Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 38)

- Thứ mười: Thông tin, tổ chức cho con người tham gia vào công việc chung; Thứ mười một: Giải quyết tốt quan hệ lao động;

* Bốn là: Vấn đề đãi ngộ và sử dụng lao động

1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một trong những tỉnh, thành phố có mật độ dân cư cao nhất cả nước (hơn 1240người/km2). Nếu chỉ phát triển nông nghiệp là chính thì trên địa bàn tỉnh không thể tạo đủ việc làm cho số lao động tại chỗ. Trước thời điểm tái lập tỉnh (1/1/1997) lao động Bắc Ninh thường phải ra tỉnh ngoài, nhất là các tỉnh phía Nam tìm việc. Nhưng từ 10 năm trở lại đây, với việc khôi phục, phát triển các làng nghề, các cụm công nghiệp nhỏ và vừa, các KCN tập trung để phát triển công nghiệp,

dịch vụ đã tạo nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh và còn thu hút thêm nhiều lao động tỉnh ngoài đến làm việc. Xu hướng biến động dân cư đã bắt đầu có sự thay đổi. Dân số Bắc Ninh thời điểm 1/4/2009 là 1.024.151 người, năm 2010 khoảng 1038,2 nghìn người (trong đó có 593,1 nghìn người đang làm việc trong các ngành kinh tế), trung bình mỗi năm dân số tăng thêm 7000-8000 người (tương đương 4.094 người khi đủ 15 tuổi sẽ tham gia hoạt động kinh tế).

Giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Bắc Ninh bình quân là 0,83%/năm. Dự báo mức độ tăng dân số tự nhiên bình quân thời kỳ 2011-2015 là 1,1%/năm và thời kỳ 2016-2020 là 1,06%/năm. Như vậy, nguồn nhân lực của Bắc Ninh chủ yếu do tăng tự nhiên về dân số nhưng mức độ tăng qua các thời kỳ là khác nhau thời kỳ đầu công nghiệp hóa tăng nhanh sau chậm dần.

Năm 2010, toàn tỉnh Bắc Ninh có 652,3 nghìn người trong độ tuổi lao động. Bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 tăng 1,56% tương đương quy mô tăng 9.130 người/năm.

Tính chung cả tỉnh, tỷ lệ qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động đã tăng từ 29,5% năm 2005 lên 45% năm 2010; trong đó: tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng từ 20,5% lên 25,3%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 6,4% lên 12,0% so với bình quân của vùng đồng bằng Sông Hồng tỷ lệ lao động có trình độ Trung cấp nghề của Bắc Ninh còn thấp hơn (4,2% so với 6,5%) nhưng trình độ cao đẳng nghề của Bắc Ninh là 2,58% cao hơn bình quân vùng là 2,2%, trình độ Đại học và trên Đại học Bắc Ninh thấp hơn (5,53% so với 6,8%) với Vĩnh Phúc lao động chưa qua đào tạo ở Bắc Ninh cao hơn (55,0% so với 48,8%) nhóm sơ cấp nghề và CNKT không bằng thấp hơn (26,2% và 32,52%) nhóm trung cấp nghề tương đương Vĩnh Phúc (4,6% và 4,45%) nhóm cao đẳng nghề Bắc Ninh hơn Vĩnh Phúc (2,58% so với 1,26%) nhóm trung cấp chuyên nghiệp Bắc Ninh kémVĩnh Phúc(3,4% so với 7,13%) song ở nhóm cao đẳng, đại học Bắc Ninh hơn hẳn Vĩnh Phúc (8,34% so với 5,72%) còn trình độ trên đại học tỷ lệ này ở Bắc Ninh cao gần gấp đôi Vĩnh Phúc (0,28% so với 0,15%).

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Bắc Ninh đã xây dựng được hệ thống trường lớp phát triển đồng bộ, cân đối đa dạng và tương đối hoàn chỉnh. Quy mô các ngành học, bậc học được huy động và duy trì tốt đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Phổ cập giáo dục TH và THCS đạt sớm và vững chắc. Chất lượng giáo dục đại trà ngày càng cải thiện tốt theo hướng thực chất.

Hiện nay, 62% học sinh tốt nghiệp THCS được vào THPT công lập, 10-12% THPT dân lập, 10% học bổ túc TH (các TTGDTX) và gần 10% đi học các trường Trung cấp chuyên nghiệp và các trường nghề… Mục tiêu tới năm 2015-2016, tỷ lệ vào các loại hình trường này cơ bản giữ nguyên, chỉ tăng số học sinh vào THPT công lập là 65% và số học sinh đi học các trường Trung cấp chuyên nghiệp và các trường nghề còn 5%.

Hằng năm 40-45% học sinh tốt nghiệp THPT (các loại hình) đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng; khoảng 25-30% đi học các trường trung cấp chuyên nghiệp và học nghề. Nhìn chung xu hướng của học sinh tỉnh Bắc Ninh là hướng tới bậc học cao hơn để hoàn thiện tri thức nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước được nhiều hơn, tốt hơn; Đến 2015-2016 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các trường ĐH, CĐ có thể đạt 45-50%, đi học các trường Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề 30-35%.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có trên 60 đơn vị, cơ sở (trường, trung tâm...) làm nhiệm vụ đào tạo nhân lực với danh mục ngành nghề đào tạo rộng khắp từ các nghề nông, lâm, ngư, công nghiệp, văn hóa xã hội, tài chính kế toán đến tin học, ngoại ngữ. Riêng hệ thống dạy nghề đã có 48 đơn vị, trong đó 32 đơn vị đang trực tiếp dạy nghề các cấp trình độ (sơ, trung cấp, cao đẳng nghề), trong đó có 2 trường cao đẳng nghề (công lập), 15 trường trung cấp nghề (3 trường công lập, 12 trường ngoài công lập), 20 trung tâm dạy nghề (7 trung tâm công lập của các huyện, thị xã, thành phố), 8 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có dạy nghề và 3 trung tâm giới thiệu việc làm có dạy nghề. Tổng số giáo viên dạy nghề 1.205, (tỉnh quản lý 881) giáo viên cơ hữu 836, thỉnh giảng 369. Tổng số nghề đào tạo 44, trong đó: cao đẳng nghề 10, tuyển sinh 2000 học sinh /năm; trung cấp nghề 20 tuyển sinh 3000- 3500 học sinh /năm; sơ cấp nghề 14, năm 2010 dạy 30.000 học viên.

Mỗi năm, toàn tỉnh tuyển mới trên 20 nghìn học sinh học nghề. Riêng năm 2010, toàn tỉnh thực hiện dạy nghề 34.945 học sinh, trong đó: cao đẳng nghề 2.000, trung cấp nghề 3.500, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 24.445, dạy nghề đặc thù (người tàn tật 350)...

Như vậy, hệ thống đào tạo nghề của Bắc Ninh phát triển mạnh, phân bố tương đối đồng đều, năng lực đào tạo lớn, có thể đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực cho địa phương. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở đào tạo này mới ở cấp độ dạy nghề sơ, trung cấp, nghề thường xuyên; ở cấp độ nghề cao như cao đẳng nghề mới

có 2 trường, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp 5,7% tổng số học sinh học nghề. Phần lớn các nghề đào tạo là may công nghiệp, tin học văn phòng, điện dân dụng, xây dựng, cơ khí... những nghề có hàm lượng kỹ thuật thấp mang tính chất giải quyết việc làm cấp bách. Các cơ sở dạy nghề nhìn chung quy mô còn nhỏ, năng lực không cao, sự phân bố cũng chưa thật sự đồng đều, phần lớn tập trung tại thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn...các huyện Gia Bình, Lương Tài còn ít cơ sở đào tạo nghề.

Trong 5 năm qua đào tạo được 118.702 người (23.614 người/năm), góp phần nâng tỷ lệ đào tạo từ 31,5% năm 2006 lên 45% năm 2010, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 xấp xỉ 3%/năm. Trong đó:

+ Đào tạo nghề là 99.326 người (các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đào tạo được 42.911 người; các doanh nghiệp, làng nghề đào tạo được 37.534 người; các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh được 18.881 người), nâng tỷ lệ từ 20.5% năm 2006 lên 25,3% năm 2010, tốc độ tăng bình quân là 1,33% năm;

+ Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trên đại học 18.719 người (đào tạo trong tỉnh là 7.141 người; đào tạo ở tỉnh ngoài là 11.578 người), nâng tỷ lệ từ 10% năm 2006 lên 13,8% năm 2010, tốc độ tăng bình quân 0,93% năm. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nhìn chung chưa cao, còn có học sinh ra trường chưa đảm đương ngay được công việc, cần thời gian làm quen, tập sự, đào tạo bổ sung, đào tạo lại mới đảm nhiệm được công việc được giao. Trong đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo còn thiếu nhiều nhóm có chuyên môn kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, cơ khí, vật liệu mới, đặc biệt thiếu những kỹ sư, kỹ thuật viên khuôn mẫu, những lao động quan trọng của công nghiệp phụ trợ (hỗ trợ) để có thể tăng dần tỷ lệ nội địa của những sản phẩm giá trị cao như: ô tô, xe máy, điện thoại, máy tính,máy in...mà các doanh nghiệp FDI đang sản xuất, thiếu lao động chuyên môn khối ngành dịch vụ. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động được đào tạo còn yếu, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công việc của người lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung, giai đoạn 2006-2010, nguồn nhân lực của tỉnh không chỉ duy trì được tốc độ phát triển hợp lý về mặt số lượng mà còn được cải thiện khá rõ rệt về mặt chất lượng và tình trạng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo ở những năm tới.

Thực hiện công nghiệp hóa (CNH) hiện đại hóa (HĐH) và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, đội ngũ cán bộ của tỉnh Bình Định nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý, trình độ đã từng bước được nâng lên về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, khả năng công nghệ quản lý và cập nhật kiến thức khoa học…đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Song trong thời gian tới, những năm tiếp tục thực hiện đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới nói chung và sự phát triển của tỉnh Bình Định đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải vừa có trình độ nhận thức về chính trị, chuyên môn chuyên sâu vừa có năng lực thực tiễn đáp ứng được yêu cầu công tác phụ trách, góp phần đưa Bình Định phát triển đi lên thoát khỏi tình trạng là tỉnh chậm phát triển; đòi hỏi các cấp, các ngành phải có những nỗ lực cố gắng phấn đấu nhiều hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Thực hiện Chương trình hành động của tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnhvề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010 bằng nhiều nguồn kinh phí đã hỗ trợ đào tạo 59 tiến sỹ và tương đương, 552 thạc sỹ và tương đương; hỗ trợ 6.427 cán bộ đi học đại học chuyên ngành; cao đẳng và trung cấp 1.716 cán bộ, công chức; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính, chương trình cử nhân, cao cấp cho 518 đồng chí, trung cấp chính trị 1834 đồng chí; và có đánh giá, công tác đào, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức và nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, người lao động được tăng cường hơn, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Song cũng nhìn nhận và chỉ ra một số yếu, kém tồn tại khuyết điểm đó là: Kết quả đào tạo nâng cao trình độ các mặt cho đội ngũ cán bộ còn hạn chế; có nơi, có lúc đào tạo chưa gắn với sử dụng, hiệu suất đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chính sách, chế độ trợ cấp đối với cán bộ được cử đi học tuy triển khai thực hiện nhưng hiệu quả đem lại chưa đạt được chưa cao. Qua phân tích đánh giá cho thấy một số cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, địa phương, cơ sở chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng về đào tạo, bồi dưỡng, chưa tập trung đúng mức. Cơ quan làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ về công tác đào tạo.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 cán bộ cấp huyện và tỉnh tốt nghiệp đại học, tuổi trẻ dưới 40 được tỉnh cử điđào tạo chuyên sâu và nâng cao theo chương trình của tỉnh về đào tạo nguồn nhân lực. Tranh thủ tối

đa các chương trình của Trung ương, các ngành có chương trình hợp tác đào tạo trong và ngoài nước, với phương châm và quyết tâm cao tỉnh đã đầu tư tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao cho các ngành kinh tế, xã hội mũi nhọn của tỉnh. Phấn đấu đến 2020 đào tạo cán bộ có trình độ cao các chuyên ngành tỉnh cần đầu tư, trong đó đào tạo 15 đến 20 tiến sỹ và 550 đến 600 thạc sỹ và tương đương. Đối với cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đạt chuẩn theo chức danh quy định; trong đội ngũ này có ít nhất 5% có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ và tương đương, 5% có trình độ ngoại ngữ đủ điều kiện đào tạo ở nước ngoài. Cùng với việc đầu tư, tuyển chọn tỉnh cũng yêu cầu số được cử đi học phải có tâm huyết xây dựng, phục vụ lâu dài tại tỉnh Bình Định; song song với công tác này tỉnh còn kêu gọi các nhà đầu tư, con em người Bình Định về cống hiến xây dựng tỉnh nhà với nhiều chính sách thu hút, chào mời khả ái. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được các cấp đặc biệt chú trọng, công tác này đòi hỏi tính đồng bộ và phát triển, đẩy nhanh số lượng và cơ cấu hợp lý các chuyên ngành tỉnh cần đầu tư. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ các mặt cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là trình độ ngoại ngữ là một yếu tố không thể không cần quan tâm nhằm làm sao đáp ứng yêu cầu, lĩnh vực công việc đang phụ trách. Đối với cán bộ dưới 45 tuổi thuộc diện qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của các sở ngành tỉnh, các huyện và thành phố Qui Nhơn phải tốt nghiệp đại học hệ chính qui và cao cấp chính trị, biết một ngoại ngữ tối thiểu trình độ A. Phấn đấu từ năm 2020 trởđi Bình Định trở thành một tỉnh mạnh về trình độ cán bộ của các tỉnh duyên hải nam trung bộ.

Để làm tốt và có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đã quan tâm mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai trong công tác đào, bồi dưỡng; chú trọng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kết hợp đào tạo dài hạn chính qui cơ bản với đào tạo lại, bồi dưỡng bổ sung kiến thức, cập nhật nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý; kết hợp đào tạo tại trường lớp và rèn luyện qua thực tiễn. Nâng cao chất lượng hiệu quả việc xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đào tạo phải theo quy hoạch, theo yêu cầu, có trọng tâm, trọng điểm, phải gắn với bố trí sử dụng, đảm bảo tính kế thừa, phát triển. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thường xuyên cập nhật thông tin, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ…Các cấp, các ngành tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ

có chuyên môn, khoa học công nghệ trình độ cao. Quan tâm, chú trọng đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ nhất là các lĩnh vực kinh tế, xã hội quan trọng; tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực. Ưu tiên trợ cấp cho số cán bộ, công chức đã vào làm việc ở các cơ quan có kết quả tốt nghiệp các trường đại học đạt loại giỏi có độ tuổi dưới 40 có năng lực, triển vọng đi học sau đại học, nghiên cứu thạc sỹ, tiến sỹ. Rà soát ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tỉnh đã chỉ đạo dành tối thiểu 1% chi thường xuyên hàng năm để đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực. Kinh nghiệm thực tiễn cũng đã chỉ rõ, mức độ chính xác của đường lối và việc cụ thể hóa đường lối cụ thể, kịp thời cũng như việc thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Trung ương, của tỉnh cũng như của các cấp, các ngành tùy thuộc vào chất lượng và trình độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ.

Với nhận thức và quán triệt, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ; trong thời kỳ đổi mới thực hiện CNH - HĐH và hội nhập với kinh tế thế giới thì công tác đào tạo,

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w