Tỷ lệ ROE các nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 62)

25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00%

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa ROA của các nhóm ngân hàng. Các ngân hàng TMCP có chỉ số này trung bình cao hơn nhóm các ngân hàng có sự chi phối của nhà nước, đặc biệt là sự vượt trội của nhóm 2, nhóm 5 NHTMCP lớn. Điều này phần nào cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các NH TMCP tốt hơn nhóm cịn lại. Về lý thuyết, giá trị tài sản cố định càng cao thì tài sản sinh lời càng thấp và ngược lại. Trong cơ cấu tài sản của các ngân hàng ở nhóm 1, là các ngân hàng thương mại có sự chi phối của nhà nước, với quy mô vốn và tài sản lớn, các ngân hàng này hiện nằm giữ nhiều tài sản lớn như nhà cửa, đất đai và các bất động sản khác. Nếu các tài sản này được đánh giá đúng với giá trị thực của nó, thì tài sản sinh lời của các ngân hàng thuộc nhóm 1 sẽ bị giảm sút đáng kể.

Xét trên khía cạnh cổ đơng, ROE sẽ đo lường thu nhập mà các cổ đông nhận được khi đầu tư vốn vào ngân hàng.

2008 2009 2010 2011 2012

Nhóm 1 13.65% 17.74% 16.50% 14.83% 11.82%

Nhóm 2 18.31% 19.37% 19.04% 21.89% 10.44%

Nhóm 3 7.45% 12.02% 12.42% 9.75% 5.60%

(Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên BCTC của các NHTM)

Trong giai đoạn 2008-2011, các ngân hàng ở nhóm 2 vẫn đạt tỷ lệ này cao nhất, nhưng có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm 3 và hai nhóm cịn lại. Để giải thích cho điều này, ta cần xét đến mối quan hệ giữa ROA và ROE. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản mà ngân hàng nắm

Nhóm 119.1510219.9766215.4429114.0305612.50329 Nhóm 36.6431458.7534698.2407018.337337.661411

giữ và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. ROE sẽ tăng nếu hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng tăng và/hoặc tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng trong tổng nguồn vốn giảm. Mối quan hệ này cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản, sử dụng nhiều nợ hơn hoặc nhiều vốn chủ sỡ hữu hơn. Do đó, một ngân hàng có ROA thấp có thể đạt được ROE cao thơng qua việc sử dụng nhiều địn bẩy tài chính và sử dụng tối thiểu vốn chủ sỡ hữu.

Tính tốn tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này, thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng mà tác giả thu thập được, các ngân hàng ở nhóm 1 có xu hướng thích sử dụng địn bẫy tài chính để tài trợ cho hạt động của mình hơn là các ngân hàng ở hai nhóm cịn lại. Các ngân hàng sử dụng địn bẩy tài chính cao sẽ gặp rủi ro hơn trong hoạt động, nhưng bù lại các cổ đông cũng sẽ nhận được mức lợi nhuận tương xứng với mức độ rủi ro đó. Điều đó thể hiện sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động của NHTM.

Bảng 2.3: Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012

2008 2009 2010 2011 2012

Nhóm 2 8.246942 9.602526 12.0726 13.47787 11.47002

(Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC của các NHTM)

Những chỉ số tài chính trên đây phần nào cho thấy bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 đã có những dấu hiệu khựng lại sau những năm kinh tế tăng trưởng mạnh, đặc biệt là trong 2 năm 2008 và 2012, những năm khủng hoảng sâu của nền kinh tế thế giới, và Việt Nam cũng gặp khơng ít khó khăn trong hai năm này.

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2012: giai đoạn 2008-2012:

Năm 2007, ngành ngân hàng đạt được những kết quả ấn tượng về kết quả kinh doanh, thì từ năm 2008 trở đi, đã có nhiều diễn biến phức tạp trên thị trường ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình chung của cả hệ thống ngân hàng. Những biến động của lãi suất trên thị trường khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thơng qua cơng cụ lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái,… đã đẩy các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản, đây cũng là nguyên nhân gây ra diễn biến phức tạp về lãi suất huy động của các NHTM thời gian này. Để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt thanh khoản, một số ngân hàng đã phải tìm đến thị trường liên ngân hàng. Chính điều này phần nào đã tác động đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng, lợi nhuận các ngân hàng do đó cũng được phân hóa một cách rõ rệt. Những ngân hàng có quy mơ vốn lớn, có vốn khả dụng dồi dào đóng vai trị là người cho vay và thu lợi lớn trên thị trường này (như VCB, ACB, EIB,...). Nhưng đó chỉ là cơ hội dành cho số ít, phần lớn các ngân hàng đều phải chịu chi phí huy động vốn cao. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng một số lĩnh vực như bất động sản, chứng khốn bị thu hẹp, đầu tư tài chính khó khăn, lợi nhuận các ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Điển hình như năm 2008, đây là năm ghi nhận lãi suất huy động có thời điểm lên đến 19%/năm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng chạm mốc 43%/năm. Lần đầu tiên trong khoảng 5 năm trước đó, nhiều thành viên buộc phải điều chỉnh mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm, nhưng vẫn không đạt được con số như mong đợi; ví dụ như trường hợp của Sacombank, ngân hàng này đã điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận từ 2.000 tỷ đồng xuống còn 1.500 tỷ đồng, nhưng đến cuối năm 2008, con số này chỉ dừng lại ở mức 1.200 tỷ đồng, thấp hơn con số đạt được của năm 2007 (1.398 tỷ đồng). Đa phần các ngân hàng đều chuyển từ chiến lược tăng tốc nhanh sang thận trọng, ổn định; yếu tố an tồn, tăng cường cơng tác quản trị được đặt lên trên hết.

Ngoài ra, trong bối cảnh lãi suất tăng cao những tháng đầu năm 2008, giá trái phiếu khi đó giảm sâu, một số ngân hàng có vốn khả dụng cao mua được trái phiếu giá rẻ, lợi suất lên tới 24%/năm; khi lãi suất thị trường vào những tháng cuối năm giảm dần

xuống còn 10%/năm, những ngân hàng nắm giữ số trái phiếu này cũng thu được một khoản lợi nhuận tương đối.

 Cơ cấu thu nhập đóng góp vào lợi nhuận

Cơ cấu thu nhập đóng góp vào lợi nhuận cũng là một yếu tố quan trọng. Những ngân hàng quá phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng sẽ gặp phải khó khăn trong những năm tăng trưởng tín dụng kém. Bên cạnh đó, trong các nghiệp vụ của NHTM, thì nghiệp vụ tín dụng gặp nhiều rủi ro hơn các nghiệp vụ khác. Nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng như thanh tốn, ngân quỹ,… có độ ổn định và an tồn cao hơn. Hầu hết ngân hàng TMCP nhỏ có thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm từ 60%-70% trong tổng cơ cấu. Trong khi đó, một số các ngân hàng thuộc nhóm 1 và 2 khơng q phụ thuộc vào tín dụng mà chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng (như VCB, ACB, EIB), do đó, họ dựa vào các thế mạnh khác ngồi tín dụng, lợi nhuận họ thu được từ đóng góp của các khoản thu nhập ngoài lãi cho vay chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu nguồn thu. Theo báo cáo của các ngân hàng, cơ cấu nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ACB chỉ 20%, 26% thu từ phí dịch vụ, 25% từ chứng khốn, 4% từ hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, 25% ngân quỹ và đầu tư; các ngân hàng như Vietcombank, Eximbank có nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng trên 50%,… Nhìn vào kết quả kinh doanh của những ngân hàng này trong giai đoạn nghiên cứu, lợi nhuận sau thuế của họ liên tục tăng ổn định qua các năm, mặc dù đây là giai đoạn hoạt động tín dụng gặp phải khơng ít khó khăn. Nguyên nhân mà Vietcombank và Eximbank có thể duy trì ổn định lợi nhuận là do hai ngân hàng này có thế mạnh lớn trong thanh tốn xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. Với trường hợp của NHTMCP Dầu khí tồn cầu, trong tổng số lợi nhuận 174 tỷ đồng năm 2009 (tăng gấp đôi so với năm 2008), nguồn thu từ tín dụng chỉ đóng góp 30% trong hoạt động ngân hàng, 70% còn lại thu từ kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư trái phiếu, chứng

khoán,…13 Ngược lại, những NHTMCP có nguồn thu chủ yếu từ tín dụng như NHTMCP Hàng Hải, NHTMCP Quốc Tế, NHTMCP Phương Nam, NHTMCP Sài Gịn Cơng Thương, … kết quả kinh doanh của các ngân hàng này có sự sụt giảm đáng kể trong năm 2011, đây là năm mà tăng trưởng tín dụng rất thấp (14,45%) so với thời kỳ trước đó. Tuy nhiên, cũng khơng thể phủ nhận rằng, nguồn thu từ hoạt động tín dụng đã góp phần đem lại nguồn thu lớn vào kết quả kinh doanh một số ngân hàng, như trường hợp của Vietinbank năm 2010 có 85% nguồn thu từ hoạt động tín dụng trong 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này lại một lần nữa củng cố quan điểm về sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.

 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ gia tăng

Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong những năm gần đây chủ yếu là do chất lượng tín dụng suy giảm. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, có thể kể đến như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng cầu chậm lại từ năm 2011, tiêu dùng cá nhân chậm, tỷ số hàng tồn kho tại các doanh nghiệp tăng, năng lực tài chính của các doanh nghiệp yếu, các TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế,…

Theo báo cáo của cơ quan thanh tra giám sát NHNN, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2012 là 8,82% trên tổng dư nợ (tỷ lệ này do các TCTD báo cáo là 4,5%), trong khi con số này giai đoạn 2008-2010 chỉ giao động quanh mức 2%-3%. Nợ xấu tập trung ở nhóm các NHTM, chiếm 95,5% tổng nợ xấu của các TCTD trong nước (NHTMNN chiếm 50,5%). Một phần lý do của việc các NHTMNN có tỷ lệ nợ xấu cao là vì các ngân hàng này thường có một nhóm khách hàng lớn là các doanh nghiệp nhà nước. Với nhóm khách hàng này, thường các ngân hàng sẽ có chính sách ưu tiên các khoản tín dụng trung và dài hạn về số lượng, thời hạn, điều kiện đảm bảo, phương thức trả lãi,…

13 An Hạ, 2010. Lợi nhuận ngân hàng khơng nhìn từ tín dụng. <http://dantri.com.vn/kinh-doanh/loi-nhuan-ngan- hang-khong-nhin-tu-tin-dung-373583.htm>

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w