Nghiên cứu của C.A Wongnaa, D Awunyo-Vitor

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Trong nghiên cứu này, lãi suất khoản vay là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, các nhân tố quan trọng tiếp theo là số năm kinh nghiệm và tổng chi phí

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ 100 hộ bằng cách phỏng vấn và sử dụng bảng khảo sát. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong 2 năm 2011 – 2012, những biến được thu thập thông qua bảng câu hỏi: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, số năm kinh nghiệm, nghề nghiệp, người nơng dân có khả năng trả nợ hoặc khơng có khả năng trả nợ vay đúng hạn, lãi suất cho vay, quy mô và các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay. Bên cạnh đó kết hợp dữ liệu thứ cấp thu thập được từ internet, tạp chí học thuật, thư viện… xây dựng mơ hình probit để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ vay của khách hàng.

Mơ hình thực nghiệm trong bài nghiên cứu này :

ATPi = β0 + β1AML + β2 FAE + β3 EDU + β4 FSZ + β5 TIME + β6 ACOFI + β7 NSPV + β8 PGF + β9 MAR + β10 AGE + β11 SEX + β12 HOS + u

Trong đó:

ATP: khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng (0: khơng có khả năng trả nợ, 1: có khả năng trả nợ), đây là biến phụ thuộc.

AML: số tiền cho vay

FAE: số năm kinh nghiệm (năm). Người vay có nhiều năm kinh nghiệm hơn sẽ có khả năng trả nợ vay cao hơn do họ có đầu ra ổn định hơn những người mới bắt đầu làm. Vi vậy số năm kinh nghiệm càng nhiều thì khả năng trả nợ vay cao hơn.

EDU: trình độ học vấn (đo lường bằng số năm học ở trường), (trình độ học vấn cao cho phép người vay có khả năng đọc và hiểu những thơng tin phức tạp, biết dịng tiền của mình vận động như thế nào, có những quyết định kinh doanh đúng đắn…). Do đó người vay với trình độ học vấn cao sẽ có khả năng trả nợ vay cao hơn.

HOS: số thành viên trong hộ, hộ càng có đơng thành viên thì khả năng sử dụng vốn vay sai mục đích càng cao do mỗi thành viên có một yêu cầu, ý kiến khác nhau. Do đó, hộ có số thành viên càng nhiều thì khả năng trả nợ vay càng thấp.

FSZ: quy mô trang trại (đo bằng mẫu). Một số người đi vay sử dụng tỷ lệ vốn vay cao hơn để thanh toán bù trừ một cách bất hợp lý với diện tích đất lớn và cuối cùng họ vay tiền để phục vụ một mục đích khác. Kết quả là năng suất thu được thấp, vì vậy quy mơ trang trại càng lớn thì khả năng trả nợ càng thấp.

TIME: đo lường bởi biến giả: 1 là khoản vay được giải ngân đúng thời điểm, 0 là khoản vay giải ngân không đúng thời điểm.

NSPV: là số lần kiểm tra sau cho vay của cán bộ tín dụng (đo lường bằng số ngày trong khoảng thời gian sản xuất). Số lần kiểm tra sau cho vay của cán bộ tín dụng sẽ thúc đẩy người vay tích cực hơn trong việc sản xuất kinh doanh, tiêu tùng và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Do đó số lần kiểm tra sau càng nhiều thì tỷ lệ trả nợ vay của khách hàng càng cao.

PGF: lãi suất của khoản vay. Bên cạnh việc trả gốc người đi vay còn phải trả khoản lãi phát sinh từ khoản vay do đó người vay phải dự kiến khoản lợi nhuận mang lại để trả nợ vay.

MAR: tình trạng hơn nhân (đo lường bởi biến giả: 0 là chưa kết hôn, 1 là đã kết hôn). Người vay đã kết hôn thường sử dụng tiền vay để trang trải những nhu cầu khác của gia đình bên cạnh mục đích ban đầu khi vay do đó người vay chưa kết hơn sẽ có khả năng trả nợ cao hơn.

AGE: số năm kinh nghiệm (đo lường bằng năm). Có sự tranh luận người vay có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề hơn thường khơn ngoan và có trách nhiệm hơn những người vay ít năm kinh nghiệm hơn.Mặt khác, người vay có ít năm kinh nghiệm hơn đang đấu tranh để ngày càng trưởng thành và độc lập hơn. Do đó tuổi có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tỷ lệ trả nợ vay.

SEX: giới tính (đo lường bằng biến giả: 0- nữ, 1- nam), khi phụ nữ đứng tên vay thì thường có khả năng trả nợ cao hơn là nam.

ui: sai số

Kết quả phân tích bằng mơ hình probit Phụ lục 02 Kết quả nghiên cứu:

- Trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm trong gia đình có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ vay.

- Người đứng tên vay là nữ thì có xác suất trả nợ vay cao hơn người đứng tên vay là nam.

- Người chưa lập gia đình thì có xác suất trả nợ cao hơn so với người đã lập gia đình. Do người đã lập gia đình, bên cạnh việc sử dụng vốn vay để gia đình thì họ cịn sử dụng để cho những nhu cầu khác của các thành viên trong hộ nên khả năng sử dụng vốn khơng đúng mục đích cao hơn dẫn đến xác suất không trả được nợ vay cao hơn.

- Số lần kiểm tra sau cho vay càng nhiều, sự giám sát sau cho vay càng chặt chẽ thì khả năng trả nợ vay càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)