản. Nếu giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động quá lớn vòng quay tài sản cố định và vòng quay tài sản lưu động sẽ giảm, dẫn đến vòng quay tổng tài sản giảm, doanh nghiệp khai thác không hiệu quả vốn đầu tư, dẫn đến làm giảm ROA của doanh nghiệp, nếu tốc độ tăng của ROS chậm hơn tốc độ giảm của vòng quay tổng tài sản.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty điện lực thái bình (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)