Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang của chế phẩm tạo được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của gia nhiệt trong quá trình uốn thép tấm để chế tạo một số chi tiết tàu thủy (Trang 130 - 140)

3.3.3.1. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang trong điều kiện phịng thí nghiệm

Đánh giá hiệu lực gây chết sâu khoang của các loại chế phẩm trong điều kiện phịng thí nghiệm với các liều lượng và nồng độ phun khác nhau được tính tốn dựa trên số lượng thể vùi của vi rút NPV có trong sản phẩm và số lượng cần thiết cho 1ha như khi sử dụng ngoài đồng ruộng.

Qua đánh giá cho thấy (Bảng 3.27) chế phẩm NPV-1 WP có hiệu lực trừ sâu đạt 81,23%. Chế phẩm NPV-2 WP, hiệu lực trừ sâu đạt tới 87,14%, cao hơn hẳn so với NPV-1 WP. Trong khi đó, đối chứng sử dụng sâu chết NPV nghiền lọc theo phương pháp truyền thống, hiệu lực phòng trừ sâu khoang rất thấp, chỉ đạt 46,95%.

Kết quả thí nghiệm bước đầu thể hiện rõ hiệu quả của chế phẩm dạng bột thấm nước đã tạo ra. Đồng thời, cũng chứng minh được hiệu lực trừ sâu của chế phẩm tạo ra theo phương pháp truyền thống đạt thấp. Có thể sử dụng sâu chết bệnh nghiền lọc đã không đảm bảo đủ số lượng thể vùi cần thiết để phòng chống sâu khoang như mong đợi.

Định lượng thể vùi (2,0 x 109OB/g) Tạo dạng chế phẩm (trộn) Đóng gói (100g/gói) Phối trộn phụ gia (60% bột tan, 40% Kaolin) Bảo quản, sử dụng (10 gói/ha)

119

Bảng 3.27. Hiệu lực phịng trừ sâu khoang của chế phẩm NPV sau 7 ngày phun trong điều kiện phịng thí nghiệm

Cơng thức Loại sản phẩm Số sâu đánh giá (con/lần nhắc) Liều lượng cho 1 ha (gam) Nồng độ phun (%) Hiệu lực trừ sâu (%) CT 1 NPV-1 WP 100 500 0,1 81,23 b CT 2 NPV-2 WP 100 500 0,1 87,14 a CT 3 Đ/c 1: Sâu chết bệnh nghiền lọc 100 500 sâu 5,0 46,95 c CT 4 Đ/c 2: Nước lã 100 - - - CV (%) - - - 2,534 LSD0,05 - - - 0,692

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị kèm chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy P ≤ 0,05

3.3.3.2. Hiệu lực phịng trừ sâu khoang trên bắp cải ngồi nhà lưới

Kết quả đánh giá hiệu lực trừ sâu khoang trên rau bắp cải của chế phẩm trong nhà lưới (bảng 3.28) cho thấy: Khi sử dụng chế phẩm dạng bột thấm nước NPV-1 WP có hàm lượng 2,0 x 109 OB/gam với liều lượng 500 gam/ha (tương đương với 1,0 x 1012 OB/ha) hiệu quả đạt 81,13% ở thời điểm 7 NSP chế phẩm.

Bảng 3.28. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang trên bắp cải sau 7 ngày phun của chế phẩm NPV trong điều kiện nhà lưới

Công thức Loại chế phẩm Lượng sử dụng 1 ha Nồng độ phun (%) Hiệu lực ở 7NSP (%) CT 1 NPV-1 WP 500 gam 0,1 81,13 b CT 2 NPV-2 WP 500 gam 0,1 82,92 b

CT 3 Đ/c 1: Sâu chết bệnh nghiền lọc 500 sâu 5,0 47,68 a

CT 4 Đ/c 2: Nước lã - - -

CV (%) - - 0,437

LSD0,05 - - 5,180

Ghi chú: Đ/c: Đối chứng; NSP: Ngày sau phun. Trong cùng cột, các giá trị kèm chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy P ≤ 0,05

120

Hiệu lực trừ sâu khoang của chế phẩm NPV-2 WP đạt 82,92%, cao hơn so với hiệu lực trừ sâu của chế phẩm NPV-1 WP là 1,79%. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho thấy khơng có sự sai khác có ý nghĩa về hiệu quả phịng trừ sâu khoang giữa cơng thức phun chế phẩm NPV-1 WP và NPV-2 WP.

Trong khi đó, nếu sử dụng sâu chết bệnh do NPV theo phương pháp truyền thống với liều lượng sử dụng là 500 sâu chết bệnh đem nghiền lọc rồi phun cho 1ha với nồng độ 5%, hiệu lực trừ sâu chỉ đạt 47,68% (Bảng 3.28). Kết quả này hồn tồn tương tự như kết quả thí nghiệm trước đây của tác giả Nguyễn Văn Cảm et al. (1996a) [8].

Đi sâu tìm hiểu lý do tại sao chế phẩm tạo ra theo phương thức truyền thống (nghiền sâu chết bệnh rồi phun) có hiệu quả trừ sâu thấp. Qua một thí nghiệm đã được tiến hành, kết quả (Bảng 3.29) xác định với chế phẩm NPV thu được từ sâu chết nghiền lọc thì một cá thể sâu khoang sau khi chết hình thành trung bình 1,01 x 108 OB/10sâu.

Đánh giá khả năng sinh thể vùi của các cá thể sâu chết sau khi phun chế phẩm (Bảng 3.29), với chế phẩm NPV-1 WP thì số lượng thể vùi hình thành đạt tới 1,13 x 109 OB/10 sâu, chế phẩm NPV-2 WP có số thể vùi đạt 1,12 x 109 OB/10 sâu.

Bảng 3.29. Số lượng thể vùi hình thành trên sâu khoang sau 7 ngày phun khi sử dụng chế phẩm NPV ngoài nhà lưới

STT Loại chế phẩm Nồng độ thuốc phun (%) Số lượng thể vùi (x 108 OB/10sâu) 1 NPV-1 WP 0,1 1,13 a 2 NPV-2 WP 0,1 1,12 a 3 NPV từ sâu chết bệnh nghiền lọc 5,0 1,01 b 4 Đối chứng (nước lã) - - CV (%) - 1,213 LSD0,05 - 5,082

Ghi chú: OB: Thể vùi. Trong cùng cột, các giá trị kèm chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy P ≤ 0,05

121

Trong khi đó, các cá thể sâu chết khi phun dịch sâu chết bệnh, số lượng thể vùi chỉ đạt 1,01 x 108 OB/10 sâu. Qua phân tích, số lượng thể vùi của sâu chết hình thành sau phun NPV-1 WP cao gấp 11,19 lần và từ NPV-2 WP gấp 11,09 lần so với số thể vùi NPV hình thành từ sâu chết bệnh.

Như vậy, nếu sử dụng với liều lượng 500 sâu chết để phun cho 1 ha thì tổng lượng thể vùi chỉ đạt 5,05 x 1010 OB/ha, thấp hơn 17,82 lần so với lượng thể vùi cần thiết là 1,2 x 1011 đến 1,0 x 102 OB/ha (Grzywacz et al, 1996) mới có thể đảm bảo được hiệu quả phịng trừ đối với sâu khoang [12]. Nói cách khác, để phòng trừ sâu khoang trên đồng ruộng có hiệu quả như mong muốn bằng chế phẩm tạo ra từ nguồn sâu chết bệnh rồi nghiền lọc thì phải dùng tới 8.910 sâu mới đạt số lượng thể vùi 1,0 x 1012 OB/ha.

Tuy nhiên, với việc sử dụng sâu chết bệnh đem nghiền lọc rồi phun dù sao cũng có hiệu quả nhất định và có thể khuyến cáo nơng dân tự chế biến chế phẩm NPV bằng cách thu gom sâu chết ngoài đồng đem về nhà chế biến tạo sản phẩm bằng biện pháp thủ cơng để phịng trừ sâu hại.

Phương pháp nhân sinh khối thể vùi như nêu trên rõ ràng sẽ gặp khó khăn và khơng thể chủ động trong kiểm soát được số lượng thể vùi cần thiết, nên hiệu quả trừ sâu của sản phẩm nghiền lọc khơng cao và khó có thể sản xuất chế phẩm theo hướng công nghiệp.

Các kết quả thí nghiệm nêu trên cho thấy sự cần thiết của việc tinh sạch thể vùi và định hướng tạo chế phẩm có số lượng thể vùi đạt 1,0 x 1012 OB/ha để có hiệu quả cao trong phịng trừ sâu khoang hại cây trồng.

3.3.3.3. Hiệu lực phịng trừ sâu khoang ngồi đồng ruộng

Hiệu lực phịng trừ sâu khoang trên bắp cải

Thí nghiệm diện hẹp đánh giá hiệu lực của chế phẩm trong phòng trừ sâu khoang trên rau bắp cải ngoài đồng ruộng được tiến hành tại Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) trong vụ Thu Đông 2017. Qua kết quả theo dõi (bảng 3.30) nhận thấy sau 7 ngày phun, hiệu lực phòng trừ sâu khoang của chế phẩm NPV-1 WP và NPV-2 WP đạt tương tự nhau, tương ứng đạt 73,42 và 73,45% khi phun với

122

liều lượng 500 gam/ha tương ứng với 1 x1012 OB/ha, khi sử dụng sâu chết rồi nghiền, lọc chỉ đạt hiệu lực 24,94%.

Sau 10 ngày phun chế phẩm, NPV-1 WP cho hiệu lực trừ sâu đạt 80,51% còn chế phẩm NPV-2 WP cho hiệu lực trừ sâu đạt tới 82,29%. Trong khi đó, ở công thức sử dụng chế phẩm sâu bị bệnh nghiền lọc đem phun, hiệu quả chỉ đạt 45,20%, thấp hơn kết quả thí nghiệm trong nhà lưới là 2,48%. Kết quả thí nghiệm trên bắp cải cho phép khẳng định hiệu lực trừ sâu khoang của chế phẩm NPV tạo ra. Kết quả đánh giá hiệu lực trừ sâu khoang của chế phẩm ngoài đồng ruộng cũng hồn tồn phù hợp với kết quả thí nghiệm trong nhà lưới. Tuy nhiên, qua phân tích thống kê thì khơng có sự sai khác có ý nghĩa giữa 2 cơng thức sử dụng chế phẩm NPV-1 WP và NPV-2 WP.

Bảng 3.30. Hiệu lực trừ sâu khoang của chế phẩm NPV trên bắp cải ngoài đồng ruộng tại Vân Nội (Hà Nội)

Công thức Thành phần chế phẩm Liều lượng phun 1 ha Sâu trước phun (con/m2) Hiệu lực trừ sâu (%) 7NSP 10NSP CT 1 NPV-1 WP 500 gam 2,6 73,42 b 80,51 a CT 2 NPV-2 WP 500 gam 2,8 73,45 b 82,29 a

CT 3 Sâu nghiền (đ/c 1) 500 sâu 2,4 24,94 a 45,20 b

CT 4 Nước lã (đ/c 2) - 2,8 - -

CV (%) - - 26,863 16,482

LSD0,05 - - 20,468 22,518

Ghi chú: CT: Công thức; NSP: Ngày sau phun; đ/c: Đối chứng.

Trong cùng cột, các giá trị kèm chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy P ≤ 0,05

Như vậy, hồn tồn có thể sử dụng chế phẩm NPV-1 WP để phòng trừ sâu khoang trên bắp cải mà khơng cần pha chế thêm axít Boric. Điều này cũng phù hợp vì sâu khoang thường phát sinh gây hại nặng trên bắp cải trong vụ Đông Xuân từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, là thời gian khơng có ánh nắng mạnh gây ảnh hưởng đến sự tồn tại của thể vùi NPV trên đồng ruộng. Nếu phòng trừ sâu khoang trong vụ trồng bắp cải Hè Thu, việc sử dụng chế phẩm

123

NPV-2 WP là hồn tồn cần thiết, vì trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 thường có nắng cường độ mạnh cùng với tia cực tím sẽ góp phần bảo vệ thể vùi NPV khỏi bị phá huỷ.

Nhằm hướng tới xây dựng qui trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học, thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang của chế phẩm NPV-1 WP trên bắp cải ngoài đồng ruộng khi sử dụng với các liều lượng khác nhau đã được tiến hành tại Vân Nội (Hà Nội) trong vụ Đông Xuân 2018- 2019. Kết quả thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.31 với 3 công thức liều lượng khác nhau nhận thấy khi sử dụng liều lượng càng cao thì hiệu quả trừ sâu khoang càng cao.

Tại thời điểm 5 ngày sau phun (NSP), tương ứng lượng chế phẩm sử dụng với các liều lượng 400, 500 và 600 gam/ha tương ứng với số lượng thể vùi 0,8; 1,0 và 1,2 x 1012 OB/ha cho hiệu lực trừ sâu tương ứng chỉ đạt 64,58, 71,67 và 77,78%, cịn hiệu lực của thuốc hố học Aba Fax 3.6EC đã đạt tới 82,29%.

Đến 7 ngày sau phun, hiệu lực trừ sâu của chế phẩm tăng lên rõ rệt tương ứng với liều lượng 400 và 500 gam/ha hiệu lực đạt 73,44; 75,63, đạt cao nhất tới 81,75% khi sử dụng với liều lượng 600 gam/ha, tương đương với sử dụng thuốc hoá học với liều lượng 200 gam/ha (81,90%).

Tới thời điểm 10 ngày sau phun, chỉ có duy nhất cơng thức sử dụng với liều lượng 400 gam/ha cho hiệu lực trừ sâu khoang thấp, chỉ đạt 76,47%, cịn cơng thức sử dụng chế phẩm với liều lượng 500 và 600 gam/ha đều đạt hiệu quả tương đương nhau, tương ứng là 80,30 và 80,95%, Trong khi đó, với cơng thức sử dụng thuốc hố học hiệu lực phịng trừ sâu khoang chỉ cịn 70,77% (Bảng 3.31).

Kết quả thí nghiệm cịn cho thấy hiệu lực trừ sâu khoang của chế phẩm sinh học NPV-1 WP tuy ban đầu (vào 5 NSP) có hiệu lực thấp hơn thuốc hố học, nhưng vào các thời điểm sau đó thì hiệu lực tăng dần đạt tới 81,75% sau 7 ngày và duy trì hiệu lực tới 80,95% sau 10 ngày phun chế phẩm. Điều đó cũng phù hợp với xu thế chung đối với việc sử dụng các chế phẩm sinh học, ngồi việc phịng trừ trực tiếp sâu hại mục tiêu cịn có tác dụng bổ sung nguồn vi sinh vật hữu ích vào sinh quần tự nhiên. Việc sử dụng thuốc hố học cho hiệu quả phịng trừ sâu hại nhanh nhưng sẽ gây tổn hại đáng kể tới mơi trường và các tác nhân sinh học có ích trên đồng ruộng.

124

Bảng 3.31. Hiệu lực trừ sâu khoang của chế phẩm NPV-1 WP khi phun với liều lượng khác nhau trên bắp cải

ngoài đồng ruộng tại Vân Nội (Hà Nội)

Công thức Loại thuốc Liều lượng (gam/ha) Sâu trước phun (con/m2)

Hiệu lực ở các ngày sau phun (%)

5 NSP 7NSP 10NSP

1 NPV-1 WP 400 3,2 64,58 a 73,44 a 76,47 b

2 NPV-1 WP 500 3,0 71,67 b 75,63 a 80,30 c

3 NPV-1 WP 600 3,4 77,78 c 81,75 b 80,95 c

4 Aba Fax 3.6EC 200 3,2 82,29 d 81,90 a 70,77a

5 Đối chứng Nước lã 3,4 - - -

CV(%) - 18,05 17,24 16,16

LSD0,05 - 10,72 9,84 8,97

Ghi chú: NSP: Ngày sau phun. Trong cùng cột, các giá trị kèm chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy P ≤ 0,05

Hiệu quả trừ sâu khoang của NPV-1 WP đạt 81,75- 81,90%, cao hơn hẳn so với kết quả thí nghiệm trừ sâu khoang trên bắp cải của Jat et al. (2017) [121], khi tác giả sử dụng chế phẩm NPV liều lượng 250ml/ha cho hiệu quả đạt 70,522%, trong khi thuốc hoá học Spinosad liều lượng 200 gam/ha đạt 80,33%, còn với Bt liều lượng 1 lít/ha chỉ đạt 61,14%. Có thể do hoạt lực của chủng NPV sử dụng hoặc điêu kiện khí hậu thời tiết có sự khác nhau giữa các nước đã ảnh hưởng đến hiệu quả phòng trừ sâu khoang.

Hiệu lực trừ sâu khoang trên đậu tương

Đánh giá hiệu lực của chế phẩm NPV-1 WP với các liều lượng phun khác nhau được tiến hành tại Mỹ Thành (Mỹ Đức- Hà Nội). Kết quả đánh giá được trình bày trong bảng 3.32 cho thấy hiệu lực phòng trừ sâu khoang của chế phẩm NPV-1 đạt khá cao. Với liều lượng 400 gam/ha (tương đương 0,8 x 1012 OB/ha), ở thời điểm 5 ngày sau phun (NSP) hiệu quả trừ sâu đã đạt tới 77,18%. Đến 7 ngày sau phun, hiệu quả đạt 81,63% và hiệu quả phòng trừ sâu khoang đạt tới 90,76% tại thời điểm 10 ngày sau phun.

Khi phun với liều lượng 500 gam/ha (tương đương 1,0 x 1012 OB/ha), tại thời điểm 5NSP hiệu quả đạt 84,81% và đến 7 và 10 ngày sau phun hiệu quả trừ sâu

125

đạt tới 96,92%. Nếu sử dụng với liều lượng 600 gam/ha (tương đương 1,2 x 1012 OB/ha) thì hiệu quả đạt tới 89,2% ngay ở thời điểm 5 ngày sau phun, đạt 97,56% vào 7 ngày sau phun và đạt tới 98,04% vào 10 ngày sau phun (Bảng 3.32).

Trong khi đó, thuốc trừ sâu Aba- Fax sử dụng với liều lượng khuyến cáo 200 gam/ha thì hiệu quả diệt sâu đạt cao, tới 96,89% vào các thời điểm 7 và 10 ngày sau phun, tương tự như chế phẩm NPV-1 WP khi phun với liều lượng 500 gam/ha (1,0 x 1012 OB/ha) ở thời điểm 7 và 10 ngày sau khi phun chế phẩm.

Với các kết quả các thí nghiệm như đã nêu nhận thấy để phòng trừ sâu khoang có hiệu quả trên đậu tương và trên bắp cải có thể sử dụng chế phẩm NPV-1 WP với liều lượng 500 gam sử dụng cho một hecta.

Kết quả thí nghiệm đồng ruộng trên bắp cải, hiệu lực trừ sâu khoang như đã trình bày đạt 80,51- 82,29% khi phun với liều lượng 1,0 x 1012 OB/ha, cao hơn so với kết quả của Jat et al. (2017) với hiệu lực trừ sâu khoang (Spodoptera litura) đạt từ 58,15- 72,13% khi phun với liều lượng 1,5 x1012 OB/ha.

Bảng 3.32. Hiệu lực trừ sâu khoang của chế phẩm NPV-1 WP khi phun với liều lượng khác nhau trên đậu tương

ngoài đồng ruộng tại Mỹ Thành (Hà Nội)

Công thức Loại thuốc Liều lượng (gam/ha) Sâu trước phun (con/m2)

Hiệu lực ở các ngày sau phun (%)

5 NSP 7NSP 10NSP

1 NPV-1 WP 400 2,63 77,18 a 81,63 a 90,76 a

2 NPV-1 WP 500 2,40 84,81 b 96,92 b 96,92 b

3 NPV-1 WP 600 2,39 89,20 c 97,56 b 98,04 c

4 Aba Fax 3.6EC 200 2,81 73,40 a 96,80 b 96,89 b

5 Đối chứng Nước lã 2,42 - - -

CV(%) - 25,948 18,924 10,016

LSD0,05 - 12,822 9,554 5,578

Ghi chú: NSP: Ngày sau phun. Trong cùng cột, các giá trị kèm chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy P ≤ 0,05

Trên đậu tương, kết quả nghiên cứu của Grzywacz et al. (2008) xác định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của gia nhiệt trong quá trình uốn thép tấm để chế tạo một số chi tiết tàu thủy (Trang 130 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)