Nợ quá hạn, nợ xấu hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 43)

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Nơ xấu 134.59 170.26 204.68 Nợ quá hạn 378.94 465.37 571.23 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ HGĐ 1.03% 1.05% 1.10% Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ HGĐ 2.90% 2.87% 3.07%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân loại nợ thời gian từ 2012 – 2014 Bảng 2.6. Dư nợ hộ gia đình phân tích theo nhóm nợ

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng Nhóm 1 12.675 97% 15.750 97,13% 18.036 96,93% Nhóm 2 261 2% 295 1,82% 367 1,97% Nhóm 3 - 0% 37 0,23% 43 0,23% Nhóm 4 - 0% 34 0,21% 39 0,21% Nhóm 5 131 1% 99 0,61% 123 0,66% Tổng 13.067 100% 16.215 100% 18.607 100%

Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng

Nợ xấu 135 1,03% 170 1,05% 205 1,10%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân loại nợ thời gian từ 2012 – 2014 Trong thời gian vừa qua tuy dư nợ quá hạn HGĐ giữ ở tỷ lệ an tồn nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm do ảnh hưởng từ những biến động của môi trường bên ngồi tác động. Nợ nhóm 2 tăng đều qua các năm, tuy tổng nợ quá hạn trên tổng dư nợ HGĐ nằm trong giới hạn cho phép song việc tăng dư nợ quá hạn có xu hướng tăng nhanh qua các năm như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của NH. Do đó với định hướng tăng tỷ trọng dư nợ HGĐ trên tổng dư nợ trong thời gian tới thì việc quản lý tốt các khoản vay HGĐ càng đòi hỏi cao và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, cần có những nỗ lực trong việc cải thiện và kiểm sốt tình hình nợ quá hạn của các chi nhánh. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn có nhiều yếu tố khác nhau song có thể nói yếu tố từ mơi trường kinh tế vĩ mơ trong thời gian qua có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến HGĐ.

Nợ xấu chủ yếu tập trung vào những khách hàng khơng có tài sản đảm bảo với dư nợ xấu khơng có tài sản đảm bảo là 159 tỷ đồng năm 2014 chiếm tỷ trọng 0,85% tổng dư nợ HGĐ tại khu vực TPHCM. Những HGĐ này chủ yếu cho vay thông qua tổ vay vốn nên khi HGĐ khơng có khả năng trả nợ vay thì khả năng thu được nợ của NH là không cao.

Bảng 2.7. Dư nợ xấu HGĐ Agribank TPHCM phân theo TSĐB

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng

Có TSĐB 23 17% 36 21% 46 22%

Khơng có TSĐB 112 83% 134 79% 159 78%

Tổng 135 170 205

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân loại nợ thời gian từ 2012 – 2014 Những HGĐ khơng có khả năng trả nợ vay khi nhận được chính sách hỗ trợ lãi suất theo các chương trình hỗ trợ của UBND hay các chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ thì khả năng trả nợ vay của HGĐ cũng tăng cao hơn, cụ thể trước khi có các chương trình hỗ trợ thì tỷ lệ HGĐ có khả năng trả nợ tăng dần qua các năm, từ năm 2010 với chương trình hỗ trợ theo QĐ 36 của UBND TPHCM, năm 2014 với

chương trình hỗ trợ theo QĐ 13 của UBND TPHCM thì hơn 99% HGĐ vay theo chương trình hỗ trợ đã trả nợ vay đúng hạn, nâng cao khả năng trả nợ vay của HGĐ, giảm tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ NH.

 Dư nợ phân theo mục đích vay vốn

Trong cơ cấu dư nợ theo mục đích vay vốn thì dư nợ HGĐ tập trung ở nhiều ngành. Trong đó, dư nợ cho vay nơng nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, trên 50% tổng dư nợ HGĐ qua các năm. Tiếp đến là dư nợ cho vay bán buôn, dệt may và dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm trong khi dư nợ cho vay bán bn và dịch vụ có tỷ trọng tăng dần qua các năm, điều này cho thấy ngành nghề hoạt động kinh doanh của HGĐ đã có sự chuyển dịch.

Bảng 2.8. Dư nợ HGĐ phân theo mục đích vay vốn

Đơn vị tính: tỷ đồng,% Ngành nghề 2012 2013 2013 Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Nông nghiệp 93 69% 106 62% 115 56% Bán buôn 20 15% 31 18% 41 20% Dệt may 9 7% 12 7% 16 8% Dịch vụ 8 6% 15 9% 25 12% Khác 4 3% 7 4% 8 4% Tổng 135 170 205

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Agribank TPHCM  Tình hình cơ cấu nợ

Cơ cấu nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoàn nợ đến kỳ hạn trả nợ nhưng NH đánh giá HGĐ khó có khả năng trả nợ cho NH theo lịch trả nợ đã ký trước đó do HGĐ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nếu NH thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì HGĐ có khả năng trả nợ cho NH đúng hạn đồng thời HGĐ sẽ khơng bị chuyển sang nhóm nợ xấu. NH thường cơ cấu lại thời gian trả nợ đối với những HGĐ uy tín, có quan hệ lâu năm với NH; những HGĐ có tình hình tài chính tốt và ổn định.

Trong thời gian từ 2012 – 2014, tỷ lệ nợ xấu của NH vẫn giữ ở tỷ lệ an toàn dưới 3% . Dư nợ được cơ cấu nợ đối với HGĐ khu vực TPHCM tăng qua các năm, NH tiến hành điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ hoặc số tiền thanh toán gốc đến hạn của khách hàng để phù hợp với dòng tiền của khách hàng, đảm bảo khách hàng trả nợ vay đúng hạn và khơng bị chuyển nhóm nợ.

Bảng 2.9. Cơ cấu nợ của hộ gia đình

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Dư nợ được cơ cấu 5.227 9.729 9.304

Tỷ trọng (%) 0,4 0,6 0,5

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân loại nợ thời gian từ 2012-2014 Dư nợ HGĐ tại Agribank TPHCM tăng trưởng qua các năm với tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức dưới 3%, dư nợ nhóm 2 có xu hướng tăng qua các năm nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép và có thể quản lý được. Dư nợ xấu của HGĐ chủ yếu là dư nợ khơng có TSĐB, có dư nợ từ 100 triệu đồng trở xuống. Với cơ cấu ngành nghề của HGĐ có sự chuyển dịch từ nơng nghiệp sang các ngành nghề khác.

Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngồi của NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2014 việc cơ cấu nợ sẽ thắt chặt hơn, NH áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn, phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với điều kiện chặt chẽ hơn, đồng thời yêu cầu TCTD phải ban hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sát việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ ngun nhóm nợ; kiểm sốt nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện một lần. Các TCTD, chi nhánh NH nước ngồi cũng phải thường xun rà sốt, đánh giá khả năng trả nợ của HGĐ sau khi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, khơng được tiếp tục cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ nếu HGĐ khơng có khả năng trả nợ

đúng theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại. Theo đó, thời gian thử thách HGĐ cũng chặt chẽ hơn vì vậy việc chấm điểm phân loại nợ cũng như q trình trích lập dự phòng cũng xiết chặt nên NH càng cần phải kiểm soát khoản vay để kiểm soát tỷ lệ trích lập dự phịng. Nợ xấu của NH nói chung, nợ xấu của HGĐ sẽ tăng cao hơn so với trước thời điểm thơng tư 09 có hiệu lực. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH cũng như tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ.

Dư nợ cho vay HGĐ có xu hướng tăng qua các năm mặc dù có những giai đoạn tổng dư nợ của Agribank TPHCM biến động giảm, điều này là hợp lý với chiến lược tăng trưởng tín dụng của Agribank TPHCM trong thời gian tới, chú trọng hơn mở rộng tín dụng HGĐ.

2.2. Các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình 2.2.1. Nhân tố thuộc về mơi trƣờng 2.2.1. Nhân tố thuộc về môi trƣờng

Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá có mơi trường chính trị - xã hội ổn định trên thế giới, thích hợp cho hoạt động đầu tư kinh doanh dài hạn, có thể hoạt động lâu dài và ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2014 do có hành vi leo thang tranh chấp ở Biển Đông cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, gây bất ổn chính trị - xã hội trong thời gian gần đây dẫn đến một số hoạt động kinh doanh giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt là với Trung Quốc cũng giảm đáng kể.

TPHCM là thành phố đông dân đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. TPHCM được đánh giá là một trong những thành phố thiết lập hệ thống đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tương đối tồn diện trên mọi mặt, tích cực đẩy mạnh cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, triển khai tồn diện cơng tác đảm bảo an ninh trật tự, ra quân tấn công trấn áp tội phạm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có thể hoạt động ổn định tại khu vực.

Với vị thế là trung tâm kinh tế tài chính của Việt Nam, TPHCM đã có sự phát triển rất nhanh về kinh tế, xã hội, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trung

bình 10%, thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Chính vì vậy, đây là khu vực rất thuận lợi cho hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng NH phát triển.

Để hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn NH, ủy ban nhân dân TPHCM có nhiều chương trình hỗ trợ người dân vay vốn, đặc biệt là đối với những cá nhân, HGĐ sản xuất nơng nghiệp, TPHCM có 1.607 phương án của 7.513 tổ chức, cá nhân vay vốn được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi vay để sản xuất nông nghiệp (Số liệu của Sở nông nghiệp và phát triển nông thơn TPHCM, 2013). Điều này đã góp phần giúp người dân sử dụng nguồn vốn NH với chi phí thấp hơn để sản xuất kinh doanh đồng thời cũng góp phần giúp NH hạn chế rủi ro KH không đủ khả năng trả nợ vốn và lãi vay NH.

Mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lãi suất liên NH và lãi suất trái phiếu chính phủ tăng đỉnh điểm tại tháng 09/2011 và đang có khuynh hướng giảm từ thời điểm đó đến năm 2014, xu hướng giảm tiếp tục xảy ra trong năm 2015. Nguyên nhân do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, tăng trưởng GDP trong thời gian từ 2012-2013 thấp, chính phủ đã cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách hạ thấp trần lãi suất huy động để các NHTM có điều kiện giảm lãi suất cho vay mà không làm gia tăng lạm phát VNĐ giảm mạnh thêm. Đây cũng là điểm thuận lợi, kích thích KH sử dụng vốn vay để đầu tư.

Quy định tại thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngồi đối với KH, quy định sử dụng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, việc sử dụng vốn đã được kiểm soát ngay từ đầu theo đúng nơi, đúng địa chỉ. KH không thể lợi dụng việc vay vốn để đảo nợ từ TCTD này sang TCTD khác, NH kiểm soát chặt chẽ hơn mục đích sử dụng vốn của KH.

2.2.2. Nhân tố thuộc về khách hàng

Hiện nay, TP.HCM gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn. Dân số bình quân tại thành phố năm 2013 ước hiện có 7.990,1 ngàn người, tăng 2,5% so với năm 2012; khu vực thành thị là 6.591,9 ngàn người, chiếm 82,5% trong tổng dân số, tăng 2,7% so năm trước. Tỷ

lệ tăng dân số cơ học 15,42‰; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,04‰. Mật độ dân cư tại TPHCM tương đối cao hơn so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Phần lớn dân cư tại TPHCM, đặc biệt là đối tượng dân cư trí thức cao. Lượng dân cư sử dụng các sản phẩm, dịch vụ NH cao. Điều này khiến cho TPHCM trở thành một trong những thị trường sử dụng dịch vụ NH lớn và có tiềm năng phát triển.

Theo thống kê của Tổng cục đầu tư (2011), TPHCM là một trong những khu vực có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao nhất Việt Nam; trong nhóm lao động gia đình, lao động nữ chiếm vai trò chủ đạo (65%); lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau. Trình độ lao động của TPHCM cao, có năng khả năng nắm bắt những biến động cũng như thích nghi với sự thay đổi của môi trường nhanh hơn các khu vực khác.

TPHCM là một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế tài chính của Việt Nam nên người lao động dễ dàng tiếp cận những thông tin khoa học kỹ thuật hiện đại, nhanh chóng thích nghi với những biến động của môi trường. Trong những năm qua, việc đào tạo chun mơn kỹ thuật có những bước cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của TPHCM (Tổng cụ thống kê của Tổng cục đầu tư, 2011) là 3,6%.

Theo kết quả điều tra vào ngày 01/04/2014 của Tổng cục thống kê,tại TPHCM số HGĐ năm 2013 tăng gấp đôi so với 01/04/1989. Số hộ 01 người (hộ độc thân) và hộ có quy mô lớn (từ 07 người trở lên) chiếm tỷ trọng thấp, quy mô HGĐ từ 02-04 người chiếm tỷ trọng chủ yếu (66,8%). Đây là quy mô HGĐ cơ bản bao gồm 1-2 thế hệ, các thành viên của HGĐ chủ yếu thuộc độ tuổi lao động, nhu cầu sử dụng vốn chủ yếu là tiêu dùng. Tỷ lệ người ly hôn, ly thân tăng lên theo xu hướng của xã hội hiện đại (từ 7,9% năm 2009 lên 8,5% năm 2014).

HGĐ tại TPHCM hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nông-lâm-ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Trong đó, tỷ lệ HGĐ hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 21% (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM, 2011), TPHCM đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đơ thị hóa thời gian từ 2011-2015 nên có nhiều chính sách hỗ trợ lãi đối với HGĐ sản xuất

nông nghiệp, đối với những HGĐ được vay vốn theo chính sách hỗ trợ sẽ chịu sự kiểm soát sử dụng nguồn vốn từ NH và Ủy ban nhân tại từng địa phương nên tỷ lệ HGĐ sử dụng vốn sai mục đích là rất thấp.

HGĐ tại Agribank TPHCM chủ yếu vay vốn ngắn và trung hạn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, với 66% dư nợ là có tài sản đảm bảo (2014). Lãi suất cho vay bình quân HGĐ từ 9-12%/năm. Dư nợ xấu của HGĐ tại Agribank TPHCM chủ yếu tập trung vào nhóm HGĐ vay tín chấp, khơng có tài sản đảm bảo.

2.2.3. Nhân tố thuộc về ngân hàng

2.2.3.1. Nhân sự

Trình độ cán bộ công tác tại Agribank không ngừng nâng cao qua từng năm, đặc biệt là ở các thành phố lớn: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng. Ngay từ công tác tuyển dụng đã có sự chọn lọc cán bộ: tốt nghiệp trình độ đại học trở lên tại những trường đại học có uy tín trong và ngồi nước, có 03 vịng thi tuyển: thi nghiệp vụ, thi tin học, phỏng vấn trực tiếp. Sau khi được tuyển dụng trong quá trình 02 tháng thử việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 43)