Tỷ lệ tài sản thanh khoản 2008-2012

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39)

40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Nhóm 1 22.28% 20.71% 20.77% 20.50% 18.74% Nhóm 2 33.86% 27.33% 27.55% 28.55% 29.08% Nhóm 3 25.13% 25.60% 25.62% 25.49% 24.96%

(Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC các ngân hàng)

Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, những ước lượng mà các ngân hàng thiết lập chỉ mang tính chất tương đối, và liệu điều đó có đủ sức để các ngân hàng ứng phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Điều này có thể nhận thấy thơng qua việc các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng việc tăng lãi suất huy động những năm 2008, 2010 và 2011 để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn của mình khi thị trường có những biến động. Đó là thời điểm các ngân hàng lộ rõ điểm yếu về thanh khoản của mình trước khả năng ứng biến với những thay đổi từ chính sách tiền tệ của NHNN.

Mặt khác, trong cơ cấu danh mục tài sản thanh khoản của các NHTM Việt Nam, các loại chứng khốn có tính thanh khoản một mặt tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, mặt khác các ngân hàng khi gặp vấn đề về thanh khoản cũng có thể thực hiện mua bán trên thị trường để giải toả nhu cầu về nguồn vốn tức thì của mình. Trong giai đoạn 2008- 2012, chỉ số chứng khoán thanh khoản trên tổng tài sản của các ngân hàng ở nhóm 1 thường xun duy trì ở mức cao hơn hai nhóm cịn lại, cao nhất đạt 15,54% (2008); và nhóm 3 là nhóm có chỉ số này thấp hơn hai nhóm cịn lại. Tuy nhiên, trong 2 năm 2011 và 2012 thì tỷ lệ này đã được cải thiện và đồng đều giữa các nhóm ngân hàng với nhau nhưng lại có chiều hướng suy giảm. Thực tế này là do thị trường chứng khốn là thị

Hình 2.4: Chỉ số chứng khốn thanh khoản 2008-2012 18.00% 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00%

trường đem lại lợi nhuận kèm theo rủi ro cao. Do đó, khi thị trường chứng khốn có những biến động mạnh vào năm 2011 và 2012, tính thanh khoản của các chứng khốn đầu tư kém đi, các NHTM có xu hướng giảm tỷ lệ nắm giữ chứng khoán trong danh mục tài sản, đồng thời chuyển sang kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn trong giai đoạn này, đó là thị trường vàng.

2008 2009 2010 2011 2012

Nhóm 1 15.54% 13.01% 12.03% 7.21% 10.46%

Nhóm 2 8.13% 5.99% 7.40% 10.44% 12.42%

Nhóm 3 5.18% 5.25% 10.47% 11.51% 10.95%

(Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC các ngân hàng)

Thêm vào đó, tỷ lệ nắm giữ các loại giấy tờ có giá do nhà nước phát hành (như trái phiếu chính phủ, NHNN, kho bạc nhà nước) cũng chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, các ngân hàng chủ yếu là mua theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước để đảm bảo tỷ lệ giấy tờ có giá. Trong khi đó, đây được xem là loại tài sản có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng thực hiện tái chiết khấu tại NHNN khi các ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản. Tỷ lệ này khơng có sự đồng đều giữa các ngân hàng và bản thân các ngân hàng cũng không giữ tỷ lệ này ổn định qua các năm. Khi có nhu cầu về thanh khoản, các ngân hàng có tỷ lệ này cao (như: ACB, Sacombank, ABB,…) có thể tận dụng nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá tại tại NHNN để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, trước khi phải vay mượn trên thị trường liên ngân hàng; nhờ đó, các

Hình 2.5: Tỷ lệ nắm giữ GTCG do NN phát hành của một số NHTM 25% 20% 15% 2010 2011 2012 10% 5% 0%

Hình 2.6: Lãi suất cơ bản năm 2008-2010

15.00% 14.00% 13.00% 12.00% 12.00% 11.00% 10.00% 10.00% 9.00% 8.00% 8.75% 8.50% 8.25% 7.00% 5.00% 0.00%

ngân hàng này vừa chủ động hơn về nguồn vốn huy động, vừa tiết kiệm chi phí hơn do được hưởng mức lãi suất tốt hơn thông qua nghiệp vụ này của NHNN.

(Nguồn: Tổng hợp và tính tốn của tác giả từ thuyết minh BCTC của các NHTM)

2.2.1.2. Lãi suất diễn biến phức tạp

Năm 2008, thị trường trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá,… Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt nửa đầu năm và chuyển dần sang nới lỏng một các cẩn trọng những tháng cuối năm. Tính chung cả năm, NHNN đã ba lần tăng và năm lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu cũng được điều chỉnh tương ứng.

Việc cạnh tranh lãi suất huy động của các ngân hàng trở nên gay gắt khi NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất, phát hành tín phiếu bắt buộc, đã làm ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng có quy mơ nhỏ. Biểu hiện của vấn đề này chính là việc các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, phát triển nhiều sản phẩm huy vốn mới, áp dụng nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn, tăng thời gian giao dịch để huy động vốn,… Có trường hợp, lãi suất huy động trong dân cư lên tới 19%/năm (SeABank). Sau nhiều cuộc họp của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng và sự can thiệp của NHNN như quy định trần lãi suất huy động, cấm các hình thức khuyến mãi làm tăng trần lãi suất,… thì lãi suất huy động những tháng cuối năm 2008 đã được đưa về quanh mốc 9%/năm và tương đối ổn định trong suốt năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2010, việc Techcombank vượt trần lãi suất huy động đã một lần nữa làm gia tăng sự cạnh tranh về lãi suất huy động giữa các NHTM. Thực trạng này đã làm cho thị trường huy động vốn có những lúc trở nên căng thẳng. Các ngân hàng tìm mọi cách thu hút nguồn vốn huy động từ khách hàng là tổ chức và dân cư thơng qua chính sách lãi suất. Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của lạm phát, việc huy động vốn của các ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn. Năm 2008, tỷ lệ lạm phát trung bình của năm là 22.97%, mức lạm phát ở thực phẩm đã lên đến 40%. Khi lạm phát tăng cao, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tăng, nhưng mức lãi suất khách hàng nhận được chưa thể ngang bằng với tốc độ trượt giá, do đó người gửi tiền sẽ bị thiệt hại do lãi suất thực âm; thêm vào đó, tâm lý người dân lo ngại trước việc lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, nên họ có xu hướng chuyển dịch qua các kênh đầu tư an toàn và ổn định hơn như vàng hay ngoại tệ thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng. Từ đó dịng vốn chảy vào ngân hàng khơng được như mong đợi. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất huy động lên quá cao cũng thể hiện sự thiếu hụt nguồn vốn của ngân hàng, một bộ phận khách hàng do đó khơng tin tưởng vào khả năng thanh toán của các ngân hàng có quy mơ nhỏ, họ chọn gửi tiền vào những ngân hàng lớn, có uy tín hơn để đảm bảo an tồn cho khoản tiền gửi của mình. Nhìn vào hình 2.7, có thể thấy

Hình 2.7: Tăng trưởng HĐV trong các năm 2008-201240.00% 40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 2008 2009 2010 2011 2012

rằng, tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn trung bình của các ngân hàng thuộc nhóm 2 cao hơn các nhóm cịn lại trong giai đoạn 2009-2011. Điều này có thể lý giải phần nào cho nhận định trên, khi người dân chọn gửi tiền vào các ngân hàng thuộc nhóm 2, đây là các ngân hàng vừa có uy tín, vừa có lãi suất cạnh tranh so với các NHTM thuộc nhóm 1 và nhóm 3. Như vậy, tình hình thanh khoản của các ngân hàng cũng không thực sự được cải thiện đáng kể trong trường hợp này, nhất là đối với những ngân hàng quy mơ nhỏ.

(Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC của các NHTM)

Một khi việc huy động vốn từ khu vực dân cư gặp khó khăn, khơng đáp ứng đủ nhu cầu về vốn, các ngân hàng buộc phải thực hiện vay vốn trên thị trường liên ngân hàng để duy trì thanh khoản. Những ngân hàng có quy mơ vốn lớn, khơng lâm vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản sẽ thực hiện nghiệp vụ cho vay trên thị trường này. Việc thiếu hụt vốn trong những năm khủng hoảng thanh khoản như vậy cũng đã làm cho lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có thời điểm lên đến 43%/năm (2008). Tháng 10/2011, khi NHNN áp trần lãi suất 14%/năm cho tiền gửi có kỳ hạn và 6%/năm cho tiền gửi khơng kỳ hạn, các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường 1 do phải nghiêm túc thực hiện các quy định về trần lãi suất

Hình 2.8: Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-201237.53% 37.53% 31.19% 23.38% 14.45% 8.91% 2008 2009 2010 2011 2012

của NHNN. Thêm vào đó, lãi suất tái chiết khấu là 13%/năm và lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh từ 14%/năm lên 15%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm lên 16%/năm. Lượng giấy tờ có giá để có thể cầm cố, tái chiết khấu của các ngân hàng hạn chế. Trong khi đó, các ngân hàng cũng khơng dễ tiếp cận được nguồn vốn qua hình thức tái cấp vốn của NHNN vì muốn được tái cấp vốn, ngân hàng cần cam kết giảm dư nợ, mà điều này không dễ thực hiện tức thời được. Do đó, các ngân hàng buộc phải thực hện vay vốn trên thị trường 2 để có thể cải thiện tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời của mình. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vì vậy tăng cao trong giai đoạn này, có thời điểm con số này lên tới trên dưới 16%/năm cho lãi suất vay qua đêm, 18%/năm cho kỳ hạn một tuần và đỉnh điểm là trên 30%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Chính việc lãi suất liên ngân hàng tăng cao lại phản ánh trở lại tình trạng căng thẳng thanh khoản của các ngân hàng trong giai đoạn này.

2.2.1.3. Tăng trưởng tín dụng cao

Sự gia tăng mạnh mẽ của lãi suất huy động cũng đã kéo theo lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng, các ngân hàng cũng cẩn trọng hơn trong việc cấp tín dụng đối với các nghiệp vụ này. Tăng trưởng tín dụng năm 2008 chỉ đạt con số 23,38%.

Tuy nhiên, vì huy động với lãi suất đầu vào quá cao, các ngân hàng cũng cần tìm đầu ra cho nguồn vốn của mình. Các gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ năm 2009 được triển khai đã giúp một lượng lớn doanh nghiệp có vốn rẻ để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là cơ hội cho các ngân hàng tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 tăng trở lại, đạt 37.53% và duy trì tương đối ổn định trong năm 2010 (31,19%). Quy mơ tín dụng tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng kém đi do quá theo đuổi mục tiêu tăng trưởng mà không quan tâm đúng mức trong khâu kiểm sốt sẽ rất nguy hiểm vì nợ xấu ln tiềm ẩn khi tăng trưởng tín dụng tăng cao. Do đó, để tăng trưởng tín dụng mà vẫn đảm bảo an tồn trong hoạt động, ngành ngân hàng phải cân đối được các yếu tố: không làm tăng nợ xấu, khơng làm suy giảm chất lượng tín dụng, trong mục tiêu chung là tín dụng tăng trưởng hài hồ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù từ năm 2011, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ ở mức 7%/năm, tăng trưởng tín dụng tồn ngành chỉ đạt 14,45%, nhưng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng lại có xu hướng tăng dần qua các năm. Tốc độ gia tăng nợ xấu ở mức đáng báo động khi chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012 đã tăng tới 66% so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 9/2012 là 8,82% trên tổng dư nợ7. Trong đó, nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu.

Hình 2.9: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giai đoạn 2008- QIII/2012

Theo báo cáo của các NH Theo cơ quan thanh tra NN 8.82% 4.50% 3.50% 3.20% 2.50% 2.20% 2008 2009 2010 2011 QIII/2012

(Nguồn: Báo cáo cập nhật ngành Ngân hàng quý III/2012 của Công ty TNHH chứng khốn Vietcombank)

Nếu khơng giải quyết nợ xấu thì nguồn vốn của các các ngân hàng khó có thể đáp ứng cho nhu cầu vay mới dù lãi suất đã hạ. Cụ thể là năm 2012, mặc dù thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện, lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3%/năm-8%/năm, lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm theo chỉ đạo của NHNN8, song tăng trưởng tín dụng của toàn ngành chỉ đạt tỷ lệ 8.91%. Khi các ngân hàng xiết chặt việc cho vay dẫn đến tình trạng nền kinh tế thiếu thanh khoản, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng chiếm dụng vốn lẫn nhau, dẫn đến mất khả năng thanh toán, nhiều doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ phá sản và cuối cùng lại đẩy gánh nặng nợ xấu về phía ngân hàng. Trước tình hình nợ xấu gia tăng, các ngân hàng khi đó sẽ lại rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản do khơng thu hồi được nợ. Do đó, lúc này, các ngân hàng cần đẩy nhanh thu hồi, cơ cấu lại, bán các khoản nợ quá hạn và giải chấp tài sản đảm bảo nhằm huy động vốn.

2.2.1.4. Tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động cao

Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài

8 10 sự kiện tài chính – ngân hàng nổi bật năm 2012. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/10-su-kien-tai-chinh- ngan-hang-noi-bat-nam-2012-20121217012648105ca34.chn

sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng9.

Theo quy định của NHNN tại thông tư 13/2010 TT-NHNN, mức cho vay tối đa là 80% so với tổng vốn huy động của các NHTM. Tháng 9/2011, NHNN đã bãi bỏ quy định về giới hạn này tại thông tư 22/2011/TT-NHNN.

Ở một số nước trên thế giới, tỷ lệ cho vay/huy động vốn được các quốc gia quy định vào khoảng 75% (Trung Quốc, Philippine), hay như Indonesia tỷ lệ này được quy định trong khoảng từ 75%-102%10. Tại Việt Nam, tỷ lệ này ở các ngân hàng vẫn còn khá cao, khoảng 95% (2008), 105% (2009), 101% (2012)11, riêng các nhóm ngân hàng dao động quanh mức 75% (nhóm 1), 90% (nhóm 2) và 112% (nhóm 3)12.

Các ngân hàng có tỷ lệ này cao, khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản càng cao, vì các khoản cho vay được xem là kém thanh khoản nhất. Trong trường hợp có nhu cầu về vốn đột xuất, các ngân hàng phải thu hồi nợ, hoặc giảm bớt các khoản vay mới. Tuy nhiên, khi xét tỷ lệ này, cũng cần chú ý đến cơ cấu kỳ hạn của các các khoản cho vay và huy động của ngân hàng. Vì nếu các khoản cho vay chủ yếu là ngắn hạn, thì việc thu hồi nợ để đáp ứng thanh khoản là dễ dàng hơn so với các khoản cho vay dài hạn. Tương tự như vậy, các khoản mục tiền gửi có kỳ hạn dài sẽ có tính ổn định hơn, do đó rủi ro từ việc rút tiền cũng sẽ ít hơn.

2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2012 Việt Nam giai đoạn 2008-2012

2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Để thực hiện chức năng ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ, NHNN sẽ thực hiện thơng qua ba cơng cụ nghiệp vụ chính: Nghiệp vụ thị trường mở, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các NHTM.

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w