Một số mô hình nghiên cứu về tác động của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 32)

- 1.2.2.3 Mối quan hệ gi ữa ROA và ROE:

1.4. Một số mô hình nghiên cứu về tác động của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng

nhất với nhau. Thanh khoản hỗ trợ đắc lực cho lợi nhuận và lợi nhuận cũng hỗ trợ lại thanh khoản. Quản trị ngân hàng nên tối đa hoá giá trị vốn đầu tư, trong đó cần cân nhắc đến sự dung hoà giữa thanh khoản và lợi nhuận.

1.4. Một số mơ hình nghiên cứu về tác động của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng hàng

Yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại thường được phân chia thành hai nhóm yếu tố: yếu tố bên trong và bên ngoài. Yếu tố bên trong tập trung vào các yếu tố nội tại của ngân hàng như quy mô vốn (capital size), quy mô tiền gửi khách hàng (deposit size), quy mô và thành phần danh mục cho vay (size and components of credit portfolio), chất lượng quản lý (management quality), … và yếu tố bên ngoài xem xét đến các yếu tố xuất phát từ kinh tế vĩ mô và ngành như chính sách lãi suất, mức độ rủi ro của ngành... Demirguc-Kunt (1998) nghiên cứu về mối quan hệ tích cực giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận. Havrylchyk và cộng sự (2006) tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa quy mơ vốn và lợi nhuận của các ngân hàng. Miller và Noulas (1997) cho thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận.

Tại Việt Nam, đã có một số các nghiên cứu về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam, ví dụ như: Bài viết “Yếu tố quyết định đến lợi nhuận các ngân hàng niêm yết” của ThS. Phan Thị Hằng Nga, được đăng trên Tạp chí cơng nghệ ngân hàng số 68, phát hành tháng 11/2011, với mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010, thơng qua việc ước lượng mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm

yết chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tiền gửi của khách hàng, cấp độ rủi ro và dư nợ cho vay.

Tính thanh khoản thường chỉ đóng vai trị là biến kiểm soát trong các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng như Bourke (1989) tìm thấy một số bằng chứng về một mối quan hệ tích cực giữa tài sản thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng cho 90 ngân hàng ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc 1972-1981; Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” (Ngơ Phương Khanh, 2013) cho thấy: có mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011.

Hai nghiên cứu dưới đây sẽ xem xét tính thanh khoản (thơng qua chỉ số Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LA)) với vai trò là biến giải thích cho mơ hình nghiên cứu về Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng:

Étienne Bordeleau and Christopher Graham (2010): Nghiên cứu trình bày bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng cho mẫu các ngân hàng ở Mỹ và Canada trong giai đoạn 1997-2009.

Mô tả các biến:

Πi,t: lợi nhuận của ngân hàng i tại thời điểm t

lai,t-1: tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm (t-1)

stfundingi,t: tỷ lệ vốn ngắn hạn của ngân hàng i tại thời điểm t gdpi,t: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tại thời điểm t

Kết quả nghiên cứu:

Lợi nhuận của ngân hàng được cải thiện đối với các ngân hàng nắm giữ một số lượng tài sản có tính thanh khoản; tuy nhiên, có một điểm mà tại đó, việc tiếp tục nắm giữ thêm tài sản có tính thanh khoản sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Mối quan hệ giữa tài sản có tính thanh khoản và lợi nhuận phụ thuộc vào mơ hình kinh doanh của ngân hàng và rủi ro của thị trường vốn. Việc áp dụng mơ hình kinh doanh truyền thống (tức là huy động và cho vay) cho phép ngân hàng tối ưu hoá lợi nhuận với một mức độ nắm giữ tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Tương tự như vậy, khi thị trường vốn khơng q khó khăn, các ngân hàng cần giữ một lượng thấp các tài sản có tính thanh khoản để tối đa hoá lợi nhuận.

Để tối đa hoá lợi nhuận, các ngân hàng Canada cần nắm giữ tài sản có tính thanh khoản ít hơn so với các ngân hàng của Mỹ.

Từ góc độ chính sách, các nhà hoạch định chính sách đưa ra các tiêu chuẩn mới thiết lập một mức độ nắm giữ tài sản có tính thanh khoản thích hợp, giúp đảm bảo cho sự ổn định tài chính. Các kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này khuyến nghị họ cần phải cân nhắc đến sự cân bằng giữa khả năng phục hồi trước những cú shock thanh khoản và chi phí nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản nhưng thu nhập thấp.

Mahshid Shahchera (International Conference on Management, Behavioral Sciences and Economics Issues (ICMBSE'2012) Penang, Malaysia): Nghiên cứu

phân tích tác động của tài sản thanh khoản được nắm giữ đối với lợi nhuận ngân hàng cho 1 mẫu gồm 17 ngân hàng thương mại ở Iran trong giai đoạn từ 2002- 2009.

Mô tả các biến:

Πi,t: lợi nhuận của ngân hàng i tại thời điểm t Πi,t-1: lợi nhuận của ngân hàng i tại thời điểm (t-1)

lai,t: tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t Bcc: chu kỳ kinh doanh

Loan: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản Deposit: tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản

Bcc*Regulation: Thể hiện sự tương tác giữa chu kỳ kinh doanh và mức độ quản lý của nhà nước đối với các ngân hàng. Dữ liệu của hệ số đo lường mức độ quản lý này có nguồn gốc từ chỉ số tự do kinh tế của Viện Fraser 2000-2009.

Kết quả nghiên cứu:

Lợi nhuận của ngân hàng được cải thiện đối với các ngân hàng nắm giữ một số lượng tài sản có tính thanh khoản; tuy nhiên, có một điểm mà tại đó, việc nắm giữ thêm tài sản có tính thanh khoản sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả này tương tự như kết quả thu được từ nghiên cứu của Étienne Bordeleau and Christopher Graham (2010).

Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đồng biến với lợi nhuận ngân hàng.

Chu kỳ kinh doanh được đánh giá là có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê. Hệ số đo lường mức độ quản lý của nhà nước đối với các ngân hàng được đánh giá là tác động tiêu cực và có ý nghĩa. Nếu cơ quan quản lý làm giảm những hạn chế đối với các ngân hàng, các ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro hơn, do đó sẽ có được lợi nhuận cao hơn.

Tóm lại : Nghiên cứu của Mahshid Shahchera đã nghiên cứu về tác động của thanh

khoản đến lợi nhuận ngân hàng trong một quốc gia đặc thù, còn nghiên cứu của Étienne Bordeleau and Christopher Graham (2010) lại nghiên cứu tác động này trong hai quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, ở cả hai nghiên cứu này, kết quả nhận được đều cho thấy có mối quan hệ tương tác giữa thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng. Kế thừa và áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, một quốc gia đang phát triển với hệ thống ngân hàng còn non trẻ, quản trị ngân hàng nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng đang từng bước hội nhập và hồn thiện, tác giả mong muốn thơng qua việc thiết lập một mơ hình nghiên cứu tương tự để kiểm chứng xem mối quan hệ giữa hai yếu tố này có tương đồng với kết quả đạt được từ những nghiên cứu ở các nước có nền kinh tế phát triển hơn hay không?

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w