Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế đáng lư uý của tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 50)

- Thứ mười: Thông tin, tổ chức cho con người tham gia vào công việc chung; Thứ mười một: Giải quyết tốt quan hệ lao động;

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế đáng lư uý của tỉnh

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2005 2010

1 Thu ngân sách Tỷ đồng 115 500 2.454

2 Chi Ngân sách Tỷ đồng 728 1.750 5.959

4 Số dự án đầu tư nước ngoài (lũy kế) Dự án 4 30 93 5 Giá trị kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 20,6 63,1 301 6 Giá trị kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 26,1 65,1 303 7 Số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Trường 2 3 4 8 Số trường THCN và dạy nghề trên địa

bàn Trường 1 5 8

9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 15,4 24 33

10 Số lao động đi làm việc tại nước ngoài

qua các năm Người 352 2.534 5.017

Nguồn số liệu: Cục Thống Kê tỉnh Bắc Giang Qua các chỉ tiêu nêu trên thì phải nói rằng tỉnh Bắc Giang còn rất là nghèo, chưa cân đối được nguồn thu chi ngân sách; mặc dù nguồn thu ngân sách có tăng qua từng năm, thu ngân sách năm 2005 là 500 tỷ đồng, đến năm 2010 thu 2454 tỷ đồng tăng gần gấp 5 lần so vơi năm 2005, so với tỉnh bạn thì thu ngân sách tỉnh Bắc Giang còn quá thấp; Bên cạnh đó chi ngân sách quá cao năm 2005 là 1750 tỷ đồng thâm hụt ngân sách 1250 tỷ đồng, năm 2010 chi ngân sách 5959 tỷ đồng thâm hụt ngân sách là 3505 tỷ đồng; Các khu công nghiệp của tỉnh còn thấp năm 2010 mới chỉ có 5 khu công nghiệp; số dự án đầu tư nước ngoài mới có 93 dự án; số trường THTN và dạy nghề còn ít năm 2010 mới chỉ có 8 cơ sở; Số trường đại học trên địa bàn quá ít hiện nay mới chỉ có một trường đại học đó là Trường Đại học Nông lâm; tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao năm 2010 mới đạt 33%.

Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, xong Bắc giang vẫn là một tỉnh nghèo chưa cân đối được ngân sách, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng nguồn nhân lực còn chưa cao, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá; Kinh tế tỉnh Bắc Giang vẫn còn chậm phát triển so với các vùng lân cận, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém; Nông, lâm, ngư nghiệp chưa có hướng phát triển tốt; Công nghiệp, dịch vụ còn manh múm; năng xuất chất lượng sản phẩm còn chưa cao, tính cạnh tranh còn thấp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa thực sự hiệu quả.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc; Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020 sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tỉnh điều chỉnh cơ cấu đầu tư đúng hướng, thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực và phân bố lại lực lượng lao động hợp lý và hiệu quả cao trong các ngành, các lĩnh vực của tỉnh.

Là tỉnh đông dân nhất trong 14 tỉnh vùng miền núi phía bắc hiện đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc. Hiện nay mới chỉ có 33% số lao động đã qua đào tạo, thiếu hụt lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ được đào tạo trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, du lịch, dịch vụ, kinh doanh bất động sản, công nghệ cao ... Hơn nữa, tình trạng đô thị hoá có xu hướng ngày càng mạnh, nông dân bị thu hồi mất đất, không tìm được việc làm phù hợp, đã phát sinh ra nhiều tiêu cực, tệ nạn trong xã hội. Trước tình hình đó, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đang được đặt lên hàng đầu. Dự báo đến năm 2015, Bắc Giang sẽ có trên 1,12 triệu người trong độ tuổi lao động, đây là lợi thế quan trọng cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH.

2.2- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẮC GIANGTRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ. TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ.

2.2.1. Về số lượng.

* Một là: Tình hình dân số.

- Năm 2010, dân số toàn tỉnh có trên 1567,6 nghìn người bao gồm 151,26 nghìn người dân số sống ở khu vực thành thị (chiếm 9,65% dân số) và 1416,34 dân số sống ở nông thôn (chiếm 90,35% dân số), như vậy dân số của tỉnh Bắc Giang tập trung chủ yếu là ở các vùng nông thôn.

- Với dân số 1567,6 nghìn người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đến năm 2010 là 1008,6 nghìn người chiếm 64,34% tổng dân số, số còn lại là người già và trẻ em. Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế là 973,9 nghìn người chiếm 62,1% dân số. Lực lượng lao động bình quân hàng năm giai đoạn (2006-2010) tăng 1,8%/năm. So với tốc độ tăng bình quân chung của cả nước cùng thời kỳ, tốc độ tăng lực lượng lao động của tỉnh thấp hơn khoảng 1% và cao hơn

tỉnh Bắc Ninh 0,41% (tỉnh lân cận).

- Công tác dân số-KHHGĐ được sự quan tâm của các cấp các ngành và toàn xã hội. Khôi phục được tiến trình giảm tỷ lệ sinh của tỉnh, từng bước ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh và chất lượng nguồn nhân lực. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần, từ 12,36%o năm 2000 xuống còn 11,9%o năm 2005 và giảm xuống 11,08%0 năm 2010.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 50)