2.3.1.1.1.Rủi ro xuất phát từ các nhân viên thanh toán của IVB Hà Nội Rủi ro kỹ thuật

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tai ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina- chi nhánh hà nội (Trang 48)

- Nhờ thu phiếu trơn ( clean collection):

2.3.1.1.1.Rủi ro xuất phát từ các nhân viên thanh toán của IVB Hà Nội Rủi ro kỹ thuật

ro kỹ thuật

Trình độ cán bộ của IVB Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù IVB đã có một đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán có nhiều kinh nghiệm nhưng bên cạnh đó vẫn còn những cán bộ thiếu kiến thức cần thiết để thực hiện công việc khó khăn này. Cán bộ thanh toán còn thiếu những hiểu biết về luật pháp và những thông lệ quốc tế cũng như trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Phần lớn các cán bộ thanh toán đều thực hiện dựa vào kinh nghiệm và kiến thức sẵn có của bản thân do chưa có quy trình thanh toán cụ thể rõ ràng, vì vậy dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiện hoạt động như trong công tác kiểm tra chứng từ, chiết khấu cho khách hàng…

nhận được một chỉ dẫn thanh toán chuyển 50,000 EUR cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng BNP Parisbas ở Paris. Tuy nhiên, khi thực hiện lệnh chuyển tiền, do sơ suất trong việc kiểm tra ngân hàng giữ tài khoản, cán bộ thanh toán đã chuyển nhầm số tiền trên cho ngân hàng Banque de Paris tại Paris. Ba ngày sau, người chuyển tiền thông báo cho ngân hàng là người thụ hưởng vẫn chưa nhận được tiền thanh toán và đề nghị tra soát. Kiểm tra lại hồ sơ, phát hiện ra sự nhầm lẫn nói trên, IVB ngay lập tức yêu cầu ngân hàng Banque de Paris trả lại khoản tiền chuyển nhầm, đồng thời tạm thời sử dụng tiền của ngân hàng để trả cho người thụ hưởng theo đúng chỉ dẫn.

Kết quả: Phải mất một tuần, sau rất nhiều điện yêu cầu, Banque de Paris mới trả

lại khoản tiền chuyển nhầm của IVB sau khi đã trừ 100EUR phí dịch vụ. Chỉ do sơ suất trong khi thực hiện chỉ dẫn thanh toán, IVB đã phải chịu rủi ro lớn khi phải trả những chi phí phát sinh do việc trả nhầm và gây mất uy tín đối với khách hàng.

Khi IVB là NHPH:

Tình huống 2: Công ty Việt Ba yêu cầu IVB phát hành thư tín dụng chuyển nhượng trả ngay trị giá USD20,000 với điều kiện giao hàng CIF Hai Phong port, VietNam Incoterms 2000. Sau khi IVB phát hành thư tín dụng và thông báo cho ngân hàng của người bán thì nhận được thông báo từ ngân hàng thông báo là người bán không thể thực hiện giao hàng. Kế đó, công ty Việt Ba khiếu nại IVB khách hàng của họ vẫn chưa nhận được thông báo thư tín dụng nên chưa thể giao hàng. Sau khi IVB kiểm tra đơn đề nghị mở thư tín dụng và hợp đồng thì phát hiện sai tên người thụ hưởng. Bởi vì đây là hợp đồng ký tay ba nên người thụ hưởng trong thư tín dụng không phải là người bán ký kết hợp đồng và hợp đồng không thể hiện ngân hàng chuyển nhượng.

Nguyên nhân: Đối với hợp đồng mua bán trực tiếp thì người bán cũng là người thụ hưởng thư tín dụng nhưng đối với hợp đồng mua bán qua tay ba thì người bán và người thụ hưởng thư tín dụng khác nhau. Đây là sơ sót của nhân viên IVB chưa hiểu hợp đồng mua bán tay ba nên đã hướng dẫn khách hàng mở thư tín dụng sai tên người thụ hưởng.

Kết quả: Khách hàng bổ sung thêm ngân hàng chuyển nhượng trong hợp đồng. IVB phải sửa đổi thư tín dụng mà không được thu phí của khách hàng vì đây là lỗi của mình.

-Khi IVB là NHTB

Theo điều 7 UCP500 (điều 9 UCP 600) thì “ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C mà mình thông báo. Khi ngân hàng không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH không chậm trễ”. Đây là một trong những trách nhiệm rất quan trọng của NHTB. Thư tín dụng là cam kết trả tiền của NHPH. Dựa trên cam kết đó, nhà xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ chứng từ đòi tiền NHPH. Nếu thư tín dụng là giả mạo thì NHPH hoàn toàn không bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu không thể đòi tiền từ NHPH

- Thông báo L/C không đảm bảo tính chân thực bề ngoài (thư tín dụng giả) Thư tín dụng là cam kết trả tiền của NHPH. Dựa trên cam kết đó, nhà xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ chứng từ đòi tiền NHPH. Nếu thư tín dụng là giả mạo thì NHPH không bị ràng buộc gì vào cam kết và nhà xuất khẩu bị mất hàng mà không được thanh toán.

Tình huống 3 : Chi nhánh Ngân hàng IVB nhận được một L/C trị giá USD 1,057,000.00 phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Mỹ cho người hưởng lợi là công ty XNK gạo. Bức điện có mã khóa (testkey) với ngân hàng Bank of New York, Hongkong. Tuy nhiên, ngân hàng này thông báo là không cung cấp số testkey đó và đề nghị Ngân hàng IVB xác nhận lại với NHPH. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C để xuất hàng nên giục ngân hàng IVB thông báo L/C. Do không kiểm tra được tính xác thực của bức điện, Ngân hàng IVB đã từ chối thông báo L/C. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện ra người nhập khẩu là kẻ lừa đảo và rất may họ chưa giao hàng.

Đây là một bài học kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C và sửa đổi L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng. Trong bất cứ

hình thức giả mạo nào, cam kết của NHPH đều không có hiệu lực, và rủi ro đối với nhà xuất khẩu chắc chắn xảy ra nếu không phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, bằng các nghiệp vụ của mình, Ngân hàng IVB với vai trò là Ngân hàng thông báo phải có trách nhiệm kiểm tra tính chân thực bề ngoài của thư tín dụng để tránh sự giả mạo. Ngân hàng có thể kiểm tra tính chân thực thông qua chữ ký trên thư tín dụng (kiểm tra chữ ký ủy quyền nếu phát hành bằng thư), bằng mã khóa (testkey nếu phát hành bằng telex,…) hoặc bằng các mẫu điện đảm bảo tính xác thực (nếu phát hành bằng SWIFT). Nếu ngân hàng đã sử dụng các giải pháp nghiệp vụ nhưng không thể xác định được tính chân thực bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH và từ chối thông báo cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng không kiểm tra tính xác thực của L/C đã thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu giao hàng nhưng không đòi được tiền do L/C giả mạo, nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu NHTB phải bồi thường. Rủi ro của NHTB lúc này không chỉ cho chính lô hàng bị mất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngân hàng trong hoạt động TTQT.

- Không phát hiện ra và tư vấn cho khách hàng về những điều khoản bất lợi của thư tín dụng

Với vai trò là NHTB L/C, Ngân hàng IVB thường xuyên nhắc nhở khách hàng kiểm tra nội dung của L/C so với hợp đồng ngoại thương. Bởi vì, L/C được phát hành trên cơ sở nội dung của hợp đồng ngoai thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, tuy nhiên khi đã được phát hành, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Cam kết của NHPH dựa trên L/C, không liên quan đến hợp đồng kinh tế. Do vậy, nhà xuất khẩu phải đảm bảo rằng những điều khoản của L/C phản ánh trung thực trách nhiệm và quyền hạn của mình đã thỏa thuân trong hợp đồng. Nếu phát hiện ra những điều khoản bất lợi, mâu thuẫn với hợp đồng, những qui định không rõ ràng thì nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng sửa đổi L/C rồi mới giao hàng. Đây là một vấn đề đơn giản nhưng các khách hàng xuất khẩu của Ngân hàng IVB thường xuyên bỏ qua, cho đến khi giao hàng xong và xuất trình chứng từ để đòi tiền thì ngân hàng mới phát hiện ra bất đồng, do L/C qui định

không giống như hợp đồng đã ký. Thời điểm đó đã quá muộn để yêu cầu làm sửa đổi L/C và nhà xuất khẩu phải chấp nhận rủi ro khi đòi tiền bằng bộ chứng từ có bất đồng.

Tình huống 4 : Ngân hàng IVB nhận được một L/C qui định giá hàng hóa theo giá FOB (Free on Board) không bao gồm cước phí vận tải và bảo hiểm, nhưng lại yêu cầu vận đơn ghi “Freight prepaid” (cước phí đã trả) và xuất trình Chứng từ bảo hiểm. Đây là điểm bất lợi cho nhà nhập khẩu. Để lập được Chứng từ phù hợp với L/C, nhà nhập khẩu phải tự bỏ tiền ra để trả cước phí và mua bảo hiểm. Nếu không, bộ chứng từ sẽ bị bất đồng và từ chối thanh toán.

Để đảm bảo lợi ích cho khách hàng, IVB đã tư vấn cho khách hàng của mình thương lượng với khách hàng để sửa đổi L/C.

2.3.1.1.2. Các rủi ro xuất phát từ phía khách hàng của IVB Hà nội

Các khách hàng của IVB Hà Nội nói riêng và các nhà xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng đều chưa thực sự hiểu rõ vể các quy trình cũng như quy định trong các giao dịch thương mại quốc tế. Đặc biệt là khó khăn trong việc lập ra bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản và điều kiện của thư tín dụng khi mà bản thân lại chưa biết gì về nó. Trong thực tiễn thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng thư tín dụng, thanh toán viên ngân hàng đã gặp không ít trường hợp không thực hiện đúng thời hạn kiểm tra chứng từ hoặc buộc phải từ chối không thanh toán cho khách, lý do là người xuất khẩu tuy đã được nhắc nhở song vẫn không nộp chứng từ kịp thời hay lập bộ chứng từ không khớp với thư tín dụng như mô tả sai hoặc không đầy đủ về hàng hóa. Do đó, khách hàng là nguồn rủi ro khá lớn cho ngân hàng khi thực hiện hoạt động thanh toán xuất khẩu qua các phương thức thanh toán chuyển tiền, nhở thu và tín dụng chứng từ.

Đôi khi chính khách hàng là người gây ra các rủi ro, họ đã cố tình thông đồng với nhau để lừa ngân hàng, gây cho ngân hàng các rủi ro tín dụng, giảm uy tín của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng trước khi tiến hành hoạt động cần nghiên cứu kỹ

khách hàng của mình xem họ có đủ tư cách và khả năng thực hiện hoạt động xuất khẩu hay không nhằm tránh những rủi ro cho ngân hàng.

2.3.1.1.3. Các rủi ro xuất phát từ môi trường trong nước và quốc tế

Sự biến động của môi trường kinh tế, pháp lý và thị trường tài chính là nguyên nhân khá quan trọng gây ra rủi ro cho hoạt động thanh toán quốc tế của IVB Hà Nội. Các quy định của pháp luật áp dụng cho hoạt động thanh toán quốc tế có thế gây ra các tranh chấp, do đó mà rủi ro trong hoạt động thanh toán là không thể tránh khỏi.

Sự thay đổi kinh tế, chính trị của nước bạn hàng và môi trường kinh doanh quốc tế. Do liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau, hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị xã hội của các quốc gia. Một sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng như thay đổi về quy dịnh dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, phí xuất nhập cảnh, sự thay đổi lãnh đạo hay quan điểm của các Đảng phái sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thỏa thuận giữa các bên.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tai ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina- chi nhánh hà nội (Trang 48)