Diễn biến tỷ giá Việt Nam giai đoạn 2002 2013

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 36 - 42)

V. NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU

2.1. Diễn biến tỷ giá Việt Nam giai đoạn 2002 2013

Hình 2.1: Biểu đồ tỷ giá chính thức USD/VND giai đoạn 2002 - 2013

(Nguồn: NHNN)

Nếu nhƣ chế độ tỷ giá 1990 - 1997 là chế độ tỷ giá linh hoạt có điều tiết của nhà nƣớc, phát huy đƣợc nhiều mặt tích cực; tuy nhiên, chế độ tỷ giá này vẫn ổn định quá lâu, khơng khuyến khích xuất khẩu và nhập khẩu. Năm 1999, tỷ giá chính thức đƣợc NHNN cơng bố hàng ngày, đƣợc xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân mua bán thực tế trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng ngày trƣớc đó. Đây có thể đƣợc coi là bƣớc đi đột phá trong điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam. Việc xác lập cơ chế tỷ giá mới này nhằm thay đổi cơ chế tỷ giá cố định với biên độ rộng đƣợc áp dụng ở thời kỳ trƣớc, theo đó tỷ giá mới đƣợc đƣợc xác định dựa trên tỷ giá bình quân liên ngân hàng và là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá giao dịch với biên độ +/(-)%. NHNN sẽ điều chỉnh cung hoặc cầu ngoại hối bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trƣờng liên ngân hàng nhằm điều chỉnh và ổn định tỷ giá. Chính sách tỷ giá này tỏ ra thích hợp đối với quốc gia ln trong tình trạng nhập siêu và cán cân thanh tốn thƣờng trong tình

trạng thâm hụt, dự trữ ngoại tệ khơng lớn và tình trạng lạm phát chƣa thực sự đƣợc kiểm sốt tốt. Sự thay đổi trong chính sách tỷ giá của VN đã khiến cho tỷ giá có những thay đổi lớn trong giai đoạn về sau.

Giai đoạn 2002 – 2013 là giai đoạn tỷ giá Việt Nam có nhiều biến động. Nhìn chung, trong giai đoạn này, VND diễn biến theo xu hƣớng mất giá liên tục. Tỷ giá trong giai đoạn này tăng 37%. Từ năm 2002 – 2007, tỷ giá ít biến động, mức chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn này chỉ tăng 5%. Năm 2007 đến 2011, tỷ giá bình qn liên ngân hàng có sự tăng mạnh, tỷ giá trong giai đoạn này tăng 27%. Tỷ giá từ năm 2011 đến nay tƣơng đối ổn định, tỷ giá giao dịch trong biên độ +-1%, cụ thể nhƣ sau:

Từ tháng 6 năm 2002, NHNN đã thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với VND ở mức 8,5% - 9,5%/năm, tỷ giá thị trƣờng tự do tăng cao so với tỷ giá ở ngân hàng, tình hình ngoại tệ căng thẳng, một số ngân hàng thực hiện hoán đổi sang đồng tiền thứ ba, hợp thức hóa USD cho doanh nghiệp mua ngoại tệ trên thị trƣờng tự do.

NHNN đã nới lỏng biên độ dao động để ổn định tỷ giá trên thị trƣờng, biên độ giao dịch mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với hầu hết các kỳ hạn giao dịch tăng lên ±0,25% so với mức ±0,10% trƣớc đó đối với nghiệp vụ giao ngay; lên ±0,50% so với mức ±0,40% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn 30 ngày; lên ±2,53% so với mức ±2,5% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn trên 90 ngày. Việc điều chỉnh tăng biên độ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng cũng nhƣ của các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ với ngân hàng, khơng bị gị bó trong khn khổ chật hẹp nhƣ trƣớc đây và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tháng 9 năm 2002, NHNN ra quyết định 958/2002/QĐ-NHNN quy định quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khốn của tổ chức, cá nhân nƣớc ngồi; sửa đổi phƣơng pháp tính và tỷ lệ khống chế trạng thái ngoại hối của các tổ chức tín dụng.

Năm 2003 NHNN cho phép các NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ, giảm tỷ lệ kết hối các doanh nghiệp xuống 0%. Các biện pháp trên giúp thu hút ngoại tệ, ổn định tỷ giá đem đến sự thặng dƣ của cán cân vốn, cán cân tổng thể mặc dù cán cân thƣơng mại thâm hụt.

Tháng 12 năm 2004, NHNN ban hành Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đối của các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành thay thế

30

những quy định đƣợc ban hành từ năm 1998: mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ; nới lỏng quy định về kiểm sốt, cung cấp thêm cho thị trƣờng cơng cụ phòng ngừa rủi ro quyền chọn giúp thị trƣờng ngoại tệ diễn biến linh hoạt và tỷ giá phản ánh cung cầu ngoại tệ đúng đắn hơn.

Tháng 6 năm 2006, chính phủ ban hành Pháp lệnh ngoại hối theo hƣớng tự do hóa các mức lãi suất trong nghiệp vụ quyền chọn, không kiểm tra chứng từ giao dịch ngoại tệ, bỏ mức khống chế trần tỷ giá giao dịch kỳ hạn… phù hợp theo thông lệ quốc tế.

Tháng 12 năm 2006, NHNN ban hành Quyết định số 2554/QĐ-NHNN nới lỏng biên độ dao động tỷ giá USD/VND từ ±0,25% lên ±0,5%.

Năm 2005 đến 2006, tình hình thế giới bất ổn, Mỹ tuyên chiến với các tổ chức và quốc gia có liên quan đến khủng bố và vũ khí hạt nhân làm USD giảm giá so với EUR, JPY nhƣng lại tăng giá so với VND đẩy giá vàng tăng kỷ lục gây bất lợi cho xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế. Chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam với các đối tác thƣơng mại tăng cao, nhƣng năm 2004 NHNN công khai duy trì tỷ giá biến động không quá 1% đã làm ảnh hƣởng đến tính linh hoạt trong điều hành tỷ giá. Từ năm IMF đã xếp Việt Nam trong nhóm các nƣớc có cơ chế cố định truyền thống.

Từ năm 2007 tỷ giá bắt đầu có diễn biến rất phức tạp. Hiện tƣợng phổ biến trong giai đoạn này chính là tỷ giá trên thị trƣờng tự do và tỷ giá chính thức có khoảng cách chênh lệch rất lớn.

31

Hình 2.2: Diễn biến tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trƣờng giai đoạn 2002 - 2013

(Nguồn: NHNN)

Có thể thấy mặc dù khối lƣợng ngoại tệ giao dịch trên thị trƣờng tự do không lớn bằng thị trƣờng chính thức nhƣng tỷ giá của nó phản ánh đúng cung cầu thị trƣờng, gây sức ép lên tỷ giá giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng với khách hàng. Việc quản lý các đại lý thu đổi ngoại tệ còn lỏng lẻo, sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá ở thị trƣờng chính thức và thị trƣờng chợ đen đã dẫn đến việc các đại lý lợi dụng danh nghĩa của Nhà nƣớc để buôn bán trục lợi, các ngân hàng không thu mua đƣợc lƣợng ngoại tệ đáng kể qua nguồn này. Mặc khác, tình trạng này làm hạn chế khả năng kiểm soát các luồng ngoại tệ lƣu hành trong nƣớc, làm gia tăng các giao dịch trên thị trƣờng chợ đen bất hợp pháp, tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tăng mạnh. Tháng 3 năm 2007, NHNN bỏ quy định về trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, đảm bảo ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất.

Tháng 8 năm 2007, tỷ giá USD/VND có chiều hƣớng tăng do Cục dự trữ liên bang Mỹ và NHTW các nƣớc triển khai các biện pháp khơi phục tài chính, nhà đầu tƣ Mỹ rút vốn về nƣớc để cân đối tài chính; nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu tăng. NHNN bán ngoại tệ can thiệp thị trƣờng bán cho các NHTM có trạng thái ngoại tệ giảm xuống -5% thay vì -10% nhƣ trƣớc.

Khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đã tác đến các doanh nghiệp có ngoại tệ khơng muốn bán ngoại tệ mà chỉ muốn vay hỗ trợ lãi suất thấp bằng VND theo chủ trƣơng kích cầu của Chính phủ. Giá cả trên thị trƣờng thế giới và lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008, gấp hai lần so với cùng kỳ năm trƣớc.

NHNN điều chỉnh giảm mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, mở rộng biên độ tỷ giá từ ±0,5% lên ±0,75% từ 24/12/2007, điều chỉnh lên ±1% từ 10/3/2008. NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc, kiểm sốt chặt việc cho vay đầu tƣ chứng khốn, bất động sản, tuy nhiên thơng qua công cụ tái cấp vốn NHNN hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức tín dụng khó khăn về thanh khoản. Điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7,5%/năm lên 15%/năm. Siết chặt kiểm soát các đại lý thu đổi ngoại tệ, kiểm soát vay ngoại tệ.

Tháng 10 năm 2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 5%/năm, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND từ 11% xuống 3%, hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho NHTM. NHNN đã can thiệp mạnh vào thị trƣờng ngoại hối làm giảm dự trữ ngoại tệ nhƣng đây chỉ là giải pháp tình thế.

Tháng 11 năm 2008, NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND từ ±2% lên mức ±3%, điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 24/12/2008 tăng 3% lên mức 16.977 VND/USD, tích cực bán ngoại tệ có chọn lọc nhằm hỗ trợ thanh khoản cho thị trƣờng.

NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5% từ ngày 24/03/2009 đồng thời hỗ trợ cung cầu ngoại tệ tạo thanh khoản trên thị trƣờng, điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 17.941VND/USD, duy trì lãi suất VND hợp lý.

Tháng 6 năm 2009 giảm lãi suất USD xuống thấp từ 3 - 3,5%/năm, NHNN chủ yếu sử dụng biện pháp tăng tỷ giá niêm yết, giảm biên độ dao động khi tình hình ngoại tệ căng thẳng, NHNN chủ động điều chỉnh biên độ mà không thông báo trƣớc.

Năm 2010 NHNN điều chỉnh tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng tăng 5,52%, thực hiện các biện pháp ổn định thị trƣờng ngoại tệ, nhƣ kết hối ngoại tệ

đối với bảy tập đồn, tổng cơng ty nhà nƣớc, quy định trần lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế bằng 1%/năm, bán ngoại tệ nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, chỉ đạo các tổ chức tín dụng hạn chế cho vay nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu và khơng khuyến khích. Tín dụng ngoại tệ năm 2010 tăng nhanh hơn năm 2009 nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất giữa VND với USD và mở rộng đối tƣợng cho vay ngoại tệ. Xu hƣớng này ngƣợc với năm 2009 khi mà thực hiện chính sách hỗ trợ 4%/năm lãi suất vay vốn ngân hàng làm cho dƣ nợ tín dụng bằng VND tăng mạnh (43,5%). Tỷ giá niêm yết vẫn sát trần biên độ của tỷ giá chính thức trong hầu hết các tháng trong năm và khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trƣờng tự do tăng cao vào cuối năm 2010. NHNN tăng tỷ giá chính thức USD/VND từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, thực hiện các biện pháp hành chính nhằm giảm áp lực lên thị trƣờng ngoại hối nhƣ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tƣợng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản ở nƣớc ngoài của các NHTM và các tổ chức tín dụng, đóng cửa các sàn vàng, và tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm.

Tháng 8 năm 2010, NHNN tăng tỷ giá USD/VND thêm 2,1% lên 18.932 VND/USD. Ngoài ra việc giá vàng quốc tế tăng cao dẫn đến giá vàng trong nƣớc còn tăng cao hơn do đầu cơ cũng gây áp lực lên tỷ giá. Trong những tháng cuối năm 2010, NHNN thắt chặt tín dụng ngoại tệ, tỷ giá USD/VND thị trƣờng tự do bắt đầu tăng 20.500 VND/USD vào giữa tháng 10 và lên 21.500 VND/USD vào cuối tháng 11 khiến NHNN phải tăng hạn ngạch nhập khẩu vàng để làm dịu tình hình.

NHNN quyết định nâng tỷ giá liên ngân hàng USD/VND từ 18.932 VND/USD lên 20,693 VND/USD ngày 11/2/2011, đồng thời thu hẹp biên độ giao động từ 3% xuống còn 1%. Đợt điều chỉnh này tỷ giá liên ngân hàng đƣợc điều chỉnh tăng tới 9,3%. Tỷ giá thị trƣờng USD/VND tự do tăng mạnh lên 22.100 VND/USD sau lần phá giá này.

Tháng 3 năm 2011, NHNN siết chặt các hoạt động trên thị trƣờng tự do, mua thêm 3 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối làm tỷ giá thị trƣờng tự do và tỷ giá ngân hàng thƣơng mại giảm xuống. Động thái này là một trong những nhân tố tác động làm ổn định tỷ giá trong suốt năm 2012. Tỷ giá trên hai thị trƣờng khơng cịn chênh lệch lớn.

Từ năm 2012, thặng dƣ cán cân thanh toán tƣơng đối lớn có khuynh hƣớng làm tăng giá trị đồng nội tệ. Ngoài ra, lãi suất huy động bằng USD rất thấp so với VND và kỳ vọng mất giá khơng lớn nên diễn ra làn sóng chuyển đổi tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ và các NHTM duy trì trạng thái âm ngoại tệ tối đa tăng thêm áp lực kéo tỷ giá xuống. Tuy nhiên biện pháp thu mua USD trên thị trƣờng kết hợp chặt chẽ với hoạt động trung hoà đã giữ cho tỷ giá ổn định một cách chủ động.

Tỷ giá đƣợc điều chỉnh tăng 1% vào cuối tháng 6 năm 2013 sau khi chạm trần trên thị trƣờng chính thức suốt hơn 1 tháng. Áp lực lên tỷ giá chỉ lắng xuống sau khi NHNN hút VND qua thị trƣờng mở và bơm ngoại tệ dự trữ ngoại hối bên cạnh các biện pháp giám sát nhóm 14 NHTM có hoạt động ngoại tệ nhiều nhất. Điều này cho thấy NHNN đã nhất quán duy trì niềm tin vào thị trƣờng với sự ổn định của tỷ giá. Đa phần các NHTM duy trì trạng thái âm ngoại tệ, cùng với ngoại tệ của dân cƣ và doanh nghiệp chuyển đổi từ USD sang VND, giúp NHNN mua một lƣợng ngoại tệ vào dự trữ đến cuối năm 2013 đạt 25,5, tỷ USD.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, từ năm 2002 đến năm 2013, tỷ giá của VN đã có những biến động rất lớn gây ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế. NHNN liên tục đƣa ra nhiều biện pháp nhằm ổn định tỷ giá. Với quan điểm điều chỉnh tỷ giá đƣợc thực hiện khi cán cân thanh toán thâm hụt, cần hạn chế nhập siêu và điều chỉnh tỷ giá chính là để góp phần cân đối vĩ mơ, dù điều chỉnh mạnh nhƣng sát với thị trƣờng, cung cầu ngoại tệ sẽ gặp nhau và tạo lòng tin cho nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, Mất cân đối cung cầu ngoại tệ liên tục xảy ra do khả năng can thiệp ngoại tệ của NHNN từ nguồn dự trữ ngoại hối còn yếu. Cơ chế điều tiết tỷ giá chƣa rõ ràng, tạo kỳ vọng tỷ giá sẽ cịn tăng ảnh hƣởng đến tâm lý thích găm giữ ngoại tệ khơng chịu bán cho NHTM. Tỷ giá dao động trong một biên động cho phép trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo tính ổn định tƣơng đối trong những lúc cung cầu ngoại tệ mất cân bằng, chịu tác động mạnh từ yếu tố tâm lý, đầu cơ. Dự trữ ngoại tệ còn thấp, hệ thống thông tin chƣa đủ mạnh, các cơng cụ can thiệp thuần túy mang tính kinh tế cịn yếu kém …, thì trong một thời gian dài, việc phải sử dụng các cơng cụ hành chính trong hoạt động can thiệp vào thị trƣờng ngoại tệ là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w