Chưa tốt nghiệp tiểu học

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 64 - 65)

- Nhân lực y tế: Nhân lực y tế có vai trị quan trọng trong cơng tác khám,

2 Chưa tốt nghiệp tiểu học

3 Tiểu học 31,39 25,91

4 Trung học cơ sở 49,43 53,19

5 THPT 15,42 18,53

(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang)

* Hai là: Công tác đào tạo nghề.

+ Hệ thống đào tạo nghề: Giai đoạn (2001-2010), công tác đào tạo nhân

lực, phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã được phục hồi và có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được phát triển nhanh.

Tính đến nay, tồn tỉnh có 82 cơ sở đào tạo nghề, tăng 76 cơ sở dạy nghề so với năm 2000; trong đó: Thành lập mới 40 cơ sở dạy nghề (2 trường Trung cấp nghề, 38 Trung tâm dạy nghề); bổ sung chức năng dạy nghề và đổi tên 9 Trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề; đăng ký hoạt động dạy nghề cho 16 doanh nghiệp và 11 cơ sở khác.

Phân theo cơ quan quản lý: Cơ sở dạy nghề do Trung ương quản lý 6 cơ sở; cơ sở dạy nghề do địa phương quản lý 76 cơ sở. Phân theo loại hình cơ sở dạy nghề: Trường Cao đẳng nghề 1 trường, trường Trung cấp nghề 4 trường, Trung tâm dạy nghề 27 trung tâm, trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp có dạy nghề 05 trường; Trung tâm giáo dục thường xuyên- Dạy nghề 9 trung tâm, cơ sở khác có dạy nghề 36 cơ sở.

+ Tổ chức đào tạo nghề: Trong những năm gần đây, ngồi mơ hình dạy

nghề truyền thống tập trung tại các trường, các trung tâm dạy nghề; các cơ sở dạy nghề đã phát triển các mơ hình dạy nghề rất năng động, linh hoạt, phù hợp yêu cầu thực tế như: Dạy nghề lưu động tại các xã, thôn bản; dạy nghề kèm cặp tại các doanh nghiệp, dạy nghề theo phương pháp truyền nghề tại các làng nghề truyền thống; dạy nghề theo hình thức hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật; dạy nghề theo địa chỉ gắn với tạo việc làm...

Các hình thức dạy nghề cũng được phát triển đa dạng và phong phú như: Dạy nghề tại doanh nghiệp, dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, người tàn tật, người nghèo, thanh niên dân tộc thiểu số...

Tồn tỉnh có 12 doanh nghiệp thành lập trung tâm dạy nghề trực thuộc, 09 doanh nghiệp trực tiếp đăng ký tham gia hoạt động dạy nghề. Các doanh nghiệp đã chủ động tổ chức dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề, chuyển giao công nghệ cho người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp. Hầu hết học sinh học nghề tại doanh nghiệp được thực hành trên những dây truyền sản xuất thực tế nên sau khi tốt nghiệp có việc làm và có thể bắt tay ngay vào cơng việc.

Các cơ sở dạy nghề đã từng bước chú ý đến việc giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đào tạo bằng các hình thức như: ký hợp đồng đào tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi tốt nghiệp, mời các doanh nghiệp về cơ sở tuyển dụng sau mỗi khóa học....tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bắc giang (Trang 64 - 65)