Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 44)

- Thứ mười: Thông tin, tổ chức cho con người tham gia vào công việc chung; Thứ mười một: Giải quyết tốt quan hệ lao động;

1.3.3-Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang.

* Bốn là: Vấn đề đãi ngộ và sử dụng lao động

1.3.3-Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang.

Từ những phân tích cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển nguồn nhân lực ở một số nước Châu Á trên đây, chúng ta rút ra một số nhận xét, và kinh nghiệm sau đây:

* Thứ nhất: Phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải được đặt trong tổng thể chính sách phát triển nguồn nhân lực cho yêu cầu CNH và HĐH nền kinh tế.

Nhận xét trên đây muốn đề cập tới sự gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực cho toàn nền kinh tế với phát triển nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn. Nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực nông thôn không thể tách rời phát triển nguồn nhân lực chung của nền kinh tế.

Theo đó, phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải được định hướng theo sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu toàn nền kinh tế, chứ không thể chỉ riêng cho khu

vực nông thôn, bởi vì kinh tế nông thôn không thể tách rời kinh tế chung của quốc gia và phải hướng theo sự phát triển chung đó.

Như vậy, cần hiểu rằng, phát triển nguồn nhân lực nông thôn là phát triển nguồn nhân lực chung của nền kinh tế theo hướng CNH và HĐH mà một quốc gia theo đuổi, quyết tâm thực hiện. Sự định hướng đúng hay không đúng đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới kết quả phát triển nguồn nhân lực nông thôn, đồng thời làm cho các chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn phù hợp hay không phù hợp.

Đây chính là lý do sâu xa nhất dẫn đến thành công trong hoạch định và triển khai chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở các nước đã khảo cứu, thể hiện rõ ở Nhật Bản, Hà Quốc, Sigapre và Đài Loan. Trong khi lại chưa thành công, hay thành công chưa nhiều ở các nước Thái Lan, Malaysia, Philippin và càng chưa thành công ở Trung Quốc, Indonesia.

* Thứ hai: Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn có những đặc thù riêng so với chính sách phát triển nguồn nhân lực chung.

Mặc dù như nhận xét thứ nhất, trên bình diện tổng thể toàn nền kinh tế, chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải gắn chặt và đi song song với chính sách phát triển nguồn nhân lực chung của nền kinh tế. Nhưng chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn cần hàm chứa những nét đặc thù, đó là:

+ Trong khi chính sách chung phải xem xét các mục tiêu phát triển nhân lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn thì chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn còn phải xem xét mục tiêu chuyển dịch một bộ phận nhân lực từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp và chuyển dịch trong nội bộ khu vực nông thôn (phân công lao động nông thôn).

+ Phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải tính đến quy hoạch phát triển nông thôn dài hạn, gắn với công nghiệp hoá nền kinh tế. Đặc thù quan trọng nhất của Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn là khu vực sản xuất nông nghiệp phải được xem xét cẩn trọng trong các mối quan hệ với tăng trưởng, an ninh lương thực và việc làm của người lao động để hoạch định chính sách về nhân lực cho phù hợp với khu vực này trong các giai đoạn của toàn bộ quá trình công nghiệp hoá.

Đây là những điểm rất quan trọng tạo ra sự khác biệt trong chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở các nước và cũng là lý do dẫn đến thành công hay chưa thành công ở từng nước và ở từng giai đoạn phát triển.

* Thứ ba: Chính sách chi tiêu cho phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng phải được coi là một bộ phận quan trọng của chính sách đầu tư phát triển mang tính lâu dài.

Nghiên cứu kinh nghiệm các nước đã trình bày có thể thấy rất rõ vai trò của vốn đầu tư nhà nước vào nhiều mặt khác nhau của chương trình phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng. Sự thành công trong quá trình phát triển nguồn nhân lực nông thôn phụ thuộc rất lớn vào quan điểm và mức độ chi tiêu của nhà nước vào giáo dục văn hoá và đào tạo nghề cho người lao động để có nguồn nhân lực chất lượng cao ( có sức khoẻ, thể lực tốt, có văn hoá đúng về làm việc và lao động và có kỹ năng, tay nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của các ngành kinh tế mới).

Cùng với phân bổ ngân sách thoả đáng vào giáo dục văn hoá và đào tạo nghề cho người lao động xã hội nói chung và nông thôn nói riêng. Chính Phủ đóng vai trò là người định hướng các chi tiêu này sao cho nguồn nhân lực tạo ra đáp ứng được những yêu cầu ngày càng đa dạng và tăng lên về chất lượng người lao động của các ngành, lĩnh vực kinh tế. Vì vậy việc sử dụng vốn ngân sách trong giáo dục, đào tạo người lao động phải được quan tâm đúng mức và có ý nghĩa đảm bảo cho sự thành công của chính sách phát triển nguồn nhân lực.

* Thứ tư: Lực lượng lao động nông thôn chính là nguồn cung cấp nhân lực cho các khu vực công nghiệp và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế. Nhưng nguồn nhân lực này thường không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các chủ thể sử dụng, vì vậy cần có sự quan tâm lớn hơn của nhà nước trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này.

Trừ một số ngoại lệ, kinh nghiệm các nước cho thấy, nhân lực để phục vụ cho CNH đều phải lấy từ khu vực nông thôn. Vì vậy, để có nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu CNH nền kinh tế thì các nước đều phải đầu tư vào nguồn nhân lực nông thôn ngay từ khi bắt đầu quá trình CNH mà không thể để muôn hơn.

Để thực hiện được mục tiêu trên thì Chính Phủ phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực nông thôn theo các yêu cầu của CNH. Công việc này không thể giao phó cho bất cứ bộ phận nào khác ngoài

Chính Phủ. Nhưng trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì Chính Phủ phải hợp tác, liên kết với các khu vực doanh nghiệp, các chủ thể sử dụng lao động để đảm bảo thành công trong thực hiện chính sách nhân lực của mình.

* Thứ năm: Những kinh nghiệm tốt của các nước nên được tham khảo, áp dụng vào Bắc Giang là:

+ Chính quyền phải chủ động xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành của nền kinh tế. Đây là công việc hệ trọng, khó khăn và phức tạp, rất khó đồng thuận, đòi hỏi bản lĩnh cao của Chính quyền;

+ Huy động rộng rãi các ngành cùng tham gia xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đối với từng ngành, yêu cầu lớn nhất, quan trọng nhất là phải hình dung cho đúng và đủ nhu cầu đầy đủ về nhân lực của ngành trong thập kỷ tới để tham gia vào chiến lược chung;

+ Các chương trình giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nông thôn cần được triển khai phù hợp với điều kiện từng nơi. Sự thành công của các chương trình phát triển nhân lực nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và cách thức triển khai.

+ Đưa ra được các chế tài ràng buộc nhân lực làm việc lâu dài ở lĩnh vực được đào tạo, tránh lãng phí công sức và chi phí xã hội đã bỏ vào đào tạo.

* Thứ sáu: Những kinh nghiệm chưa thành công cần lưu ý để tránh lặp lại.

+ Đào tạo không đúng yêu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực kinh tế trong quá trình Công nghiệp hoá nền kinh tế. Kinh nghiệm này mang tính tương đối phổ biến mà các nước dễ mắc phải vì vậy Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ;

+ Đào tạo bất cập giữa lực lượng nhân lực tham gia sản xuất vật chất và nhân lực tham gia các hoạt động quản lý, phi sản xuất vật chất. Kinh nghiệm này diễn ra phổ biến ở các nước đông dân và công tác quy hoạch nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế chưa tốt, chưa có nhiều kinh nghiệm.

+ Tách rời nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế với các cơ sở giáo dục đào tạo. Kinh nghiệm này diễn ra ở hầu hết các nước và luôn là vấn đề phải giửi quyết. Việc kết hợp giữa đào tạo với hoạt động thường ngày ở các cơ sở kinh tế là một công việc mà Việt Nam cần trau dồi, học hỏi các nước có khả năng tốt như Sigapore;

+ Đầu tư không đầy đủ và đồng bộ vào các chương trình giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, coi nhẹ các chương trình này, kể cả các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp đã tạo ra sự thiếu hụt về kỹ năng chuyên môn và tay nghề của người lao động xã hội. Kinh nghiệm này diễn ra ở hầu hết các nước chưa nhìn ra vai trò của đào tạo nghề và giáo dục kỹ năng chuyên môn thường xuyên cho người lao động, nhất là lao động nông thôn. Việt Nam cần trau dồi rất nhiều để hạn chế lặp lại những kinh nghiệm này;

+ Dân số đông thường đi đôi với nguồn nhân lực thấp kém về mọi mặt. Đây là vấn đề phổ biến ở các quốc gia đông dân như Indonesia, Thái Lan, Philippin, ít gặp phải ở quốc gia dân số ít như Singapore, Malaisia, Đài Loan...

Lý do căn bản là thiếu nguồn nhân lực để đào tạo số nhân lực tăng lên hàng năm, đồng thời là kết quả của sự lười biếng hơn trong lực lượng lao động trẻ sinh ra ở các nền kinh tế. Kinh nghiệm này gợi ra cho Bắc Giang cần có một chiến lược dân số thông minh, quyết đoán theo hướng phát triển dân số phải đi đôi với khả năng đào tạo và khả năng tạo việc làm mới của xã hội. Sự toàn dụng lao động trong đó có lao động nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thu dụng lao động phi nông nghiệp hàng năm, để chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp, sang phi nông nghiệp, đáp ứng đúng yêu cầu CNH nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cần phân biệt thật rõ sự khác nhau giữa số lượng dân số với sức mạnh của nguồn nhân lực. Dân số đông mới chỉ là điều kiện cần để phát triển nguồn nhân lực, nhưng đồng thời là nguy cơ tạo ra sự yếu kém của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn.

Vì vậy, Bắc Giang cần có chiến lược dân số đi đôi với chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nói cách khác là gắn chính sách dân số vào chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế nói chung và cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Chương 2

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 44)