Thực trạng hoạt động cho vay hộ gia đình Agribank TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 50)

2.1. Khái quát và thực trạng cho vay hộ gia đình tại Agribank TPHCM

2.1.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay hộ gia đình Agribank TPHCM

 Dư nợ cho vay hộ gia đình Agribank TPHCM

Từ năm 2012 đến nay, tỷ trọng cho vay HGĐ tăng qua các năm và dần chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ Agribank TPHCM. Đến thời điểm cuối năm 2014 tỷ trọng cho vay HGĐ chiếm 28% tổng dư nợ của Agribank TPHCM.

Biểu đồ 2.4. Dư nợ HGĐ tại Agribank TPHCM thời gian từ 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Agribank TPHCM

71,432.00 70,750.00 66,455.00 13,067 16,215 18,607 0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 Tổng dư nợ Dư nợ hộ gia đình

Mặc dù, dư nợ có xu hướng giảm qua các năm nhưng dư nợ của HGĐ giữ mức tăng trưởng ổn định và đều qua các năm, số lượng HGĐ mới không ngừng tăng lên từ con số 52.197 khách hàng năm 2012 tăng lên 63.578 khách hàng năm 2014. Những khách hàng này khơng chỉ có quan hệ tín dụng với NH mà cịn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH như: thẻ, trả nợ qua tài khoản…một mặt vừa tăng nguồn thu từ dịch vụ cho NH, một mặt có thêm một khoản tiền gửi khơng kỳ hạn.

Dư nợ cho vay HGĐ của Agribank TPHCM có sự biến động qua các năm, không tuân theo xu hướng gia tăng của dư nợ, dư nợ giai đoạn 2012-2014 có xu hướng giảm nhưng dư nợ HGĐ tăng ổn định qua các năm. Cụ thể, trong năm 2012 dư nợ HGĐ là 13.067 triệu đồng, chiếm 18% dư nợ khu vực TPHCM với 52.197 khách hàng. Trong năm 2012, đa phần các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh để tránh phụ thuộc vào nguồn tín dụng từ các NH nên các NH phải rất khó khăn mới tìm được một khách hàng doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định và phương án kinh doanh khả thi, xác định HGĐ là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng nên trong năm này, Agribank TPHCM đã áp dụng chính sách cho vay ưu đãi theo hướng giảm lãi suất cho một số đối tượng HGĐ, cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ của NH nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu tài chính của HGĐ, cũng như hỗ trợ HGĐ ổn định sản xuất và khắc phục khó khăn. Ngồi ra, Agribank cịn thực hiện các chương trình hỗ trợ của ủy ban nhân dân thành phố, quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tất cả những chính sách, chương trình hỗ trợ, ưu đãi của Agribank trong thời gian qua đã khẳng định cam kết của Agribank: “đồng hành cùng khu vực tam nông” hỗ trợ khách hàng thực hiện những kế hoạch sản xuất một cách hiệu quả nhất.

 Phân theo thời gian cho vay

Bảng 2.3. Dư nợ phân theo thời gian vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Dƣ nợ ngắn hạn 8.102 10.215 11.536

Dƣ nợ trung-dài hạn 4.965 6.000 7.071

Tổng 13.067 16.215 18.607

Biểu đồ 2.5. Dư nợ hộ gia đình phân theo thời gian vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Agribank TPHCM Xét giá trị tuyệt đối, dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên trong thời gian từ 2012 – 2014. Xét về giá trị tương đối, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn giữ tỷ trọng lớn trên 75% dư nợ tín dụng HGĐ của Agribank TPHCM. Do đây là khoản tín dụng nhanh thu hồi vốn và quay vòng vốn nhanh, bớt rủi ro hơn và phù hợp với cấu trúc huy động vốn của NH. Dư nợ ngắn hạn ngày càng được chú trọng và chiếm tỷ trọng tăng so với dư nợ trung dài hạn. Cụ thể năm 2012 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn HGĐ chiếm 61% thì đến năm 2013 tỷ lệ này đạt 62%, tăng 1% so với năm 2012. Năm 2014, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn HGĐ vẫn duy trì 62%. Điều này cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu đầu tư tín dụng của các chi nhánh trong việc tăng cường cho vay ngắn hạn để đảm bảo khả năng luân chuyển vốn tín dụng, mang lại hiệu quả, hạn chế rủi ro hơn, NH kiểm soát, đo lường khả năng trả nợ vay của HGĐ tốt hơn.

 Dư nợ phân theo hình thức bảo đảm

Bảng 2.4. Dư nợ HGĐ phân theo hình thức đảm bảo

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dư nợ có TSĐB 9.800 75% 11.351 70% 12.281 66% Dư nợ khơng có TSĐB 3.267 25% 4.865 30% 6.326 34% Tổng 13.067 16.215 18.607

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân loại nợ thời gian từ 2012-2014

8,102 10,215 11,536 4,965 6,000 7,071 13,067 16,215 18,607 - 5,000 10,000 15,000 20,000 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung-dài hạn Tổng dư nợ

Nhìn chung các khoản vay HGĐ tại Agribank TPHCM đều có tài sản đảm bảo, dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm khoảng 70%. Các khoản cho vay khơng có đảm bảo đa số là cho vay tín chấp đối với HGĐ vay vốn theo các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, Chính Phủ hoặc những KH có uy tín và có thâm niên giao dịch với NH, những đối tượng KH này bên cạnh việc được cho vay khơng có đảm bảo cịn được hưởng các chính sách hỗ trợ lãi suất hoặc các chương trình ưu đãi của Nhà nước, Chính Phủ… Trong những năm trở lại đây Agribank TPHCM thực hiện các chính sách hỗ trợ KH theo các chương trình của Nhà nước, Chính Phủ; thực hiện cho vay theo nghị quyết liên tịch cho vay qua tổ vay vốn…Agribank TPHCM cấp bảo lãnh tín chấp hồn tồn cho các đối tượng HGĐ này vừa thu hút KH vừa góp phần tăng trưởng tín dụng.

 Dư nợ theo chất lượng tín dụng

Tình hình nợ xấu HGĐ tại Agribank TPHCM trong những năm vừa qua biến động ở mức dưới 3%, đây là tỷ lệ an tồn, trong đó tỷ lệ nợ xấu của HGĐ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và được quản lý khá tốt.

Bảng 2.5. Nợ quá hạn, nợ xấu hộ gia đình

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Nơ xấu 134.59 170.26 204.68 Nợ quá hạn 378.94 465.37 571.23 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ HGĐ 1.03% 1.05% 1.10% Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ HGĐ 2.90% 2.87% 3.07%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân loại nợ thời gian từ 2012 – 2014 Bảng 2.6. Dư nợ hộ gia đình phân tích theo nhóm nợ

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng Nhóm 1 12.675 97% 15.750 97,13% 18.036 96,93% Nhóm 2 261 2% 295 1,82% 367 1,97% Nhóm 3 - 0% 37 0,23% 43 0,23% Nhóm 4 - 0% 34 0,21% 39 0,21% Nhóm 5 131 1% 99 0,61% 123 0,66% Tổng 13.067 100% 16.215 100% 18.607 100%

Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng

Nợ xấu 135 1,03% 170 1,05% 205 1,10%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân loại nợ thời gian từ 2012 – 2014 Trong thời gian vừa qua tuy dư nợ quá hạn HGĐ giữ ở tỷ lệ an tồn nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm do ảnh hưởng từ những biến động của môi trường bên ngồi tác động. Nợ nhóm 2 tăng đều qua các năm, tuy tổng nợ quá hạn trên tổng dư nợ HGĐ nằm trong giới hạn cho phép song việc tăng dư nợ quá hạn có xu hướng tăng nhanh qua các năm như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của NH. Do đó với định hướng tăng tỷ trọng dư nợ HGĐ trên tổng dư nợ trong thời gian tới thì việc quản lý tốt các khoản vay HGĐ càng đòi hỏi cao và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, cần có những nỗ lực trong việc cải thiện và kiểm sốt tình hình nợ quá hạn của các chi nhánh. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn có nhiều yếu tố khác nhau song có thể nói yếu tố từ mơi trường kinh tế vĩ mơ trong thời gian qua có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến HGĐ.

Nợ xấu chủ yếu tập trung vào những khách hàng khơng có tài sản đảm bảo với dư nợ xấu không có tài sản đảm bảo là 159 tỷ đồng năm 2014 chiếm tỷ trọng 0,85% tổng dư nợ HGĐ tại khu vực TPHCM. Những HGĐ này chủ yếu cho vay thông qua tổ vay vốn nên khi HGĐ khơng có khả năng trả nợ vay thì khả năng thu được nợ của NH là không cao.

Bảng 2.7. Dư nợ xấu HGĐ Agribank TPHCM phân theo TSĐB

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng

Có TSĐB 23 17% 36 21% 46 22%

Khơng có TSĐB 112 83% 134 79% 159 78%

Tổng 135 170 205

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân loại nợ thời gian từ 2012 – 2014 Những HGĐ khơng có khả năng trả nợ vay khi nhận được chính sách hỗ trợ lãi suất theo các chương trình hỗ trợ của UBND hay các chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ thì khả năng trả nợ vay của HGĐ cũng tăng cao hơn, cụ thể trước khi có các chương trình hỗ trợ thì tỷ lệ HGĐ có khả năng trả nợ tăng dần qua các năm, từ năm 2010 với chương trình hỗ trợ theo QĐ 36 của UBND TPHCM, năm 2014 với

chương trình hỗ trợ theo QĐ 13 của UBND TPHCM thì hơn 99% HGĐ vay theo chương trình hỗ trợ đã trả nợ vay đúng hạn, nâng cao khả năng trả nợ vay của HGĐ, giảm tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ NH.

 Dư nợ phân theo mục đích vay vốn

Trong cơ cấu dư nợ theo mục đích vay vốn thì dư nợ HGĐ tập trung ở nhiều ngành. Trong đó, dư nợ cho vay nơng nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, trên 50% tổng dư nợ HGĐ qua các năm. Tiếp đến là dư nợ cho vay bán buôn, dệt may và dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm trong khi dư nợ cho vay bán bn và dịch vụ có tỷ trọng tăng dần qua các năm, điều này cho thấy ngành nghề hoạt động kinh doanh của HGĐ đã có sự chuyển dịch.

Bảng 2.8. Dư nợ HGĐ phân theo mục đích vay vốn

Đơn vị tính: tỷ đồng,% Ngành nghề 2012 2013 2013 Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Nông nghiệp 93 69% 106 62% 115 56% Bán buôn 20 15% 31 18% 41 20% Dệt may 9 7% 12 7% 16 8% Dịch vụ 8 6% 15 9% 25 12% Khác 4 3% 7 4% 8 4% Tổng 135 170 205

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Agribank TPHCM  Tình hình cơ cấu nợ

Cơ cấu nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoàn nợ đến kỳ hạn trả nợ nhưng NH đánh giá HGĐ khó có khả năng trả nợ cho NH theo lịch trả nợ đã ký trước đó do HGĐ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nếu NH thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì HGĐ có khả năng trả nợ cho NH đúng hạn đồng thời HGĐ sẽ khơng bị chuyển sang nhóm nợ xấu. NH thường cơ cấu lại thời gian trả nợ đối với những HGĐ uy tín, có quan hệ lâu năm với NH; những HGĐ có tình hình tài chính tốt và ổn định.

Trong thời gian từ 2012 – 2014, tỷ lệ nợ xấu của NH vẫn giữ ở tỷ lệ an toàn dưới 3% . Dư nợ được cơ cấu nợ đối với HGĐ khu vực TPHCM tăng qua các năm, NH tiến hành điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ hoặc số tiền thanh toán gốc đến hạn của khách hàng để phù hợp với dòng tiền của khách hàng, đảm bảo khách hàng trả nợ vay đúng hạn và khơng bị chuyển nhóm nợ.

Bảng 2.9. Cơ cấu nợ của hộ gia đình

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Dư nợ được cơ cấu 5.227 9.729 9.304

Tỷ trọng (%) 0,4 0,6 0,5

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân loại nợ thời gian từ 2012-2014 Dư nợ HGĐ tại Agribank TPHCM tăng trưởng qua các năm với tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức dưới 3%, dư nợ nhóm 2 có xu hướng tăng qua các năm nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép và có thể quản lý được. Dư nợ xấu của HGĐ chủ yếu là dư nợ khơng có TSĐB, có dư nợ từ 100 triệu đồng trở xuống. Với cơ cấu ngành nghề của HGĐ có sự chuyển dịch từ nơng nghiệp sang các ngành nghề khác.

Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngồi của NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2014 việc cơ cấu nợ sẽ thắt chặt hơn, NH áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn, phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với điều kiện chặt chẽ hơn, đồng thời yêu cầu TCTD phải ban hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sát việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; kiểm soát nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện một lần. Các TCTD, chi nhánh NH nước ngồi cũng phải thường xun rà sốt, đánh giá khả năng trả nợ của HGĐ sau khi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, khơng được tiếp tục cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ nếu HGĐ khơng có khả năng trả nợ

đúng theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại. Theo đó, thời gian thử thách HGĐ cũng chặt chẽ hơn vì vậy việc chấm điểm phân loại nợ cũng như quá trình trích lập dự phịng cũng xiết chặt nên NH càng cần phải kiểm soát khoản vay để kiểm sốt tỷ lệ trích lập dự phịng. Nợ xấu của NH nói chung, nợ xấu của HGĐ sẽ tăng cao hơn so với trước thời điểm thơng tư 09 có hiệu lực. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH cũng như tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ.

Dư nợ cho vay HGĐ có xu hướng tăng qua các năm mặc dù có những giai đoạn tổng dư nợ của Agribank TPHCM biến động giảm, điều này là hợp lý với chiến lược tăng trưởng tín dụng của Agribank TPHCM trong thời gian tới, chú trọng hơn mở rộng tín dụng HGĐ.

2.2. Các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình 2.2.1. Nhân tố thuộc về mơi trƣờng 2.2.1. Nhân tố thuộc về môi trƣờng

Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá có mơi trường chính trị - xã hội ổn định trên thế giới, thích hợp cho hoạt động đầu tư kinh doanh dài hạn, có thể hoạt động lâu dài và ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2014 do có hành vi leo thang tranh chấp ở Biển Đông cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, gây bất ổn chính trị - xã hội trong thời gian gần đây dẫn đến một số hoạt động kinh doanh giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt là với Trung Quốc cũng giảm đáng kể.

TPHCM là thành phố đông dân đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. TPHCM được đánh giá là một trong những thành phố thiết lập hệ thống đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tương đối toàn diện trên mọi mặt, tích cực đẩy mạnh cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, triển khai tồn diện cơng tác đảm bảo an ninh trật tự, ra quân tấn công trấn áp tội phạm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có thể hoạt động ổn định tại khu vực.

Với vị thế là trung tâm kinh tế tài chính của Việt Nam, TPHCM đã có sự phát triển rất nhanh về kinh tế, xã hội, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trung

bình 10%, thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Chính vì vậy, đây là khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 50)