Kiểm soát lạm phát ổn định

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 76 - 77)

V. NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp ổn định tỷ giá tại Việt Nam

4.2.2. Kiểm soát lạm phát ổn định

Có thể thấy rằng lạm phát tác động đến tỷ giá theo nhiều hƣớng khác nhau cả trực tiếp và gián tiếp. Vì thế kiểm sốt lạm phát ổn định là một trong những giải pháp giúp ổn định tỷ giá hối đoái.

Thực tế ở VN cho thấy, từ năm 2008 cho đến nay, lạm phát diễn biến bất thƣờng kéo theo sự bất ổn của nhiều yếu tố vĩ mô, đặc biệt là tỷ giá. Hiện nay, lạm phát của Việt Nam tuy đã đƣợc kiểm soát ở mức dƣới hai chữ số, nhƣng tính ổn định chƣa cao, còn tiềm ẩn những yếu tố gây áp lực tăng giá. Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách kéo dài, vay nợ nƣớc ngoài để bù đắp thâm hụt ngày càng tăng. Thêm vào đó, từ năm 2007, VN chính thức trở thành thành viên của WTO, một biểu hiện rõ nét nhất ngay sau khi hội nhập, đó là dịng vốn nƣớc ngoài chảy vào nhiều, áp lực lạm phát gia tăng. Cũng nhƣ hầu hết các nƣớc khi mở cửa hội nhập, VN đang phải đối mặt với hiện tƣợng “Bộ ba bất khả thi”. Đó là, khi dịng vốn nƣớc ngồi vào nhiều, để ổn định tỷ giá, NHNN mua ngoại tệ, qua đó gây áp lực lạm phát, việc kiểm sốt dịng vốn theo qui định của Pháp lệnh Ngoại hối thì VN đã tự do hố giao dịch vãng lai, cịn các giao dịch vốn chƣa đƣợc tự do hoàn toàn nhƣng đã nới lỏng một cách tƣơng đối. Theo lý thuyết này, với một tài khoản vốn mở, một quốc gia không thể đạt đƣợc cùng một lúc 2 mục tiêu ổn định lạm phát và ổn định tỷ giá. Các nỗ lực tăng lãi suất để làm giảm áp lực lạm phát thì đồng thời cũng làm tăng khả năng hút các nguồn vốn từ bên ngồi. Vì vậy, tỷ giá lại đƣợc nâng lên, nhƣng điều này lại làm suy yếu mục tiêu của các NHTW về tỷ giá. Tác động hai chiều ngƣợc nhau của chính sách này đã tác động mạnh trong mơi trƣờng hiện tại. Đối với các thị trƣờng mới nổi, nơi mà thị trƣờng tài chính và tiền tệ cịn kém phát triển, thì hiện tƣợng “bộ ba bất khả thi” là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Việc giải quyết hợp lý 3 mục tiêu vĩ mô này, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì có các phản ứng khác nhau.

Vì vậy, để kiểm sốt lạm phát ổn định, chính phủ cần thực hiện các giải pháp sau:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cả về tài chính, tiền tệ, giá cả và các giải pháp bổ trợ khác. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, ăn khớp giữa 2 cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về tài chính, tiền tệ, giá cả, là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nƣớc. Đảm bảo phát huy ảnh hƣởng tích cực lẫn nhau giữa các cơng cụ, giảm thiểu những tác động trái chiều, triệt tiêu lẫn nhau giữa cơng cụ tài chính và công cụ tiền tệ.

Tái cơ cấu đầu tƣ đảm bảo phát triển các ngành then chốt chủ đạo tăng tính chủ động cho nền kinh tế, ngành và doanh nghiệp, tạo đà tăng trƣởng bền vững; tăng khả năng cạnh tranh của những sản phẩm chủ yếu, sản phẩm xuất khẩu chủ đạo, giảm nhập siêu, giảm tác động của giá cả nƣớc ngồi đến lạm phát trong nƣớc.

Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, hiệu quả. Tăng cƣờng quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc, tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc, đẩy mạnh các biện pháp tiết kiệm chi, giám sát chặt chẽ và cơ cấu lại nợ cơng.

Hồn thiện cơ chế quản lý giá, đảm bảo kiểm soát đƣợc giá cả các mặt hàng thiết yếu, vật tƣ, nguyên liệu chiến lƣợc; chống độc quyền, lũng đoạn thị trƣờng.

Xác định khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn nhằm kiềm chế lạm phát. Hồn thành mục tiêu chính sách tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm phát. Đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ.

Áp dụng mơ hình kinh tế lƣợng để phân tích dự báo lạm phát.

Triển khai thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính và chất lƣợng hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Trong dài hạn, cần phải xây dựng một chính sách lạm phát mục tiêu. Trong chính sách mục tiêu lạm phát, NHTW khơng cịn neo tỷ giá hay đặt mức cung tiền nhƣ một mục tiêu trung gian của CSTT mà hƣớng vào kiểm sốt lạm phát trong dài hạn thơng qua lãi suất mục tiêu. Ði kèm với đó là cơ chế tỷ giá phù hợp với xu hƣớng ngày càng linh hoạt. Thực tế cho thấy, các nƣớc theo đuổi mục tiêu lạm phát đã duy trì đƣợc mức lạm phát thấp, đồng thời có sự cải thiện chung về kinh tế vĩ mô và hiệu quả CSTT.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w