Nhân tố thuộc về khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 30)

1.3. Các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình

1.3.2. Nhân tố thuộc về khách hàng

- Năng lực của khách hàng: là nhân tố quyết định đến việc HGĐ sử dụng vốn vay có hiệu quả hay khơng. Nếu năng lực HGĐ yếu kém, thể hiện ở việc khơng dự đốn được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối sản phẩm, phản ứng trước những biến động của thị trường chậm… thì khả năng trả nợ vay của HGĐ không cao. Ngược lại năng lực của HGĐ càng cao thì khả năng trả nợ vay của HGĐ càng cao (C.A Wongnaa, D. Awunyo-Vitor).

- Tư cách khách hàng: yếu tố cơ bản của nhân tố là mối quan hệ, uy tín của khách hàng, năng lực trình độ quản lý và dựa trên thiện chí trả nợ của khách hàng. Tư cách của khách hàng được NH xác minh và phán đoán chủ yếu dựa trên các nguồn thơng tin: lịch sử quan hệ tín dụng với NH và đối tác qua quá trình phỏng vấn trực tiếp.

+ Thông tin về bản thân khách hàng: C.A Wongnaa, D. Awunyo-Vitor, nghiên cứu về bản thân của khách hàng nhằm đánh giá được khả năng cơ bản và điều kiện nội tại để giải quyết những khó khăn, thực hiện cam kết của họ, các thông tin bao gồm: độ tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm. Xem xét, đánh giá thông tin bản thân chủ HGĐ, của thành viên trong HGĐ cũng như tổng thể HGĐ.

+ Thông tin về điều kiện sống của HGĐ: nghiên cứu về điều kiện sống của khách hàng nhằm đánh giá được các tác động xung quanh, chi phối đến khả năng tài chính và nhận thức của các thành viên trong HGĐ, của HGĐ. Những thông tin về điều kiện sống bao gồm: quy mô HGĐ, số người đi làm của HGĐ, số người thất nghiệp hoặc không trong độ tuổi lao động, sở hữu nhà, sở hữu tài sản khác, đặc điểm nơi cư trú của HGĐ.

+ Trình độ của HGĐ: khi trình độ phát triển của nền kinh tế nâng cao, trình độ dân trí của dân cư khả năng tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi NHTM của các đối tượng cũng được nâng cao. Khi HGĐ có am hiểu sâu hơn về dịch vụ NH, có kiến thức về ngành nghề mà mình kinh doanh cũng như nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường sẽ tác động tích cực đến khả năng trả nợ vay của HGĐ.

- Ngành nghề kinh doanh: mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm khác nhau, đối mặt với những rủi ro khác nhau, mỗi ngành có những mối tương quan nhất định với những ngành khác. Nắm bắt được những rủi ro cũng như những tác động của những ngành khác, của môi trường một mặt giúp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, một mặt tăng tỷ lệ thanh toán nợ vay.

- Số thành viên trong HGĐ có thu nhập: HGĐ có nhiều người tạo ra thu nhập sẽ làm tăng thu nhập chung của HGĐ và làm giảm gắng nặng cho chủ hộ. Thu nhập của HGĐ có tác động cùng chiều với khả năng trả nợ vay của khách hàng (Deborah D. Godwin)

- Hành vi sử dụng tín dụng cá nhân: yếu tố này phân tích cách thức, thói quen, mục đích, nhu cầu riêng về sử dụng tín dụng cũng như uy tín của khách hàng trong việc trả nợ. Các yếu tố phân tích trong hành vi sử dụng tín dụng cá nhân như: thói quen chi tiêu, uy tín trong giao dịch, tổng dư nợ trung bình và tỉ lệ dư nợ trên thu nhập trung bình định kỳ tháng, lịch sử vay và trả nợ, mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

- Mục đích sử dụng vốn: việc sử dụng vốn đúng mục đích là một trong những yêu cầu cơ bản của NH đối với KH vay vốn. Nếu KH sử dụng vốn khơng đúng mục đích thì khả năng trả nợ vay của KH không cao, ngược lại nếu KH sử dụng vốn đúng mục đích thì khả năng trả nợ vay của KH cao hơn.

1.3.3. Nhân tố thuộc về ngân hàng

Yếu tố thuộc về NH chủ yếu xem xét đến trình độ thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng và quản lý tín dụng và kiểm sốt rủi ro tín dụng NH. Một NH nếu áp dụng trình độ kỹ thuật và quy trình tín dụng tiên tiến sẽ sàng lọc khách hàng tốt để

cấp tín dụng. Bên cạnh đó sẽ giám sát được hoạt động kinh doanh, đánh giá được thiện chí trả nợ của khách hàng và các nhân tố tác động khác từ đó giảm thiếu rủi ro khách hàng khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ theo quy định.

- Quy trình xét duyệt tín dụng: ngay từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH đến khi KH tất toán khoản vay nếu quy trình của NH chặt chẽ, mỗi khâu gắn với những bộ phận cụ thể, riêng biệt thì sẽ tăng tính khách quan trong q trình xét duyệt cho vay cũng như quá trình theo dõi, giám sát sau cho vay. Bên cạnh đó, trong 2 giai đoạn trước cho vay và sau cho vay trong quy trình xét duyệt tín dụng quy định cụ thể các bước đánh giá, đo lường khả năng trả nợ vay của KH đồng thời gắn cụ thể trách nhiệm đối với từng bộ phận sẽ góp phần giúp NH dự đốn chính xác hơn khả năng trả nợ của KH.

- Kiểm tra sau cho vay: C.A Wongnaa, D. Awunyo-Vitor, kiểm tra sau cho vay, việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc khách hàng sử dụng vốn vay như thế nào cũng như thiện chí và khả năng trả nợ vay của khách hàng có tác động cùng chiều với khả năng trả nợ vay của khách hàng. Mặt khác thông qua việc kiểm tra sau cho vay sẽ kịp thời phát hiện những khách hàng khơng có khả năng trả nợ vay hoặc khả năng trả nợ vay khơng tốt để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

- Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng: có tác động quan trọng đến hiệu quả tín dụng của các NHTM. Đây là biện pháp giúp NH có được những thơng tin chính xác về tình hình kinh doanh của NH cũng như của HGĐ; từ đó duy trì có hiệu quả hoạt động tín dụng phù hợp với chính sách tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Đối với HGĐ, khó khăn lớn nhất khi kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng là tình hình thực tế khơng được phản ánh trên sổ sách giống như các doanh nghiệp mà chủ yếu là HGĐ tự quản lý hoạt động của mình. Hơn nữa, cơng tác này khơng chỉ được thực hiện đối với HGĐ mà còn đối với bản thân NH như việc thực hiện quy trình tín dụng, q trình quản lý vốn vay, từ đó loại trừ các cán bộ mất phẩm chất có hiện tượng tham ơ, tham nhũng gây thất thốt tài sản, làm mất uy tín của NH đối với khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng của NH.

- Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ vay: giúp NH đánh giá mức độ rủi ro của KH. Trong quá trình cho vay, việc NH đánh giá, đo lường được khả năng trả nợ vay của KH sẽ có tác động tích cực đến việc tăng tỷ lệ KH thanh tốn đầy đủ nợ cho NH. Việc đánh giá khả năng trả nợ thông qua các thông tin KH cung cấp, lịch sử trả nợ trong quá khứ của KH, phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của KH (môi trường, khách hàng, sản phẩm tín dụng…) sẽ giúp NH dự đốn được khả năng trả nợ của KH.

- CBTD: để cho vay đạt hiệu quả cao, đánh giá đúng khả năng trả nợ vay của KH thì CBTD phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực, ngành nghề, môi trường mà KH sản xuất kinh doanh, phải có khả năng dự báo các vần đề liên quan đến khách hàng vay. Quyết định tín dụng, chính sách tín dụng dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng…của CBTD. Chính vì vậy, năng lực, kiến thức của CBTD có tác động đến khả năng trả nợ vay của KH.

1.3.4. Nhân tố thuộc về đặc điểm sản phẩm tín dụng

- Lãi suất tín dụng: lãi suất có thể hiểu như là giá của một khoản vay. KH có rủi ro cao hơn phải trả lãi suất cao hơn. Đồng thời, lãi suất tín dụng là chi phí sử dụng vốn của KH, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của KH, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ của KH (C.A Wongnaa, D. Awunyo-Vitor).

- Thời gian vay: thời gian vay dài, vấn đề kiểm soát rủi ro của NH đối với KH khó khăn, xác suất KH không trả nợ vay hoặc thanh tốn khơng đầy đủ nợ vay cao hơn. Flannerry (1986), thời gian cho vay là một cơ chế thay thế cho việc giải quyết các vấn đề của lựa chọn bất lợi và rủi ro trong mối quan hệ tín dụng.

- Tài sản bảo đảm: KH có khả năng trả nợ kém thì NH sẽ yêu cầu tài sản bảo đảm nhiều hơn là KH có khả năng trả nợ tốt. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm giữa KH và NH mà NH sẽ yêu cầu tỷ lệ tài sản đảm bảo.

- Số tiền vay: trong nhiều trường hợp số tiền vay của KH có liên quan đến quy mơ hoạt động của KH, số năm kinh nghiệm của KH hoặc mối quan hệ giữa KH và NH. Các khoản vay nhỏ có xu hướng liên quan đến các KH nhỏ hoặc mới, có rủi ro

lớn hơn và khả năng trả nợ sẽ kém hơn. Ngược lại, các khoản vay quy mô lớn có xu hướng được giám sát chặt chẽ hơn (C.A Wongnaa, D. Awunyo-Vitor).

1.4. Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 30)