Kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Na mÁ về phát triển nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 32)

- Thứ mười: Thông tin, tổ chức cho con người tham gia vào công việc chung; Thứ mười một: Giải quyết tốt quan hệ lao động;

1.3.1.Kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Na mÁ về phát triển nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH.

* Bốn là: Vấn đề đãi ngộ và sử dụng lao động

1.3.1.Kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Na mÁ về phát triển nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH.

nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Malaisia.

- Để nâng cao năng lực của nguồn nhân lực, Chính Phủ Malaisia triển khai các chính sách đào tạo thông qua khuyến khích người lao động học nghề với học bổng do nhà nước cấp ở các trường đại học để nhận bằng thạc sỹ và tiến sỹ cả trong và ngoài nước. Chính sách này được triển khai bằng việc lập Quỹ “ phát triển nguồn nhân lực” được thành lập năm 1997 với mục đích tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao trong các lĩnh vực nghiên

cứu khoa học- Công nghệ sản xuất hiện đại. Quỹ này tài trợ cho việc cấp học bổng cho những thanh niên trẻ có đủ điều kiện tham gia đào tạo và sử dụng trong việc hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực.

Chính Phủ Malaisia có chính sách rõ ràng về khai thác tài năng toàn cầu để tăng cường cho nguồn nhân lực của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá đất nước, khắc phục tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao để cung cấp cho các ngành lĩnh vực kinh tế tri thức đang ngày càng đặt ra cấp bách.

Để khai thác các nguồn tài năng toàn cầu về đất nước, Chính Phủ đã đưa ra chính sách thu dụng nhân tài không phân biệt quốc tịch, miễn là có những kỹ năng đạt yêu cầu. Chính Phủ chủ động tính toán cả nhu cầu thu nhập những chuyên gia giỏi của các cơ quan Chính Phủ và khu vực tư nhân. Các chương trình cụ thể thu hút nhân tài toàn cầu, bao gồm:

+ Chương trình thu nhập người lao động chất lượng cao người Malaisia và ngoại quốc được triển khai năm 1995 do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường chủ trì với mục tiêu thu hút các nhà khoa học, người lao động có kỹ năng gốc Malaisia và ngoại quốc đến làm việc tại Malaisia làm việc thoe yêu cầu và chế độ đãi ngộ của Chính Phủ. Những người đến làm việc tại Malaisia, nếu làm tốt sẽ được nhận tiền thưởng sau thời gian làm việc, cấp vé máy bay khứ hồi cho gia đình, được hưởng 30 ngày nghỉ phép hàng năm, các khoản phụ cấp khác gồm có tiền thuê nhà, tiền học cho con cái và tiền đi lại. Trong giai đoạn 1995-1998 chính sách này đã thu dụng được 95 người lao động có trình độ cao (nhà khoa học). Chương trình này được đánh giá là chưa thành công lắm do các điều kiện tuyển dụng chưa thật linh hoạt và điều kiện trong nước chưa phù hợp.

+ Chương trình hồi hương của các chuyên gia người Malaisia ở nước ngoài được triển khai từ năm 2000 là biện pháp lôi kéo các chi thức Malaisia sống ở nước ngoài trở về phục vụ cho tổ quốc, tham gia vào nguồn nhân lực trong nước và thôg qua đó làm tăng chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Mục tiêu của chương trình này là tạo ra lực lượng lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng có trình độ quốc tế, các chính sách của chương trình này gồm:

- Giảm thuế thu nhập đối với lượng kiều hối chuyển về nước trong vòng 02 năm kể từ ngày nhập cư;

- Giảm thuế nhập khẩu cho tất cả đồ dùng cá nhân mang về nước gồm cả 02 xe ô tô cho mỗi gia đình;

- Phê chuẩn chế độ cư chú thường xuyên cho vợ/ chồng, con cái trong vòng 6 tháng sau khi về nước.

Hưởng ứng chính sách này đến tháng 9 năm 2001 đã có 361 đơn đăng ký, trong đó 287 đơn đã vào làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, tài chính kế toán, y học và các ngành khác.

+ Malaisia xác định nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa quyết định để đảm bảo sự chuyển dịch thành công cơ cấu kinh tế từ các hoạt động kinh tế kém hiệu quả sang các ngành nghề hiệu quả cao, xứng tầm với thế giới. Chính vì vậy để chuyển dịch cơ cấu nông thôn thì việc đầu tiên phải làm và tạo ra cho được một nguồn nhân lực mới có chất lượng cao, có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp một cách dễ dàng, từng bước giảm dần hoạt động kinh tế năng suất lao động thấp, sử dụng nhiều lao động và tiền công thấp sang các hoạt động công nghiệp dựa vào vốn và công nghệ cao hơn.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Philipin.

Philipin có kinh nghiệm trong phát triển kỹ năng và tay nghề cho nguồn nhân lực bằng việc triển khai chương trình tổng thể phát triển kỹ năng và tay nghề cho lực lượng lao động đang trong công việc theo phương châm “vừa làm vừa học” trong suốt những năm 2000-2004 để phát triển chất lượng nguồn nhân lực theo đúng yêu cầu của từng ngành. Chương trình được triển khai với 12 ngành nghề cơ bản được ưu tiên, trong đó ưu tiên số một là nông nghiệp và thuỷ sản, số hai là công nghiệp chế biến lương thực phẩm và tiếp theo là các ngành khác. Ttrong từng ngành, ưu tiên số 1 là đào tạo tăng năng lực cho người lao động tiếp cận việc làm với năng suất cao nhất. Để xây dựng và thực hiện được chương trình này Chính Phủ yêu cầu các ngành, lĩnh vực kinh tế phải xác định và đề xuất nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động cần có cho ngành, lĩnh vực.

Để đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong nước có chất lượng cao, Chính Phủ đã triển khai một chương trình học bổng quy mô lớn thuộc những lĩnh vực ưu tiên liên quan đến các khu vực sản xuất vật chất, trong đó có các ngành nông nghiệp, thuỷ sản và các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn. Năm 1994 Luật học bổng khoa học khoa học công nghệ đã được thông qua. Từ đó hàng năm có khoảng 3.500 học bổng đào tạo cấp tú tài về công nghệ dành cho các học sinh trong cả nước. Luật học bổng được ngân sách cấp một khoản kinh phí hàng năm là 300 triệu peso. Chương trình học bổng này dành cho các cấp cử nhân khoa học, kỹ sư

và kỹ thuật viên, sẽ được cấp cho các sinh viên nghèo, nhất là học sinh nông thôn có tài năng. Những người được lựa chọn nhất thiết nằm trong số 5% sinh viên tốt nghiệp đại học xuất sắc nhất, là công dân được sinh ra tại Philippin và có sức khoả, đạo đức tốt. Những người được nhận học bổng phải duy trì được kết quả học tập tốt trong suốt quá trình nhận học bổng và điều kiện tiên quyết là sau khi học xong họ sẽ phải phục vụ đất nước suốt đời ở lĩnh vực đã được đào tạo, mà không được phép chuyển sang ở lĩnh vực khác, trừ các trường hợp ngoại lệ. Kinh nghiệm này được đánh giá là có hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí xã hội dành cho đào tạo và đặc biệt là duy trì được đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn cao.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan.

Thái Lan có kinh nghiệm trong hình thành hệ thống đào tạo nghề và hướng nghiệp với tám chương trình đào tạo với nội dung, thời gian và yêu cầu cần đạt là khác nhau, ứng với từng đối tượng lao động trong các ngành kinh tế. Đào tạo người lao động nông nghiệp được xếp vào loại ngắn hạn, các trường đại học và trung cấp về nông nghiệp có trách nhiệm thực hiện các khoá đào tạo nông dân theo chương trình này. Trong 4 năm từ năm 1984 đến 1988 số nông dân tham gia chương trình đào tạo ngắn hạn đã tăng từ 49,4 ngàn người lên trên 75,6 ngàn người.

Đào tạo nguồn nhân lực bằng ngân sách nhà nước; Chính Phủ Thái Lan thành lập chương trình học bổng quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực và giao cho Bộ Khoa học công nghệ và môi trường triển khai chương trình này. Trong chương trình này tổng số sinh viên Thái Lan đã gửi ra nước ngoài đào tạo trong giai đoạn 1990-2000 là 789 người và tiếp tục trong giai đoạn hiện nay là 1199 người.

Mục tiêu của chương trình này là tạo ra các chuyên gia khoa học và công nghệ hàng đầu trong các liũnh vực được ưu tiên cao nhất gồm công nghệ vật liệu và năng lượng, máy tính và điện tử, khoa học cơ bản và quản lý khoa học và công nghệ. Những người nhận học bổng sẽ trở lại Thái Lan để làm việc trong các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm và các trường đại học, nhằm giải quyết những thiếu hụt nghiêm trọng về cán bộ nghiên cứu và kỹ sư, đồng thời nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho quốc gia.

Triển khai chính sách thu hút người thái có chuyên môn cao trở về nước làm việc. Kinh nghiệm này cũng giống như Malaisia. Chính PHủ thiết lập dự án “ Đảo dòng chất xám” do Cục phát triển khoa học và công nghệ triển khai nhằm lôi kéo những người Thái ở ngoại quốc có chuyên môn cao về nước làm việc. Cục đã làm

việc cùng với các hiệp hội chuyên gia Thái ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản để thu xếp cho các thành viên hiệp hội trở về làm việc lâu dài hay định kỳ tại Thái Lan.

Dự án “Đảo dòng chất xám” được bắt đầu từ năm 1996 và phối hợp với các hiệp hội chuyên gia Thái ở hải ngoại, sẽ cung cấp tài chính để thu hút các chuyên gia người Thái Lan ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản chuyển hẳn hay tạm thời về Thái Lan. 10 năm qua Chính Phủ Thái Lan đã cung cấp 2,2 tỷ bạt cho dự án này. Cục phát triển khoa học và công nghệ đã đề xuất cung cấp một khoản tài chính cho những người muốn vào làm việc trong các cơ quan dân sự nhằm bù đắp những chi phí đào tạo của họ, tổng cộng lên tới 3,5 triệu bạt/người.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và đã làm sụt giảm mạnh việc làm và thu nhập ở khu vực phi nông nghiệp, làm cho một số lượng lớn lao động mất việc làm phải trợ về lại vùng nông thôn. Để đối phó với tình trạng này Bộ Lao Động và phúc lợi xã hội Thái Lan đã ban hành chính sách mới, trong đó đặt trọng tâm vào:

+ Đào tạo lại lao động sản xuất nông nghiệp, cụ thể là lao động cạo mũ cao su, sửa chữa máy móc phục vụ nông nghiệp, trồng và thu hoa nấm, nuôi ong lấy mật, nuôi tằm, chăm sóc, tỉa cành ở các vườn cây ăn quả;

+ Đào tạo lao động cho một số nghề trong phi nông nghiệp mới hình thành trong nông thôn ở giai đoạn này, bao gồm: Chế biến, bảo quản thực phẩm, nghề thủ công mỹ nghệ gia đình và các doanh nghiệp và ở các doanh nghiệp, hướng dẫn viên du lịch;

+ Đào tạo các kỹ năng Makerting và buôn bán sản phẩm nông nghiệp quy mô nhỏ;

+ Hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp nông thôn quy mô vừa và nhỏ nhằm thu hút lực lượng lao động quy về nông thôn. Bên cạnh đó, Phòng phát triển kỹ năng lao động thuộc Bộ Lao động và phúc lợi xã hội Thái Lan đã xây dựng chuẩn quốc gia về kỹ năng lao động với 3 mức độ từ thấp đến cao cho 43 ngành. Nhiều hoạt động như: Cung cấp thông tin việc làm, hội trợ việc làm, hỗ trợ đào tạo, hội thảo về việc làm... cũng được tổ chức nhiều hơn.

Các nước khác ở châu á cũng đang triển khai các chương trình đào tạo nghề cho nguồn nhân lực theo hướng đào tạo cơ bản tại các trường và sau đó đào tạo nâng cao bằng các chương trình ngắn hạn. Chẳng hạn theo cách này Trung Quốc vừa đẩy mạnh giáo dục phổ thông, vừa đẩy mạnh đào tạo nghề sau phổ thông và

gắn với sản xuất để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ngoài ra Trung Quốc còn triển khai chính sách đưa lao động có đào tạo, có tri thức về nông thôn tham gia các hoạt động kinh tế tiêu biểu ở từng vùng, từ đó hỗ trợ thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn, nhất là thu hút lao động có đào tạo về làm việc ở 15 tỉnh khó khăn và chậm phát triển về kinh tế, gồm 12 tỉnh ở miền tây và 2 tỉnh ở Đông Bắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực theo phương thức của Thái Lan và Philipin là:

+ Xảy ra tình trạng thừa lao động kỹ thuật, thiếu các ngành kinh tế tương ứng để thu dụng hết những lao động này như ở Philipin;

+ Thiếu lao động có kỹ thuật cao để cung cấp cho những ngành công nghiệp mới đòi hỏi công nhân có tay nghề cao như ở Thái Lan.

1.3.1.4. Kinh nghiệm Indonesia.

Nghiên cứu cho thấy phát triển nguồn nhân lực ở quốc gia này chưa thực sự thành công, vì vậy kinh nghiệm của Indonesia không có gì lớn, chủ yếu trên một số nét, từ năm 1984, Chính Phủ đã triển khai các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho đất nước với 3 chương trình gồm:

+ Chương trình học bổng cho sinh viên đi học ở nước ngoài; + Chương trình phát triển nhân lực tại chỗ;

+ Chương trình cho các ngành công nghiệp mới.

Các chương trình này nhằm vào tăng cường nhân lực cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp mới của đất nước. Bằng các chương trình trên Chính Phủ Indonesia đã thực hiện mục tiêu tăng số lượng kỹ sư trình độ đại học các lĩnh vực lên 12.000 người trong khoảng từ năm 1987-1995. Ngân hành thế giới (WB) đã ủng hộ kế hoạch này và cung cấp cho Chính Phủ một khoản vay để đưa khoảng 1.350 cán bộ của các viên nghiên cứu của Chính Phủ ra nước ngoài để tiếp thu các kỹ năng khoa học. Họ được gửi đến các trường đại học và các viện nghiên cứu ở Nhật Bản (khoảng 300 sinh viên), Mỹ và các nước Châu âu tiên tiến. Tuy nhiên chương trình của Ngân hàng thế giới đã dừng vào năm 1989, do vậy Chính Phủ Inđonesia đã đề nghị Chính Phủ Nhật Bản một khoảng tài trợ ODA giống như Ngân hàng thế giới để tiếp tục duy trì chương trình đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài.

Chương trình phát triển nguồn nhân lực do Quỹ hợp tác Kinh tế hải ngoại của Nhật Bản tài trợ được bắt đầu từ năm 1988 nhằm đào tạo 400 chuyên gia theo các nội dung giống như chương trình trên.

Chương trình thứ 3 nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng cho phát triển nguồn nhân lực của Indonesia. Ngoài ra một trong những chiến lược nâng cao vai trò của các nhà nghiên cứu được Chính Phủ và các nhà khoa học thảo luận sôi nổi là đẩy mạnh chuyển giao công nghệ từ phòng thí nghiệm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

+ Những hạn chế trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của Indonesia: - Các trường đại học của Indonesia chưa tạo ra được một môi trường nghiên cứu, họ chỉ tập trung vào giảng dạy và nhiều trường hợp không nghiên cứu. Các giảng viên đại học không có năng lực nghiên cứu, nhiều giảng viên chuyển việc nghiên cứu cho sinh viên của họ mà chẳng ngó ngàng gì tới. Kết quả là họ không thể giải quyết được những vấn đề thực tiễn về nhân lực chủ yếu của riêng họ.

- Chính sách đào tạo không hiệu quả như chương trình giảng dạy ở đại học, thời gian lên lớp quấ nhiều, hệ thống đánh giá không phù hợp.

- Đầu tư tài chính thấp khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc thuê nhân viên có trình độ;

- Thiếu sự gắn kết với khu vực tư nhân (doanh nghiệp) trong phát triển nguồn nhân lực, hậu quả là các chương trình đào tạo nguồn nhân lực đã không đáp ứng các đòi hỏi của các công ty và các ngành công nghiệp mà chủ yếu chỉ thực hiện các ý tưởng của những nhà quản lý và chính trị.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 32)