Rủi ro pháp lý

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tai ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina- chi nhánh hà nội (Trang 53)

- Nhờ thu phiếu trơn ( clean collection):

Rủi ro pháp lý

Rủi ro này thường xuất hiện khi có sự tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên. Khi đó một vấn đề đặt ra là tòa án nước nào sẽ thụ lý vụ án và xử lý trên cơ sở luật pháp của nước nào. Cho dù hợp đồng ngoại thương đã đề cập vấn đề này nhưng không phải là không phức tạp.

Nguyên nhân sâu xa của loại rủi ro này là môi trường pháp lý và luật pháp của các nước khác nhau. Trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ thì UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hàng lang pháp lý cho giao dịch L/C của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của từng nước lại rất khác nhau. Luật quốc gia thường được tôn trọng

và ít khi đối đầu với thông lệ quốc tế, nhưng không phải không có mâu thuẫn.

Một trong những bài học kinh nghiệm mà Ngân hàng IVB gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ liên quan đến vấn đề luật quốc gia xung đột với UCP

Tình huống 5: Công ty Thiên Hưng yêu cầu IVB phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá EUR40,000 mặt hàng máy móc thiết bị, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi nhận bộ chứng từ, IVB kiểm tra và xác định chứng từ hợp lệ nên thông báo công ty Thiên Hưng nộp tiền để nhận chứng từ. Tuy nhiên, khi công ty Thiên Hưng làm thủ tục nhận hàng thì Hải Quan từ chối cho công ty Thiên Hưng nhận hàng và phạt 10 triệu đồng vì lý do giấy chứng nhận xuất xứ viết tay chứ không in sẵn hay đánh máy. Công ty Thiên Hưng đã đề nghị IVB giải thích “IVB thông báo chứng từ hợp lệ nhưng công ty không được nhận hàng?”. IVB cũng giải thích trong UCP600 và ISBP681 không có điều khoản quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay nên không chịu trách nhiệm về việc công ty không nhận được hàng. Tuy nhiên, để công ty Thiên Hưng có thể nhận hàng, IVB đã gửi điện cho ngân hàng người bán ở Ý đề nghị gửi lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác và VPBank sẽ gửi trả lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ cũ vì không thể làm thủ tục Hải Quan. Mười ngày sau IVB mới nhận được bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác để công ty Thiên Hưng đi nhận hàng.

Nguyên nhân: UCP vẫn chỉ là tập quán quốc tế và không thể vượt lên trên luật quốc gia. Bởi vì theo công văn 1690 hướng dẫn của Tổng cục Hải Quan không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay. IVB không có thông tin Tổng cục Hải Quan có công văn quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay.

Kết quả: Công ty Thiên Hưng nhận hàng chậm 15 ngày so với kế hoạch sản

xuất. IVB tốn chi phí gửi trả lại giấy chứng nhận xuất xứ cho ngân hàng xuất

trình và có thêm bài học kinh nghiệm bộ chứng từ được lập phù hợp với thư tín dụng nhưng chưa chắn đã phù hợp với luật trong nước.

 Rủi ro chính trị

vận của Mỹ, mọi khoản thanh toán bằng đồng USD qua hệ thống thanh toán bù trừ tại Mỹ cho những người hưởng có tên nằm trong danh sách cấm vận đều bị phong toả tại Mỹ. IVB khi thực hiện lệnh thanh toán số tiền USD13,000 theo đề nghị của khách hàng trong nước cho 13 người du lịch thăm dò thị trường Iran đã gặp sơ suất khi nêu tên Iran trong lệnh thanh toán. Giao dịch trên khi được thực hiện bù trừ tại Mỹ thông qua ngân hàng đại lý American Express Bank, New York đã bị phong toả vì hệ thống điện tử phát hiện ra từ “Iran”, là một nước bị Mỹ cấm vận. Kết quả:

Mặc dù IVB đã rất cố gắng liên hệ với các đối tác để tìm cách giải phóng số tiền bị phong toả, nhưng đều bị từ chối. Số tiền trên sẽ chỉ được trả lại cho IVB khi Iran không còn bị lệnh trừng phạt cấm vận của Mỹ.

2.3.1.2. Nghiên cứu đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế chính là tài sản, tiền bạc, mất đi cơ hội của các bên ngân hàng tham gia vào hoạt động thanh toán và của những cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tiến hành thanh toán qua ngân hàng.

Trong giai đoạn 2006-2010, đối tượng mà IVB tập trung phòng ngừa rủi ro nhất là tài sản và tiền bạc của ngân hàng. IVB chú trọng quan tâm đến rủi ro do lỗi tác nghiệp, lỗi kiểm tra chứng từ . Đây là rủi ro mang lại hậu quả lớn cho ngân hàng. Nếu như kiểm tra thấy chứng từ có lỗi, sẽ mang lại nguồn thu cho chi nhánh. Nhưng ngược lại, nếu như việc kiểm tra chứng từ không tốt, có thể gây nên những vụ kiện lớn, gây thiệt hại cho ngân hàng cả về tiền bạc, thời gian để theo kiện và uy tín của ngân hàng cũng bị suy giảm, làm mất đi nhiều bạn hàng. Nhờ có việc nghiên cứu kỹ lưỡng đối tượng gặp rủi ro, từ đó IVB Hà nội đưa ra được các biện pháp ngăn ngừa rủi ro và nếu rủi ro xảy ra thì thiệt hại thế nào là nhỏ nhất, nên tại IVB Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 không có tổn thất lớn về tài sản, lỗi kiểm tra chứng từ đã xảy ra nhưng nhờ việc nghiên cứu kỹ về đối tác nên IVB Hà Nội đã xử lý bằng thương lượng nên thiệt hại không lớn.

2.3.1.3. Lập bảng danh mục rủi ro

IVB Hà Nội đã thiết kế một bảng danh mục rủi ro nhằm liệt kê một cách có hệ thống những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động thanh toán quốc tế từ đó có kế hoạch theo dõi giám sát và có biện pháp phòng ngừa cũng như hạn chế rủi ro nếu xảy ra.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tai ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina- chi nhánh hà nội (Trang 53)