1. 2.4 Hoạt động của đội ngũ công chức hành chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục trên phạm vi rộng và mang tính phức tạp
13.2.2. Hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức đang ngày càng hoàn thiện
thiện
Sự thể chế hóa đường lối, chính sách cán bộ của Đảng trong tình hình mới, được đánh dấu từ Pháp lệnh cán bộ, công chức do ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/02/1998 được sửa đổi hai lần năm 2000, 2003 là cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng hết lịng phục vụ nhân dân. Trên cơ sở đó Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện khung văn bản pháp quy để hướng dẫn thực hiện; gồm các nghị định, quyết định, chỉ thị về công tác quản lý, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch công chức; về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; về tiền lương, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức...
Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan cũng kịp thời ban hành các quyết định, thông tư hướng dẫn tổ chức, thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý và sử dụng cán bộ, cơng chức, góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính ngày càng trong sạch vững mạnh.
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 vừa được ban hành là cơ sở quan trọng để phân định rõ đối tượng và địa vị pháp lý cán bộ, công chức tạo điều kiện cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý cán bộ, cơng chức nói chung.
Như vậy, cho đến nay đã hình thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, cơng chức trong khu vực hành chính (bao gồm cả cơng chức cấp xã), khu vực sự nghiệp; đồng thời giúp cho các cơ quan nhà nước xây dựng nguồn nhân lực bổ sung (công chức dự bị) cho khu vực hành chính. Cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức và dự bị đã được thực hiện trong phạm vi cả nước. Nhiều Bộ, ngành đã thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và triển khai chế độ công chức dự bị trong các cơ quan hành chính, chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, công chức cấp xã đã được tổ chức sắp xếp, bố trí lại theo quy định mới. Kết quả cụ thể như sau: phân loại rõ đối tượng công chức hành chính với viên chức sự nghiệp; đưa cán bộ cơ sở cấp xã, phường vào thuộc diện đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức; đã và đang tiến tới phân cấp mạnh hơn trong việc quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh việc phân loại đối tượng, phân cấp quản lý cán bộ, cơng chức là việc cụ thể hóa các quy định tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm đối với đội ngũ công chức và ban hành mới các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ gắn với từng ngành, từng loại cơng chức, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.
I.3.2.3. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tạo điều kiện cho cán bộ, cơng chức nâng cao trình độ về mọi mặt
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng và vật liệu mới... đã đưa thế giới bước vào một giai đoạn mới với những bước nhảy vọt về nhiều phương tiện để nâng cao đời sống tinh thần và vật chất. Mọi quốc gia đều phải coi trọng phát triển dân
trí. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhờ thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, đã và đang làm thay đổi quan hệ giữa các quốc gia, tạo tiền đề quan trọng cho việc mở rộng sự phân công họp tác lao động và các vấn đề khác trên toàn thế giới.
Mở cửa hội nhập trên mọi lĩnh vực giúp cho chúng ta có cơ hội học hỏi những thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như những thành tựu phát triển của khoa học xã hội, khoa học quản lý, khoa học nhân sự, về sự sắp xếp khoa học của bộ máy nhà nước... Giúp cho cán bộ, cơng chức có cơ hội tiếp cận, giao lưu với nền tri thức phát triển, học hỏi tiến bộ của họ để áp dụng, vận dụng. Đồng thời chính sự phát triển của xã hội đặt ra u cầu cán bộ, cơng chức có nhận thức sâu sắc về việc nâng cao trình độ, tự bản thân mỗi người phải có sự tìm tịi học hỏi, vươn lên đáp ứng u cầu phát triển.
Những thành tựu bước đầu quan trọng của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước đến thời cơ phát triển mới. Đất nước ta đã và đang có những tiền đề cơ bản đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với kinh tế thế giới. Riêng trong lĩnh vực chính trị, những đổi mới trong tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị mấy năm qua đã tạo đà và đem lại nhiều kinh nghiệm quý để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hệ thống chính trị, trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong những năm tới.