II- Phân theo loại hình cơ sở dạy nghề 2.153 1.451 1.001
từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Nông thôn trong 10 năm tới vẫn là nguồn cung lao động cho các ngành phi nông nghiệp và khu vực thành thị. Do vậy, cần bảo đảm đủ nguồn lực về con người, vật chất và hạ tầng cơ sở nông thôn, thực hiện tốt các chính sách và chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới nhằm chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất thấp, sang khu vực có năng suất cao và sự
dịch chuyển này sẽ tiếp tục khi nào vẫn còn một lượng lớn lao động bán thất nghiệp ở nông thôn.
Vai trò của công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn cần dựa vào phát triển có hiệu quả nguồn nhân lực nông thôn, các chính sách cụ thể (tái cơ cấu phát triển kinh tế, cơ cấu đầu tư có lợi cho lao động); hỗ trợ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp; đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn; tăng chất lượngcủa các ngành sử dụng nhiều lao động, tăng cơ hội việc làm, đặc biệt là cho thanh niên.
Hướng dẫn hệ thống các Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện, trung tâm học tập cộng đồng ở các xã trong tỉnh tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Xác định vai trò trung tâm của hệ thống khuyến nông trong công tác này. Tổ chức xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên.
3.3- GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCTỈNH BẮC GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH, HĐH. TỈNH BẮC GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH, HĐH.
3.3.1- Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực.
Trong nền kinh tế hội nhập cuộc cách mạng khoa học- công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ 21 đã và tiếp tục tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế- văn hoá- xã hội. Khoa học công nghệ đã trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế- xã hội. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm cho nội dung và tính chất lao động biến đổi sâu sắc, chính vì vậy nguồn nhân lực phải được đào tạo và bồi dưỡng liên tục mới đáp ứng được sự biến đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan điểm về chất lượng giáo dục, hình thành nhân cách nghề nghiệp đến cách thức tổ chức qua strình giáo dục cúng như cơ cấu hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín, chuyển sang mở cửa rộng rãi gắn kết với xã hội và cộng đồng, gắn bó với sự phát triển khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh. Nhà giáo với vai trò từ chỗ chủ yếu chỉ truyền đạt kiến thức chuyển sang cung cấp cho người học những năng lực nghề nghiệp và những phương pháp thu thập kiến thức, hình thành kỹ năng một cách chủ động, sáng tạo. đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển dần sang quan niệm là đầu tư cho sự phát triển. Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được vai trò và vị
trí hàng đầu của giáo dục, đều cải cách và đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách chủ động, hiệu quả và trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.
Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, vì vậy muốn có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh giai đoạn (2011-2020), phải nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông các cấp. Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất, vững chắc ở tất cả các ngành học, bậc học như sau:
Tập trung nâng cao chất lượng học sinh học bổ túc. Tổ chức đào tạo có chất lượng và hiệu quả các lớp Đại học tại chức, từ xa và các lớp trung cấp kỹ thuật dạy nghề tại các Trung tâm GDTX-DN huyện và tỉnh.
Cải tiến các chương trình và tài liệu xóa mù chữ, sau xoá mù chữ và bổ túc nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm GDTX, đặc biệt là ở vùng núi, vùng cao, vùng dân tộc.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ, đồng bộ, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá trường, lớp học; chỉ đạo xây dựng trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học.
Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục và chủ trương đa dạng hoá các loại hình học tập đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân, xây dựng một xã hội học tập, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
3.3.2- Nâng cao trình độ về chuyên môn, kỹ thuật của nhân lực.
Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực trong tương lai do già hóa dân số đến nhanh, công tác đào tạo cần tập trung cho các nghề có chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng sự phát triển theo chiều sâu; đào tạo lao động nông nghiệp, lao động bị thất nghiệp, đặc biệt thanh niên lần đầu tham gia vào thị trường lao động, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo kết nối đối với lao động đang làm việc... tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 chiều (nông nghiệp-phi nông nghiệp; nông thôn-đô thị; kỹ năng).
* Thứ nhất: Nâng cao trình độ về chuyên môn kỹ thuật.
Đặc biệt coi trọng chất lượng học sinh học nghề với mục tiêu phấn đấu khi ra trường học sinh phải giỏi về kiến thức, vững về tay nghề, tạo điều kiện để học sinh có thể học lên và có một nghề cơ bản đi vào cuộc sống, có đủ phẩm chất đạo đức và
kiến thức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và của đất nước.
Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động: Hàng năm doanh nghiệp, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực tại chỗ (đào tạo tay nghề, kỹ năng lao động, tác phong làm việc, pháp luật lao động…).Tổ chức thi và nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động để họ phát huy khả năng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt công việc.
Có kế hoạch bồi dưỡng, cử nhân lực chủ chốt đi đào tạo để tiếp thu kinh nghiệm quản lý mới, khoa học công nghệ mới, ngoại ngữ… sau đó truyền đạt lại cho người lao động còn lại của đơn vị.
* Giáo dục chuyên nghiệp.
Nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường Trung cấp chuyên nghiệp, tăng tỷ lệ học sinh vào học bậc TCCN và TCN là học sinh tốt nghiệp THCS không có khả năng tiếp tục học lên THPT.
Tiếp tục tăng quy mô đào tạo sơ cấp nghề để nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, đồng thời đáp ứng nhu cầu học nghề của nông dân, giải quyết việc làm tại chỗ, chuyển đổi nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, miền núi, đáp ứng nhu cầu đào tạo của bộ đội xuất ngũ, thanh niên dân tộc.
Mở rộng hợp lý quy mô và ngành nghề đào tạo có trình độ cao đẳng, đại học nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho tỉnh.
Mở rộng mạng lưới trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực đa dạng tại chỗ cho địa phương. Tăng tỷ lệ người lao động có trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cao, giảm tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo và đào tạo trình độ sơ cấp trong các ngành kinh tế chính.