ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH BẮC GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH,HĐH.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 78 - 79)

II- Phân theo loại hình cơ sở dạy nghề 2.153 1.451 1.001

2.3- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH BẮC GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH,HĐH.

2.3.1. Thành tựu.

Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Hệ thống mạng lưới, qui mơ và loại hình trường lớp được củng cố, phát triển rộng khắp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân; 100% các xã phường, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung tâm học tập cộng đồng. Đến nay, tồn tỉnh có 832 trường, trung tâm, tăng 46 trường so với năm 2005.

Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và dạy nghề ngày càng được chú trọng, góp phần nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, bước đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đến nay, tồn tỉnh có 2 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp, 82 cơ sở dạy nghề, tăng 44 cơ sở so với năm 2005. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề được tăng cường, giai đoạn 2006- 2009 đã đầu tư 284,6 tỷ đồng, trong đó huy động xã hội hố là 35,3 tỷ đồng, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 33%.

Nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, lực lượng lao động ở khu vực thành thị ngày càng tăng cùng với quá trình đơ thị hố. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thơng đã có tiến bộ, tồn diện hơn.

Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hồi bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập và đại bộ phận đã có việc làm. Trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động tiếp tục được nâng cao; hệ thống mạng lưới, cơ sở vật chất các cơ sở, trung tâm dạy nghề được đầu tư phát triển, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người học.

Việc làm mới tăng theo từng năm, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm dần; tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh; cơ cấu lao động theo ngành tiếp tục chuyển

dịch nhanh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố và là tỉnh có cơ cấu lao động tiến bộ trong vùng trung du miền núi phía Bắc. Thu nhập bình qn của một lao động có việc làm tiếp tục được cải thiện.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 78 - 79)