3.2.3.4 Cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 86)

Việc mất cân đối trong cơ cấu tài sản nợ và tài sản có là một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là mất cân đối trong kỳ hạn của hai khoản mục này. Thực tế hiện nay các ngân hàng vẫn chủ yếu huy động ở các kỳ hạn ngắn hơn là các kỳ hạn dài, thể hiện thông qua việc họ thường xuyên niêm yết lãi suất ngắn hạn ở mức cao hơn các kỳ hạn trên 12 tháng. Điều này có thể lý giải một phần là do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của NHNN trong những năm gần đây, khi ngân hàng này thường xuyên thay đổi các lãi suất chủ chốt. Từ đó, các ngân hàng buộc phải điều chỉnh kịp thời biểu lãi suất của đơn vị mình cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong mơi trường lạm phát cao và khó dự đốn như hiện nay, cả người gửi tiền và ngân hàng đều không muốn thực hiện các hợp đồng dài hạn với lãi suất danh nghĩa cố định. Do đó, các khoản tiền huy động của NHTM thường là ngắn hạn và tạo ra sự lệch pha kỳ hạn giữa các khoản tiền gửi và cho vay. Về phía sử dụng nguồn vốn, các ngân hàng lại thường tài trợ cho các dự án trung và dài hạn hơn, vì trong cơ cấu tín dụng của mình, phần vốn vay cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn

để cho vay trung dài hạn (tùy loại hình TCTD, nhưng quy định mức cao nhất hiện nay là 30%) với tỷ trọng lớn như vậy đã làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát chặt chẽ dịng tiền ra, dịng tiền vào của mình. Khi các khoản huy động đến hạn cùng một lúc, mà ngân hàng chưa kịp thu hồi vốn vay nhằm giải quyết việc rút vốn này sẽ là một áp lực lớn về thanh khoản đối với các ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc mất cân đối trong cơ cấu kỳ hạn này cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với lợi nhuận của ngân hàng. Khi có một biến động về lãi suất trên thị trường, sự điều chỉnh đối với các kỳ hạn ngắn thường thực hiện dễ dàng hơn đối với các kỳ hạn dài, nguồn thu từ hoạt động sử dụng vốn (thường là dài hạn) khi đó sẽ khơng được điều chỉnh kịp thời so với các chi phí bỏ ra từ hoạt động huy động vốn (thường ở kỳ hạn ngắn) sẽ tạo ra sự chênh lệch về nguồn thu của ngân hàng, điều này có thể sẽ có lợi với ngân hàng trong trường hợp lãi suất huy động giảm và bất lợi với ngân hàng trong trường hợp ngược lại.

Do đó, các ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản có của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Cụ thể là các ngân hàng cần cơ cấu một cách hợp lý và cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường 1 (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư; cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn); điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng);… Để có thể thực hiện điều này, đối với nguồn vốn huy động, các ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất,… đặc biệt các ngân hàng nên loại bỏ dần sản phẩm huy động được phép rút trước hạn để tạo nên nguồn cung ổn định cho thanh khoản của ngân hàng. Về việc sử dụng nguồn vốn, các ngân hàng nên điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng.

3.2.3.5. Đảm bảo duy trì dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp

Dự trữ sơ cấp (Primary Reserves) bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tại các ngân hàng khác; Dự trữ thứ cấp (Secondary Reserves) là dự trữ khơng tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khốn, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi và nhanh nhất đến mức có thể. Các giấy tờ có giá loại này gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu NHNN và các giấy nợ ngắn hạn khác.

Như đã phân tích ở trên, hiện nay, tiền gửi tại NHNN của các ngân hàng thương mại Việt Nam thường chỉ để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHNN quy định. Trong khi, nếu có sự cố về thanh khoản xảy ra, thì đây chính là nguồn vốn giải quyết nhu cầu thanh toán kịp thời cho ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thương mại nên tính tốn, dự báo nhu cầu rút tiền của khách hàng hàng ngày, để xây dựng một tỷ lệ dự trữ sơ cấp đảm bảo cho nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, hiện nay, tỷ lệ nắm giữ các giấy tờ có giá do nhà nước phát hành như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước,… của ngân hàng còn thấp, và cơ cấu các loại chứng khoán ngắn hạn trong danh mục đầu tư của các ngân hàng vẫn chưa được chú trọng. Trong khi đó, đây là những loại tài sản có tính thanh khoản cao trên thị trường, các ngân hàng có thể thực hiện việc chiết khấu các giấy tờ có giá tại NHNN một cách dễ dàng khi có nhu cầu huy động nguồn vốn lớn và nhanh, mà việc huy động trên thị trường 1 không đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra, trước những biến động phức tạp của thị trường trong thời gian qua, nhất là trước tình hình nợ xấu gia tăng, lợi nhuận thu được từ trái phiếu chính phủ có tính ổn định cao cũng góp phần khơng nhỏ vào nguồn thu của ngân hàng. Rõ ràng, việc đảm bảo tỷ lệ dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp hợp lý, đồng thời với việc đa dạng hóa danh mục chứng khốn đầu tư sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận và sự an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong một thị trường tài chính nhiều biến động như hiện nay.

3.2.3.6. Gia tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng đóng góp vào lợi nhuận

Hầu hết nguồn thu của các NHTM Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào tín dụng rất lớn. Tỷ lệ nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng nguồn thu của ngân hàng là phổ

biến. Việc này dẫn đến rủi ro cho nhiều ngân hàng khi hoạt động tín dụng bị cầm chừng, nợ xấu gia tăng, việc thu hồi nợ khó khăn,… Một mặt gây áp lực lên thanh khoản của ngân hàng khi ngân hàng khơng có đủ nguồn vốn để thanh tốn các khoản nợ đến hạn, mặt khác làm giảm lợi nhuận của ngân hàng khi nguồn thu từ hoạt động này giảm sút, việc trích lập dự phịng thì lại gia tăng,… Trong thời gian qua, lợi nhuận của các ngân hàng có nguồn thu lớn từ các hoạt động phi tín dụng (như VCB, Vietinbank, ACB, Eximbank,…) vẫn ổn định vì bên cạnh hoạt động tín dụng, các ngân hàng này còn tập trung phát triển các dịch vụ khác, đa dạng hóa danh mục các sản phẩm, đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ điện tử hiện đại,… Đây là xu hướng các ngân hàng thương mại Việt Nam nên hướng đến trong giai đoạn phát triển tiếp theo của mình, khi mà hiện nay, việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, thị phần của các ngân hàng bị chia nhỏ, khách hàng có nhiều lựa chọn cho cả nguồn vốn nhàn rỗi lẫn nguồn vốn cần được tài trợ; việc các ngân hàng quá chú trọng khai thác, tập trung vào các sản phẩm tín dụng sẽ đặt gánh nặng lên nguồn thu từ hoạt động này, từ đó có thể gây ra áp lực tăng trưởng tín dụng mà khơng quan tâm đến chất lượng tín dụng, đây là khởi nguồn của việc gia tăng nợ xấu trong giai đoạn vừa qua của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w