Lãi suất cơ bản năm 2008-2010

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 43)

15.00% 14.00% 13.00% 12.00% 12.00% 11.00% 10.00% 10.00% 9.00% 8.00% 8.75% 8.50% 8.25% 7.00% 5.00% 0.00%

ngân hàng này vừa chủ động hơn về nguồn vốn huy động, vừa tiết kiệm chi phí hơn do được hưởng mức lãi suất tốt hơn thông qua nghiệp vụ này của NHNN.

(Nguồn: Tổng hợp và tính tốn của tác giả từ thuyết minh BCTC của các NHTM)

2.2.1.2. Lãi suất diễn biến phức tạp

Năm 2008, thị trường trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá,… Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt nửa đầu năm và chuyển dần sang nới lỏng một các cẩn trọng những tháng cuối năm. Tính chung cả năm, NHNN đã ba lần tăng và năm lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu cũng được điều chỉnh tương ứng.

Việc cạnh tranh lãi suất huy động của các ngân hàng trở nên gay gắt khi NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất, phát hành tín phiếu bắt buộc, đã làm ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng có quy mơ nhỏ. Biểu hiện của vấn đề này chính là việc các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, phát triển nhiều sản phẩm huy vốn mới, áp dụng nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn, tăng thời gian giao dịch để huy động vốn,… Có trường hợp, lãi suất huy động trong dân cư lên tới 19%/năm (SeABank). Sau nhiều cuộc họp của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng và sự can thiệp của NHNN như quy định trần lãi suất huy động, cấm các hình thức khuyến mãi làm tăng trần lãi suất,… thì lãi suất huy động những tháng cuối năm 2008 đã được đưa về quanh mốc 9%/năm và tương đối ổn định trong suốt năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2010, việc Techcombank vượt trần lãi suất huy động đã một lần nữa làm gia tăng sự cạnh tranh về lãi suất huy động giữa các NHTM. Thực trạng này đã làm cho thị trường huy động vốn có những lúc trở nên căng thẳng. Các ngân hàng tìm mọi cách thu hút nguồn vốn huy động từ khách hàng là tổ chức và dân cư thơng qua chính sách lãi suất. Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của lạm phát, việc huy động vốn của các ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn. Năm 2008, tỷ lệ lạm phát trung bình của năm là 22.97%, mức lạm phát ở thực phẩm đã lên đến 40%. Khi lạm phát tăng cao, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tăng, nhưng mức lãi suất khách hàng nhận được chưa thể ngang bằng với tốc độ trượt giá, do đó người gửi tiền sẽ bị thiệt hại do lãi suất thực âm; thêm vào đó, tâm lý người dân lo ngại trước việc lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, nên họ có xu hướng chuyển dịch qua các kênh đầu tư an toàn và ổn định hơn như vàng hay ngoại tệ thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng. Từ đó dịng vốn chảy vào ngân hàng khơng được như mong đợi. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất huy động lên quá cao cũng thể hiện sự thiếu hụt nguồn vốn của ngân hàng, một bộ phận khách hàng do đó khơng tin tưởng vào khả năng thanh tốn của các ngân hàng có quy mơ nhỏ, họ chọn gửi tiền vào những ngân hàng lớn, có uy tín hơn để đảm bảo an tồn cho khoản tiền gửi của mình. Nhìn vào hình 2.7, có thể thấy

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w