2.4.4 Kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 71)

Kết quả thống kê mô tả:

Bảng 2.4: Các thông số thống kê mơ tả Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ

nhất Giá trị lớn nhất ROA i, t 0.0127392 0.0078224 0.0001088 0.0554257 LA i, t-1 0.2677815 0.1087367 0.033777 0.610376 LA2 i, t-1 0.083425 0.0679773 0.001141 0.372559 CPI i, t 0.108025 0.0473473 0.0652 0.1813 ∆GDPi, t 0.05755 0.0067078 0.0503 0.0678

(Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mềm stata)

Phân tích tương quan:

Bảng 2.5: Phân tích tương quan ROA i,t LA i,t-1 LA2

i,t-1 CPI i,t ∆GDPi,t ROA i,t 1.0000 LA i,t-1 -0.1095 1.0000 LA2 i,t-1 -0.0721 0.9622 1.0000 CPI i,t 0.0784 -0.0296 -0.0619 1.0000 ∆GDPi,t 0.1967 0.0183 0.0258 0.5336 1.0000

(Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mềm stata)

Dựa vào bảng phân tích tương quan trên ta thấy:

 Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản ngân hàng i năm t-1 và bình phương tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản ngân hàng i năm t-1 có tương quan ngược chiều với tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t.

 Tỷ lệ tăng trưởng GDP ngân hàng i năm t và tỷ lệ lạm phát ngân hàng i năm t có tương quan cùng chiều với tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t.

Theo Richard Blundell & Stephen Bond (1998), thì nghiên cứu thuộc dạng mơ hình với số liệu dạng bảng động (Dynamic panel data) và với biến trễ của biến phụ thuộc (ROA i, t-1) đóng vai trị là biến độc lập. Vậy, với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t (ROA i, t), nghiên cứu dùng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng động để kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích trong mơ hình và được kết quả như sau :

Bảng 2.6: Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích

ROA i,t Hệ số hồi qui

Sai số

chuẩn z P > │z│ Khoảng tin cậy 95% ROA i,t-1 -0.1653661 0.1391951 -1.19 0.235 -0.4381836 0.1074513 LA i,t-1 -0.0614671 0.0289179 -2.13 0.034** -0.1181451 -0.004789 LA2 i,t-1 0.0951702 0.0435616 2.18 0.029** 0.0097911 0.1805493 CPI i,t 0.029352 0.0120102 2.44 0.015** 0.0058125 0.0528916 ∆GDPi,t 0.3017329 0.0779894 3.87 0.000*** 0.1488764 0.4545894 Hằng số 0.0013493 0.006228 0.22 0.828 -0.0108573 0.013556

Ghi chú: (**): có ý nghĩa ở mức 5%; (***): có ý nghĩa ở mức 1% (Nguồn: Tính tốn của tác giả từ phần mềm stata)

Phương trình hồi quy :

ROA = 0.001 - 0.061 LA i,t-1 + 0.095 LA2

i, t-1 + 0.302 GDPi,t + 0.029 CPIi, t + εi, t

Kết quả tương quan và hồi quy

 Biến tỷ suất sinh lợi ngân hàng trong quá khứ với độ trễ 1 năm (ROAi,t-1): Với mức ý nghĩa 5%, biến tỷ suất sinh lợi ngân hàng trong quá khứ với độ trễ 1 năm (ROAi,t-1) có tác động khá mạnh đến biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t nhưng khơng có ý nghĩa. Vì vậy, xét trong giai đoạn nghiên cứu thì chưa đủ cơ sở để khẳng

định biến này có ý nghĩa tại Việt Nam. Thông qua chỉ số ROAi,t-1, chưa thể kết luận về tính cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này.

 Nhóm các biến vĩ mơ :

- Tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều nhưng không cao (0.029) đối với tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, với mức ý nghĩa 5% và với số liệu thu thập được, đề tài đủ cơ sở để kết luận rằng tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi ngân hàng.

- Tỷ lệ tăng trưởng GDP: Biến này tác động cùng chiều mạnh nhất (0.302) với tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Thực tế trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ tăng trưởng GDP có quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của hầu hết các ngân hàng, cụ thể: năm 2009 đạt thấp, năm 2010 và 2011 tăng mạnh, đến năm 2012 lại giảm đột biến. Vậy, với mức ý nghĩa 1% và với số liệu thu thập được, đề tài đủ cơ sở để kết luận rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều mạnh nhất (0.302) với tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t.

Dựa vào thực tiễn Việt Nam, điều này có thể được giải thích như sau : Ngân hàng được xem là kênh dẫn vốn của nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào tín dụng, nhất là từ năm 2010 trở về trước. Các doanh nghiệp thơng qua nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng để huy động nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi sản xuất phát triển, doanh nghiệp phục hồi, sẽ góp phần tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng GDP. Do đó, lợi nhuận ngân hàng có xu hướng gia tăng trong những năm kinh tế tăng trưởng và ngược lại. Năm 2012, kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế, nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mơ cịn lớn, tỷ lệ nợ xấu cao, sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, đời sống nhân dân chưa được cải thiện… công tác huy động vốn và cho vay của các ngân hàng do đó gặp nhiều trở ngại, gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận các ngân hàng. Trong năm này, tăng trưởng kinh tế GDP chỉ tăng 5,03%, thấp hơn so với ba năm trước đó. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của mơ hình. Việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng là cần thiết, nhưng quan trọng hơn vẫn là tập trung nâng cao chất lượng và hiệu

quả vốn tín dụng nói riêng và đầu tư nói chung, vì bên cạnh tăng trưởng tín dụng cịn phải xét đến yếu tố lạm phát. Trong những năm qua, lạm phát đã được kiểm soát, song rủi ro vẫn tiềm ẩn, trong khi tăng trưởng kinh tế đã có phần chậm lại. Hướng tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý là phải đưa vốn vào đúng đối tượng, vào những nơi có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất gia tăng, giải phóng hàng tồn kho, đẩy mạnh kích cầu (nhất là tín dụng tiêu dùng).

 Nhóm biến tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản và bình phương tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản

- Biến tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản ngân hàng i năm t-1 (LA i,t-1) có tác động ngược chiều (-0.061) với tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, với mức ý nghĩa 5% và với số liệu thu thập được, đề tài đủ cơ sở để kết luận rằng tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản ngân hàng i năm t-1 tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t.

- Biến bình phương tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản ngân hàng i năm t-1 (LA2i, t-i) có tác động cùng chiều (0.095) với tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, với mức ý nghĩa 5% và với số liệu thu thập được, đề tài đủ cơ sở để kết luận rằng bình phương tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản ngân hàng i năm t-1 tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi ngân hàng i năm t.

Kết quả phân tích trên cho thấy, có một mối quan hệ phi tuyến giữa biến tỷ lệ tài sản thanh khoản (LA) và lợi nhuận của ngân hàng (được đánh giá thông qua chỉ số tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản - ROA). Theo đó, khi tăng tỷ lệ tài sản thanh khoản thì lợi nhuận của ngân hàng giảm, khi tài sản có tính thanh khoản tăng đến mức độ nhất định (mức LA i,t-1 đạt cực trị), việc gia tăng thêm tỷ lệ tài sản thanh khoản sẽ làm lợi nhuận ngân hàng được cải thiện. Kết quả này thể hiện có một sự xung đột tồn tại trong kinh doanh của các ngân hàng giữa việc nắm giữ tài sản thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng. Điều này có thể được lý giải dựa vào thực tiễn tại Việt Nam như sau:

Giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn khủng hoảng tồn cầu, nền kinh tế do đó cũng gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ này. Trong giai đoạn này, lạm phát của Việt Nam thường ở mức cao, năm 2008, 2010 và 2011 lần lượt là 22,97%, 11,75% và 18,13%. Trong điều kiện này, NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ thơng qua các công cụ lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,... gây áp lực gia tăng thanh khoản lên các ngân hàng trong giai đoạn này. Do dó, các ngân hàng tăng cường thu hút nguồn vốn để cải thiện tình hình thanh khoản, bằng việc tăng lãi suất huy động từ dân cư hay vay vốn trên thị trường liên ngân hàng,… Tuy nhiên, những khó khăn trong sản xuất kinh doanh từ các doanh nghiệp do nền kinh tế chưa phục hồi, doanh nghiệp thu hẹp quy mô hoạt động; hay lãi suất cho vay tăng cao nên các doanh nghiệp cũng khó tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng,... Hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng giảm sút, trong khi đó, nguồn thu nhập của đa phần các ngân hàng chủ yếu lại từ nguồn thu của hoạt động tín dụng, do đó làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng suy giảm. Sau nhiều nỗ lực từ phía NHNN và bản thân các NHTM, thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện. Khi tài sản thanh khoản tăng đến mức độ nhất định, vì thanh khoản dư thừa và lợi nhuận suy giảm, các ngân hàng có xu hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trở lại để cải thiện tình hình hoạt động của mình, nhằm gia tăng lợi nhuận.

Như vậy, nhóm biến tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản và bình phương tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản tác động khá mạnh (sau tỷ lệ tăng trưởng GDP) đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng dựa trên kết quả có được từ mơ hình này. Như vậy, khi thị trường vốn khơng q khó khăn, các ngân hàng chỉ cần giữ một lượng thấp các tài sản có tính thanh khoản để tối đa hoá lợi nhuận. Ngược lại, trong giai đoạn thanh khoản ngân hàng thiếu hụt, các ngân hàng nên tăng tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản, vì lúc này, việc đảm bảo an toàn hệ thống cần được ưu tiên hàng đầu, có như vậy mới giúp ngân hàng ổn định trong hoạt động, từ đó góp phần cải thiện lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w