1. 2.4 Hoạt động của đội ngũ công chức hành chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục trên phạm vi rộng và mang tính phức tạp
2.2.2. Đánh giá về đội ngũ cán bộ, công chức hành chính
2.2.2.I. Nhận xét chung
a) Ưu điểm
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đều giữ vững lập trường tư tưởng, phẩm chất đạo đức, luôn trung thành và tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo. Có ý thức tôn trọng và biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ được mối liên hệ tốt với nhân dân, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đại đa số cán bộ, công chức luôn cần cù, chịu khó học hỏi, đổi mới tư duy, phấn đấu vươn lên thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn, tạo bước chuyển quan trọng về kinh tế - xã hội góp phần ổn định chính trị và thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Trong hai năm gần đây, từ khi thực hiện Đề án về đào tạo - thu hút cán bộ và phát triển nguồn nhân lực, công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm thực hiện, nhiều chính sách thiết thực có ý nghĩa được áp dụng, cấp ủy và lãnh đạo các cơ quan đơn vị cũng có sự quan tâm hơn đến việc nâng cao trình độ, năng lực cho công chức. Do đó, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của tỉnh ngày nay đã được trang bị khá cơ bản về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.
Trong tình hình chung hiện nay, kinh tế - xã hội không ổn định, các cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị hường, vấn đề chính sách tiền lương, phụ cấp cũng như các chế độ đãi ngộ cho cán
đức, tư cách và lối sống lành mạnh, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
b) Hạn chế
Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa thật sự ổn định, tính chuyên nghiệp hóa còn thấp, còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ; công tác quản lý, điều hành... Một số ngành mũi nhọn còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu như: lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý kinh tế... Bên cạnh đó, hiện tượng "chảy máu chất xám" đã xuất hiện ở một số ngành; tình trạng vừa thiếu người có năng lực, tận tụy với công việc, vừa thừa người thụ động không làm được việc vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả.
Tỉnh Bình Phước thiếu các chuyên gia vừa có trình độ chuyên môn cao, năng lực thực tiễn cả ở lĩnh vực khoa học và quản lý kinh tế, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển của tỉnh. Có thể nói đây là mặt yếu kém nhất của tỉnh trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chưa được quan tâm thích đáng, bố trí cán bộ chủ yếu vẫn theo tình huống nên tình trạng hụt hẫng giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến, thiếu cán bộ, công chức hành chính nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao.
Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa được đào tạo bài bản, đa số trình độ chuyên môn đại học tại chức, từ xa; các chứng chỉ, bằng cấp về tin học, ngoại ngữ mang tính hợp thức hóa.
Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trẻ có kiến thức, trình độ học Yấn cao, nhưng còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý; chậm được phát hiện và bồi dưỡng đào tạo để đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí tương xứng.
chức hành chính, cũng như cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện, thị.
Còn một bộ phận cán bộ, công chức hành chính sa sút về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm kém, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, hách dịch sách nhiễu nhân dân nhất là ở các lĩnh vực cấp giấy phép, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai... Điều này xuất phát từ yêu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh do mới được tái lập nên nhiều công trình, dự án, đề án, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công, đến việc tiếp khách, hội họp, liên hoan và việc đi lại của cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh Bình Phước về Bình Dương hàng tuần tốn kém tiền của của dân.
Ngoài ra, một số cán bộ, công chức có những hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức, lối sống và pháp luật. Chỉ tính trong 03 năm từ năm 2006-2008, toàn tỉnh xảy ra 15 vụ với 42 bị can liên quan đến các tội phạm về chức vụ.
Vấn đề văn hóa công sở cũng rất đáng lưu ý, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức hành chính thiếu trách nhiệm trước dân, năng lực còn hạn chế, chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thái độ quan liêu, hách dịch cửa quyền đối với nhân dân làm trở ngại đến tiến trình cải cách hành chính và hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tư tưởng cục bộ, bè phái trong nội bộ, ý thức tổ chức kỷ luật trong cơ quan nhiều nơi còn buông lỏng, một số công chức hành chính đi muộn, về sớm. Việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ còn chưa nghiêm. Mối quan hệ giữa cán bộ, công chức trong công việc, các chuẩn mực xử sự, nghi thức tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, ảnh hưởng hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
Tình trạng lãng phí tài sản nhà nước, lãng phí thời gian công sở vẫn chưa được khắc phục; sử dụng xe công không đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (quy định tại Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày
dụng xe công đưa rước từ nơi làm việc về nhà và ngược lại, vấn đề công tác phí còn nhiều bất cập không phù hợp với thực tế.
Công tác cán bộ còn nhiều bất cập, việc lựa chọn cán bộ vào các vị trí quan trọng, đứng đầu vẫn tiếp tục còn thiếu dân chủ, công khai, minh bạch. Việc xử lý vi phạm đạo đức cán bộ chưa nghiêm, chưa đồng bộ; công tác giáo dục chính trị tư tưởng chậm đổi mới, nội dung và phương pháp lạc hậu, thiếu tính thuyết phục. Một số nơi việc nhận xét, đánh giá cán bộ chưa đi và thực chất, còn mang tính hình thức cho nên cán bộ đưa vào quy hoạch chưa đạt chuẩn theo quy định.