V. NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU
1.5. học Bài kinh nghiệm trong việc ổn định tỷ giá của một số nƣớc đang phát triển
1.5.4. Kinh nghiệm Thái Lan
Nhằm kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, Thái Lan đã dùng chính sách phá giá nhẹ đồng THB (Bath) vào tháng 5/1981 và tháng 11/1984. Từ đó đến khi khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra thì tỷ giá của THB với USD gần nhƣ cố định chỉ giao động quanh 25THB/USD. Tuy nhiên, xuất khẩu của Thái Lan chiếm hơn 70% GDP hàng năm, lại tập trung vào một số mặt hàng chủ lực, cán cân thƣơng mại thâm hụt từ 10% năm 1990 lên 60 – 70% so với xuất khẩu năm 1997. Nền kinh tế Thái Lan
bắt đầu sa sút từ cuối năm 1995. Thị trƣờng chứng khoán suy sụp từ cuối năm 1996, các nhà đầu tƣ quốc tế lại tấn công vào đồng THB làm giá trị đồng THB giảm mạnh. Năm 1996, khi Mỹ tăng lãi suất và chịu sự cạnh tranh hàng xuất khẩu với Trung Quốc khiến dòng vốn đổ vào Thái Lan giảm mạnh, xuất khẩu chững lại, tỷ giá thực tăng lên, tài khoản vãng lai thâm hụt nặng, lãi suất và lạm phát ở mức cao. Áp lực lãi suất cao cùng với dòng vốn rút ra ồ ạt, với khối lƣợng lớn cho vay không đủ điều kiện khiến nhiều ngân hàng thƣơng mại mất khả năng thanh toán. Thái Lan đã hạn chế giao dịch mua, bán ngoại tệ trừ nhu cầu xuất nhập khẩu, đầu tƣ trực tiếp (FDI) nhƣng vẫn diễn ra việc bán tháo đồng Baht. Tháng 7/1997, đi đôi với việc thả nổi tỷ giá, Thái Lan cũng điều chỉnh chính sách giao dịch vốn: FDI tiếp tục đƣợc tự do hố, khơng ràng buộc điều kiện đầu tƣ; ngoại tệ từ xuất khẩu phải bán hoặc gửi tại tổ chức tín dụng; đầu tƣ gián tiếp đƣợc quản lý chặt chẽ hơn thông qua tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi trong cơng ty cổ phần...
Từ năm 2000, Thái Lan áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát, cơ chế tỷ giá của Thái Lan là thả nổi có quản lý khơng thơng báo trƣớc tỷ giá. Ðiều đó, phù hợp với một nƣớc nhỏ, có độ mở cửa kinh tế cao. Với cơ chế tỷ giá tƣơng đối linh hoạt, Thái Lan vẫn có đƣợc mức tỷ giá tƣơng đối ổn định và mức dự trữ ngoại hối cao.